Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 1 đến 8

Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 1 đến 8

Bài dạy:

ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH

I. MỤC TIÊU

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT 1 ) .

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ ( BT2 )

- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó . ( BT 3 )

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1.

- Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong BT2.

- Tranh (ảnh) minh họa cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch (hoặc ảnh màu chiếc vòng ngọc-nếu có) giúp học sinh hiểu câu văn của BT3

- Tranh minh họa một cánh diều giống như dấu á.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 tuần 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1
Ngày soạn: 23 / 08 / 2010
Ngày dạy: 25 / 08 / 2010
Bài dạy:
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT 1 ) .
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ ( BT2 )
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó . ( BT 3 )
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1.
Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong BT2.
Tranh (ảnh) minh họa cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch (hoặc ảnh màu chiếc vòng ngọc-nếu có) giúp học sinh hiểu câu văn của BT3
Tranh minh họa một cánh diều giống như dấu á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ Tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ học bài đầu tiên của phần Luyện từ và câu. Các bài tập Luyện từ và câu trong chương trình sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ và biết nói thành câu, tiến tới nói và viết hay.
- Giờ Luyện từ và câu đầu tiên, chúng ta sẽ ôn tập về các từ chỉ sự vật và làm quen với biện pháp tu từ so sánh.
- GV ghi tựa bài lên bảng: Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh,
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Yêu cầu HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ sự vật có trong khổ thơ.
- GV nhận xét tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất. Yêu cầu HS làm sai chữa BT lại.
+ Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
- GV: Giới thiệu về so sánh: Trong cuộc sống hằng ngày khi nói đến một sự vật, sự việc nào đó, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản, ví dụ: Râu ông dài và bạc như cước; Bạn Thu cao hơn bạn Liên; Búp bê xinh như một đoá hoa hồng; Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp của các câu thơ, câu văn có dùng cách so sánh.
Làm bài mẫu
- Yêu cầu HS đọc lại câu thơ trong phần a.
- Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ trên.
- Hai bàn tay em được so sánh với gì?
- Theo em, vì sao hai bàn tay em bé lại được so sánh với hoa đầu cành?
- GV Kết luận: Trong câu thơ trên hai bàn tay em bé được so sánh với hoa đầu cành. Hai bàn tay em bé và hoa đầu cành đều rất đẹp, xinh.
- Gọi HS đọc câu:
 b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu á
d) Ơ, cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê,
 Hỏi rồi lắng nghe
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm các phần còn lại của bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài: GV chữa từng ý, khi chữa kết hợp hỏi HS để các em tìm nét tương đồng giữa hai hình ảnh được so sánh với nhau:
- Theo em, vì sao có thể nói mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch?
(Gợi ý: Biển và tấm thảm khổng lồ có gì giống nhau? Màu ngọc thạch là màu như thế nào? Màu đó có giống màu nước biển không?)
- Cho HS quan sát tranh hoặc chiếc diều thật giống như dấu á, sau đó hỏi: 
- Cánh diều này và dấu á có nét gì giống nhau?
+ Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác giả mới so sánh Cánh diều như dấu “á”.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát vành tai của nhau.
- Hỏi: Em thấy vành tai giống với gì?
- GV vẽ một dấu hỏi to lên bảng và cho HS quan sát lại.
+ Vì có hình dáng gần giống nhau nên tác giả đã so sánh dấu hỏi với vành tai nhỏ.
- Tuyên dương HS làm bài đúng, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở và kiểm tra bài cho nhau.
Bài 3
Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh.
- GV: Hai câu sau cùng nói về đôi bàn tay em bé:
- Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
- Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
Em thấy câu nào hay hơn, vì sao?
+ Vậy ta thấy, việc so sánh hai bàn tay em bé với hoa đầu cành đã làm cho câu thơ hay hơn, bàn tay em bé được gợi ra đẹp hơn, xinh hơn so với cách nói thông thường: Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
Làm bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào?
- Động viên HS phát biểu ý kiến.
- Kết luận: Mỗi hình ảnh so sánh trên có một nét đẹp riêng. Các con cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày. Các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng đó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp.
4. Củng cố.
 - Hỏi tựa bài học.
- Gọi HS tìm những vật xung quanh để so sánh
- Yêu cầu HS đọc lại từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học.
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà xem lại toàn bộ bài học
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập nếu chưa làm xong và chuẩn bị bài tiếp theo: Mở rộng vốn từ thiếu nhi – Ôn tập câu ai là gì ?
- HS hát vui
- HS nghe giới thiệu bài.
- HS nhắc tựa bài: Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh,
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau.
- 4hs làm bài theo yêu cầu của GV lớp làm vào vở bài tập
 Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
- HS nhận xét bài bạn
- HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
- Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
- Vì hai bàn tay em bé thật nhỏ xinh, đẹp như những bông hoa đầu cành.
- HS nhận xét
- HS đọc: 
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu á
d) Ơ, cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê,
 Hỏi rồi lắng nghe
- 3 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào VBT
b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c) Cánh diều được so sánh với dấu á.
d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- HS nhận xét
- Mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Màu ngọc thạch là màu xanh gần như nước biển. Vì thế mới so sánh mặt biển sáng như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
- Cánh diều và dấu á có cùng hình dáng, hai đầu đều cong cong lên.
- 2, 3 HS cùng lên bảng vẻ to dấu á.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Vành tai giống với dấu hỏi.
- HS quan sát
- HS chữa bài.
- Trả lời: Câu thơ “Hai bàn tay em. Như hoa đầu cành” hay hơn vì hai bàn tay em bé được nói đến không chỉ đẹp mà còn đẹp như hoa.
- HS đọc yêu cầu: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ riêng của từng em.
- HS trả lời.
- HS tìm vật so sánh
- Học sinh lắng nghe 
- HS đọc
- HS nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm cho tiết sau.
- HS nghe dặn dò.
=========T]T========
TUẦN 2
TIẾT 2
Ngày soạn: 30 / 08 / 2010
Ngày dạy: 01 / 09 / 2010
Bài dạy:
MỞ RỘNG VỐN TỪ :THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I- MỤC TIÊU
- Tìm được 1 vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1 
- Tìm hiểu được các bộ phận câu trả lời câu hỏi ( Cái gì , con gì ) ? là gì ? ( BT2 ) .
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm ( BT3) .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
- Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở BT2, BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ
- GV treo bảng phụ có ghi:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
- GV gọi 2 HS lên bảng gạch dưới từ được so sánh.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ thiếu nhi – Ôn tập câu ai là gì ?
- Gọi HS nhắc lại tựa bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1
Tổ chức trò chơi Thi tìm từ nhanh:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc bài mẫu.
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Chia bảng lớp thành 3 phần theo nội dung a, b, c của bài tập.
- Phổ biến cách chơi: Các em trong đội tiếp nối nhau lên bảng ghi từ của mình vào phần bảng của đội mình. Mỗi em chỉ ghi một từ, sau đó chuyền phấn cho bạn khác lên ghi. Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều từ đúng nhất là đội thắng cuộc.
- GV cho các đội tiến hành chơi
- GV nhận xét kết luận, tuyên dương đội thắng cuộc:
- GV treo bảng kết quả hoàn chỉnh:
Chỉ trẻ em
thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ em, trẻ con
Chỉ tính nết của trẻ em
ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà.
Chỉ tình cảm hoặc sự châm sóc của người lớn đối với trẻ em
thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng niu, châm sóc, lo lắng.
- GV gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
+ Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài: Tìm các bộ phận của câu
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
- GV cho HS nhận xét
- Chữa bài và yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lần sau.
+ Bài 3
- Gọi1 HS đọc đề bài: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm.
- Muốn đặt câu hỏi được đúng ta phải chú ý điều gì?
- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở nháp.
- GV gọi 3 HS lần lược đọc các câu hỏi vừa đặt.
- GV nhận xét kết luận tuyên dương HS:
a) Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
b) Ai là những chủ nhân tương lai của tổ quốc?
c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
- GV cho HS chữa bài vào VBT
4. Củng cố
- Hỏi tựa bài học
- Gọi 3 HS đọc lại các từ tìm được ở bài tập 1
- Gọi 2 HS lên bảng tìm các bộ phận của câu:
a) Chúng em là đội viên
b) Gấu nhồi bông là bạn của trẻ em
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ đề trẻ em, ôn tập mẫu câu Ai (cái gì, con gì) – là gì?
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: So sánh . Dấu chấm
- HS hát vui
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
- HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS nhắc tựa bài: Mở rộng vốn từ thiếu nhi – Ôn tập câu ai là gì ?
- HS đọc yêu cầu BT
- HS đọc mẫu:
a) Chỉ trẻ em: M: thiếu nhi
b) Chỉ tính nết của trẻ em: M: ngoan ngoãn
c) Chỉ tình cảm hoặc sự châm sóc của người lớn đối với trẻ em: M: thương yêu
- 3 đội tiến hành, đội 1 câu a, đội 2 câu b đội 3 câu c
- Lớp cổ vũ
- HS cùng GV nhận xét
- HS đọc các từ vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu: Tìm các bộ phận của câu
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. 
Ai (Cái gì , con gì )
Là gì ?
a) Thiếu nhi
Là măng non của đất nước
b) Chúng em 
Là học sinh tiểu học 
c) Chích bông 
Là bạn của trẻ em 
- HS nhận xét
- HS chữa bài theo yêu cầu.
- HS đọc : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.
- Muốn đặt câu hỏi được đúng, trước hết ta phải xác định xem bộ p ... xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà xem lại toàn bộ bài học, em nào làm chưa xong BT về nhà cố gắng làm cho xong tiết sau thầy kiểm tra.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh.
- HS hát vui
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhắc tựa bài: Mở rộng vốn từ trường học – Dấu phẩy. 
- Nghe GV giới thiệu về ô chữ.
Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. 
+ Đáp án: 
LÊN LỚP
DIỄU HÀNH
SÁCH GIÁO KHOA
THỜI KHÓA BIỂU
CHA MẸ
RA CHƠI
HỌC GIỎI
LƯỜI HỌC
GIẢNG BÀI
THÔNG MINH
CÔ GIÁO
* Từ khóa: LỄ KHAI GIẢNG
- HS viết vào vở bài tập
- HS đọc yêu cầu BT: Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- HS làm bài theo yêu cầu
- 1HS lên bảng làm bài.
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đề là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
- HS nhận xét
- HS trả lời
- 2 HS thực hiện
- 1 HS đọc
- HS nghe GV nhận xét rút kinh nghiệm cho tiết sau.
- HS nghe dặn dò
=========T]T========
TUẦN: 7
TIẾT 7
Ngày soạn: 4 / 10 / 2010
Ngày dạy: 6 / 10 / 2010
Bài dạy:
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ 
HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, SO SÁNH
I-MỤC TIÊU
- Biết thêm được một số kiểu so sánh : so sánh sự vật với con người ( BT1) .
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động , trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em ( BT2 , BT 3 ) .
+ Rèn kĩ năng tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái
II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
4 băng giấy(mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở bài tập 1.
Một số bút dạ, giấy khổ A4, băng dính.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: HS hát vui
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
+ Đặt câu có từ: khai giảng, lên lớp.
+ Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a) Bạn Ngọc bạn Lan và tôi cùng học lớp 3B.
b) Tùng là HS giỏi lễ phép và biết đoàn kết với bạn bè.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái so sánh
- Gọi HS nhắc tựa bài
a) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu BT: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Gọi HS đọc các câu thơ
- GV treo các băng giấy có ghi các câu thơ lên bảng.
- GV cho HS làm bài cá nhân
- GV gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT: Đọc lại bài tập rận bóng dưới lòng đường tìm các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ
b) Chỉ trạng thái của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ gia.
- GV cho HS đọc thầm bài Trận bóng dưới lòng đường
- Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào?
- Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn 1 đoạn 2 của bài.
- Yêu cầu HS nêu các từ chỉ hoạt động chơi bóng
- Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn tìm được trên bảng.
- Kết luận về lời giải đúng.: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng.
- Yêu cầu HS nêu các từ chỉ trạng thái
- GV nhận xét kết luận: hoảng sợ, sợ tái người.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu BT: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em.
- Yêu cầu HS đọc lại bài tập làm văn cuối tuần 6 để tìm ra các từ chỉ trạng thái.
- Gọi HS nêu các từ vừa tìm được
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố
- Hỏi tựa bài học
- Tổ chức cho HS thi tìm sự vật so sánh
+ Đêm rằm trăng sáng hơn đèn
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà xem lại toàn bộ bài học, em nào làm chưa xong BT về nhà cố gắng làm cho xong tiết sau thầy kiểm tra.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Mở rộng vốn từ cộng đồng, Ôn tập câu ai làm gì ?
- : HS hát vui
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
a) Bạn Ngọc, bạn Lan và tôi cùng học lớp 3B.
b) Tùng là HS giỏi, lễ phép và biết đoàn kết với bạn bè.
- Lớp nhận xét
- HS nghe giới thiệu
- HS nhắc tựa bài: Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái so sánh 
- HS đọc yêu cầu BT: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây.
- HS đọc
- HS làm bài cá nhân
- 4 HS lên bảng làm bài (gạch chân dưới các hình ảnh so sánh) mỗi HS làm 1 phần. a) 
Trẻ em như búp trên cành.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
c) Cây pơ-mu im như người lính canh.
