LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG - ÔN KIỂU CÂU : AI - LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
- Ôn kiểu câu Ai làm gì?.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, các tấm bìa nhỏ ghi từ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1; bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Luyện từ và câu: Từ ngữ về cộng đồng - ôn kiểu câu : ai - làm gì ? I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về cộng đồng. - Ôn kiểu câu Ai làm gì?. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, các tấm bìa nhỏ ghi từ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1; bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: - Cho một vài ví dụ về kiểu so sánh sự vật với con người, nêu tác dụng của kiểu so sánh này. -Vấn đáp.(2 HS) -GV nhận xét, cho điểm. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 : Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng: -Cộng đồng: những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau. -Cộng tác: cùng làm chung một việc. -Đồng bào: người cùng nòi giống. -Đồng đội: người cùng đội ngũ. -Đồng tâm: cùng một lòng. -Đồng hương: người cùng quê. Những người trong cộng đồng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng cộng đồng, đồng bào , đồng đội , đồng hương cộng tác, đồng tâm - 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS đính mẫu hai từ vào 2 cột. - Cả lớp làm bài. - 1 HS làm bài bảng phụ, đọc kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. Bài tập 2: Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Đánh dấu(+) vào ô trống trước thái độ ứng xử em tán thành, đánh dấu(-) vào ô trống trước thái độ ứng xử em không tán thành. + Chung lưng đấu cật. - Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. + Ăn ở như bát nước đầy. *Bước 1: GV giải nghĩa từ “cật” (trong câu “Chung lưng đấu cật”): lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét). * Bước 2: GV giúp HS hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ: + Chung lưng đấu cật: đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc. + Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. + Ăn ở như bát nước đầy: sống có nghĩa, có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. * Bước 3: HS đọc thuộc 3 câu thành ngữ, tục ngữ. - 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. -GV giải nghĩa từ, nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ. - HS trao đổi theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả (tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c, không tán thành với thái độ ở câu b), GV ghi bảng. Bài tập 3: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai/ Cái gì/ Con gì ?, gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì * Yêu cầu của bài: Đây là những câu đặt theo mẫu Ai làm gì? mà các em đã học từ lớp 2. Nhiệm vụ của các em là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Con gì? Làm gì? b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Ai? Làm gì? c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Ai? Làm gì? - 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài, từng em trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài. Bài tập 4: Viết vào chỗ trống câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: Câu Câu hỏi a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ? b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. Ông ngoại làm gì ? c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. Mẹ bạn làm gì ? *Ba câu văn được nêu trong bài tập được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?) *Bài tập 3 yêu cầu các em tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và câu hỏi Làm gì?. Bài tập này yêu cầu ngược lại: đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm trong từng câu văn. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Vấn đáp. - HS làm bài. - GV mời 5 HS phát biểu ý kiến. GV viết nhanh lên bảng những ý kiến đúng và cả ý kiến sai (nếu có). - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS chữa bài. C/ Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung vừa học. GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ ở bài tập 2. Xem lại bài 3 và 4.
Tài liệu đính kèm: