Luyện từ và câu:
So Sánh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được một kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém.
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém.Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu, bảng lớp viết sẵn ba khổ thơ bài tập 1, các băng giấy ghi sẵn đáp án bài 1, bảng phụ bài tập 3.
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt in.
III. Các hoạt động dạy học:
Luyện từ và câu: So Sánh I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm được một kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém. - Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém.Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phấn màu, bảng lớp viết sẵn ba khổ thơ bài tập 1, các băng giấy ghi sẵn đáp án bài 1, bảng phụ bài tập 3. - HS: Vở bài tập Tiếng Việt in. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu theo mẫu: “Ai là gì?” để nói về nhân vật người mẹ trong truyện Người mẹ. - 2HS đặt câu. -GVnhậnxét,cho điểm. B/ Bài mới: 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tìm và ghi lại các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: Khổ thơ Hình ảnh so sánh Từ so sánh Kiểu so sánh a)Bế cháu ông thủ thỉ : -Cháu khoẻ hơn ông nhiều! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. -Cháu khoẻ hơn ông nhiều! -Ông là buổi trời chiều -Cháu là ngày rạng sáng. hơn là là hơn kém ngang bằng ngang bằng b)Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. -Trăng khuya sáng hơn đèn. hơn hơn kém c)Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. -Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. -Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. chẳng bằng là hơn kém ngang bằng *Thực hành,vấn đáp, gợi mở. -1HS đọc nội dung bài tập. -HS suy nghĩ,trả lời. -Chữa miệng,GV đính các băng giấy ghi sẵn đáp án. -Trong các câu các con vừa làm,có những hình ảnh so sánh nào thuộc kiểu so sánh mà các con đã học?Đọc các hình ảnh so sánh ấy cho cô và nói rõ chúng thuộc kiểu so sánh nào? + Ông là buổi trời chiều + Cháu là ngày rạng sáng. + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (So sánh ngang bằng) - Vì sao con biết?(Vì có từ so sánh: là) - Phép so sánh ngang bằng còn có các từ so sánh nào mà các con đã học?(như,tựa,giống như....) - Đọc các hình ảnh so sánh mà con chưa được học? + Cháu khoẻ hơn ông nhiều! + Trăng khuya sáng hơn đèn. + Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đãthứcvìchúngcon. - Vì sao con biết?(Vì có các từ so sánh: hơn,chẳng bằng) - ở câu: “Cháu khoẻ hơn ông nhiều!” người ta muốn so sánh cái gì với cái gì?(Sức khoẻ của cháu hơn sức khoẻ của ông) - Đây là kiểu so sánh hơn kém: “Cháu khoẻ hơn ông” có gì khác với kiểu so sánh đã học: “Cháu khoẻ như ông” ? (Cháu khoẻ bằng ông) -Nêu một vài ví dụ về kiểu so sánh hơn kém và nói rõ từ so sánh đã sử dụng. Bài 2 : Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ ở bài tập 1. -Khổ thơ a : hơn, là, là. -Khổ thơ b : hơn. -Khổ thơ c : chẳng bằng, là. *Yêu cầu HS đặt thêm câu có hình ảnh so sánh hơn kém, trong đó có từ so sánh chẳng bằng. Bài 3: Tìm và ghi lại tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau: Câu Sự vật 1 Sự vật 2 Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. quả dừa đàn lợn con Đêm hè, hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. tàu dừa chiếc lược *Kết luận: Đôi khi có những hình ảnh so sánh mà từ so sánh không xuất hiện,chỉ xuất hiện các sự vật được so sánh.ở hai câu thơ trên,người ta đã sử dụng dấu gạch nối thay cho từ so sánh. Bài 4: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào chỗ trống trong những câu sau: -Quả dừa(như, là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể)đàn lợn con nằm trên cao. -Tàu dừa(như, là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể)chiếc lược chải vào mây xanh. *Lưu ý HS: Có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối ở hai câu thơ trên.Sau đó phát hiện các hình ảnh so sánh trên thuộc kiểu so sánh ngang bằng. - HS trả lời -Cả lớp làm vào vở. -1HS đọc yêu cầu bài tập. -Cả lớp làm vào vở. -3HS lên bảng chữa bài. -Nhận xét,kết luận. -HS đặt câu,GV chữa miệng. -1HS đọc nội dung bài tập 3. -Cả lớp làm vào vở. -Chữa miệng,GV ghi bảng. -1HS đọc yêu cầu bài tập 4. -Cả lớp làm vào vở. -Chữa miệng,GV ghi bảng. C/ Củng cố, dặn dò: - Kiểu so sánh ngang bằng người ta thường sử dụng những từ so sánh nào? - Kiểu so sánh hơn kém người ta thường sử dụng những từ so sánh nào?
Tài liệu đính kèm: