TUẦN 10
Tiết 10: So sánh. Dấu chấm
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2)
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3)
II. ĐDDH: - GV: Tranh: cây cọ, Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
- HS: Bảng nhóm - Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ
2. Kiểm tra: (5 phút)
- Cho HS lên bảng làm lại BT2
+ Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
a/ Từ trên cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh
b/ Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn
c/ Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
TUẦN 9 Ngày dạy: 13/10/2010 Tiết 3: Ôn tập và kiểm tra giữa HK I (Ôn tập) (Đã soạn ở phần Tập đọc) TUẦN 10 Ngày dạy: 20/10/2010 Tiết 10: So sánh. Dấu chấm I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2) - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3) II. ĐDDH: - GV: Tranh: cây cọ, Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 - HS: Bảng nhóm - Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ 2. Kiểm tra: (5 phút) - Cho HS lên bảng làm lại BT2 + Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau: a/ Từ trên cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh b/ Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn c/ Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. - GV nhận xét – cho điểm - tuyên dương. TG Hoạt đông của GV Hoạt động của HS 1’ 32’ 1’ 3. Bài mới: a/ Giới thiệu: b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi - Nêu lại yêu cầu của bài tập: Bài tập đã cho trước một khổ thơ. Nhiệm vụ của các em là: Thứ nhất: chỉ ra được tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào? Thứ hai, qua so sánh trên, em hình dùng tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - Giới thiệu tranh: cây cọ. - Cho HS làm bài tập theo nhóm. - Cho HS lên trình bày bài làm của mình. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, tiếng gió + Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động. Bài tập 2: Tìm những âm thanh so sánh với nhau: - Treo bảng phụ lên bảng. - Cho HS trao đổi theo nhóm. Đại dện nhóm trình bày. - Hướng dẫn nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Âmthanh của... Từ so sánh Âm thanh của... a/ Tiếng suối b/ Tiếng suối c/ Tiếng chim như như như Tiếng đàn cầm Tiếng hát xa Tiếng xóc những rỗ tiền đồng - Hỏi: Những câu thơ nào, câu văn nào nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước? Từ đó GV cung cấp cho HS biết và kết hợp GD-BVMT. * Bài 2b) Dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh khuya, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Bác( thơ Bác là thơ của một thi sĩ - chiến sĩ. GD HS học tập tinh thần yêu đời, yêu thiên niên, vượt khó khăn, gian khổ của Bác. Bài tập 3: - Treo bảng phụ cung cho HS đọc thầm bài tập - Nhắc lại yêu cầu của bài tập: Bài tập cho sẵn một đoạn văn nhưng chưa có dấu chấm. Nhiệm vụ của các em là ngắt đoạn văn đã cho thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả - 1 HS làm trên bảng phụ, HS khác làm trên vở bài tập. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò; - Hỏi: Chữ đầu câu phải viết thế nào? - HTL các đoạn thơ - Chuẩn bị bài sau “Mở rộng vốn từ: Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì?” TV 3, tập 1, trang 89. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS quan sát - Nhóm đôi thảo luận và làm vào vở BT - HS trình bày - HS trao đổi nhóm. - 3 nhóm thi tiếp sức. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm VBT. - 10 HS nộp tập Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 11 Ngày dạy: 03/11/2010 Tiết 11: Mở rộng vốn từ: Quê hương Ôn tập câu Ai làm gì? I. MỤC TIÊU: - Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về Quê hương (BT1) - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2) - Nhận biết được các câu theo mẫu: Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì? (BT3) - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? Với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT 4). II. ĐDDH: - GV: Bảng phụ ghi sẵn BT 1, 3 - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ 2. Kiểm tra: (5 phút) - Cho 1 HS làm bài tập 2 (ý a) + Tìm những âm thanh so sánh với nhau trong câu thơ: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. - Cho 1 HS làm bài