d) Bà như quả ngọt chín rồi.
- HS nhận xét
 - HS đọc yêu cầu BT: Đọc lại bài tập rận bóng dưới lòng đường tìm các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ
b) Chỉ trạng thái của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ gia.
- Lớp đọc thầm bài: Trận bóng dưới lòng đường
- Đoạn 1 và đoạn 2.
- 1 HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài Trận bóng dưới lòng đường. 
- HS nêu: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng.
- Một số HS nhận xét.
- HS nêu: hoảng sợ, sợ tái người.
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu BT: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em.
- HS tự đọc bài của mình và tìm các từ theo yêu cầu.
- HS nêu
- HS trả lời
+ Học sinh lắng nghe nhận xét rút kinh nghiệm cho tiết sau. 
- HS chú ý nghe dặn dò.
=========]]]]==========
TUẦN: 8
TIẾT 8
Ngày soạn: 11 / 10 / 2010
Ngày dạy: 13 / 910/ 2010
Bài dạy:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CỘNG ĐỒNG
ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Hiểu và phân biệt một số từ ngữ về cộng đồng 
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì , con gì ) : làm gì ? ( BT3 ) 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4) .
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1.
Bảng lớp viết( theo chiều ngang) các câu văn ở bài tập 3 và bài tập 4.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1, 2 của tiết Luyện từ và câu tuần 7.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới
a). Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b). Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Cộng đồng
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Hỏi: Cộng đồng có nghĩa là gì?
- Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào cột nào?
- Hỏi: Cộng tác có nghĩa là gì?
- Vậy chúng ta phải xếp từ cộng tác vào cột nào?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tiếp.
- Chữa bài, cho điểm HS.
* Mở rộng bài: Tìm thêm các từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng để điền vào bảng trên.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung của từng câu trong bài.
- Kết luận lại nội dung của các câu tục ngữ và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
* GV có thể yêu cầu HS tìm thêm các câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng.
c) Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) làm gì?
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- Các câu văn trong bài tập được viết theo kiểu câu nào?
- Đề bài yêu cầu Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. Muốn đặt câu hỏi được đúng, chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố
+ Hỏi tựa bài học
- Gọi 2 HS đặt câu theo kiểu ai là gì ?
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà xem lại toàn bộ bài học, em nào làm chưa xong BT về nhà cố gắng làm cho xong tiết sau thầy kiểm tra.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: ôn tập giữa HK1
- HS hát vui
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc đề bài, sau đó 1 HS khác đõ lại các từ ngữ trong bài.
- Cộng đồng là những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực , gắn bó với nhau.
- Xếp từ cộng đồng vào cột Những người trong cộng đồng.
- Cộng tác có nghĩa là cùng làm chung một việc.
- Xếp từ cộng tác vào cột Thái độ, hoạt động trong cộng đồng.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
Thái độ hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm.
* HS lần lượt nêu các từ mình tìm được trước lớp, GV ghi lại những từ này, sau đó cả lớp đọc bảng từ vừa tìm được.
+ Đồng chí, đồng môn, đồng khoá,
+ đồng tâm, đồng cảm, đồng lòng, đồng tình,
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Chung lưng đấu cật nghĩa là đoàn, kết, góp công, góp sức với nhau để cùng làm việc.
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại chỉ người ích kĩ, thờ ơ với khó khăn, hoạn nạn của người khác.
- Anh em ở nhu bát nước đầy chỉ người sống có tình, có nghĩa với mọi người.
- Đồng ý, tán thành với các câu a, c; Không tán thành với câu b.
- HS xung phong nêu ý kiến.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài (viết tên bộ phận câu vào cột thích hợp trong bảng); HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án:
Ai (Cái gì , con gì )?
Làm gì ?
Đàn sếu 
Đang sải cánh trên trời cao
Đám trẻ
Ra về 
Các em 
tới chỗ ông cụ , lễ phép hỏi
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, sau đó 1 HS khác đọc lại các câu văn.
- Kiểu câu Ai (cái gì, con gì) làm gì?
- Chúng ta phải xác định được bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào, Ai (cái gì, con gì) hay Làm gì?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án:
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
b) Ông ngoại làm gì?
c) Mẹ bạn làm gì?
+ Học sinh lắng nghe 
- 2 HS đặt câu
- HS chú ý nghe nhận xét rút kinh nghiệm cho tiết sau.
DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Ngọc Đông 1, ngày tháng năm 2010
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docga LT& cau tuan 1-8 lop 3 CKT.doc