tập 2 (Ý b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - GV nhận xét – cho điểm - tuyên dương. TG Hoạt đông của GV Hoạt động của HS 3. Bài mới: a/ Giới thiệu: b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Xếp những từ ngữ vào hai nhóm: - Nhiệm vụ của các em là: xếp những từ đã cho vào 2 nhóm sao cho đúng: nhóm 1: Chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương. - Cho HS thi làm bài (trên 3 bảng phụ đã kẽ sẳn) - Nhận xét – chốt lại lời giải đúng. + Nhóm 1: Chỉ sự vật quê hương: cây đa, dòng sông, còn đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. + Nhóm 2: Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. GD HS tình cảm yêu quê hương. Bài tập 2: Tìm những từ ngữ thay thế cho từ quê hương: - Cho HS đọc thầm bài tập - Nhắc lại yêu cầu: Bài tập đã cho trước một đoạn văn. Nhiệm vụ của các em là tìm các từ cho trước trong ngoặc đơn để thay thế cho từ quê hương trong đoạn văn sao cho phù hợp. - Cho HS làm bài - Gọi HS trình bày bài làm của mình - Nhận xét – Chốt lại lời giải đúng + Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ Quê hưng là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài tập 3: - Treo bảng phụ cùng cho HS đọc thầm bài tập - Cho HS làm bài vào VBT – 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng Ai Làm gì? Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi Đan nón lá cọ, lại biết đem cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. Bài 4: (Giảm bớt hai cụm từ: những chú gà, đàn cá). - Bài tập cho trước các từ ngữ: bác nông dân, em trai tôi. Các em có nhiệm vụ đặt câu với mỗi từ đã cho. Mỗi từ các em có thể đặt nhiều câu. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày bài làm của mình - Hướng dẫn nhận xét – chữa bài 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau “Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh?” TV 3, tập 1, trang 98. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc mẫu - 3 nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh thi nối tiếp) - Lớp nhận xét - HS làm vào VBT - Lớp đọc thầm - HS làm vào vở BT - 3 HS đọc bài - Lớp nhận xét 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm trong vở vài tập. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm VBT. - 2 – 3 HS trình bày. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 12 Ngày dạy: 10/11/2010 Tiết 12: Ôn từ chỉ về hoạt động, trạng thái. So sánh I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1) - Biết thêm một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2) - Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3) II. ĐDDH: - GV: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập1, 2, 3. - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ 2. Kiểm tra: (5 phút) - Cho HS làm lại bài tập 2 và 3 - GV nhận xét – cho điểm - tuyên dương. TG Hoạt đông của GV Hoạt động của HS 1’ 32’ 3. Bài mới: a/ Giới thiệu: b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi: - Treo bảng phụ lên bảng. - Cho 1 HS làm trên bảng phụ – Cả lớp làm vào vở bài tập. (Gạch dưới các từ chỉ hoạt động) - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: chạy, lăn - Hoạt động Chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn to nhỏ. Đây là cách so sánh mới: So sánh hoạt động với hoạt động, có tác dụng gợi lên sự đáng yêu, ngộ nghĩnh của những chú gà con. Bài tập 2: - Treo bảng phụ lên bảng. - Cho HS trao đổi nhóm đôi , đại diện nhóm lần lượt phát biểu. - Nhận xét, tuyên dương. Bài tập 3: - Treo bảng phụ lên bảng. - Chia lớp làm 2 nhóm thi nối nhanh. - Nhận xét – chốt lại câu nối đúng. Những ruộng lúa cấy sớm huơ vòi chào khán giả Những chú voi thắng cuộc đã trổ bông Cây cầu làm bằng thân dừa lao băng băng trên sông Con thuyền cắm cờ đỏ bắc nganh dòng kênh 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau “Mở rộng vôn` từ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than” TV 3, tập 1, trang 107. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm trong SGK - 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở BT. - HS chữa bài trong VBT - 1 HS đọc yêu cầu BT - Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm phát biểu. - HS chép lời giải vào VBT - 1 HS đọc yêu cầu BT - Đại diện 4HS nối. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: