Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Thủy

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Thủy

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

-HS tiếp tục học về nhân hóa

-Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

-Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

2. Kĩ năng

-Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

- Biết trả lời câu hỏi Để làm gì?

3. Thái độ

-HS yêu thích học tiếng việt

II. Đồ dùng dạy học

- GV: máy chiếu, sách giáo khoa,phiếu học tập,thước

- HS :sách giáo khoa, vở bài tập,bút,thước kẻ

 

doc 5 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy : Nguyễn Thu Thủy
Người soạn : Nguyễn Thu Thủy
Ngày soạn : 16/3/2019
Ngày dạy : 20/3/2019
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-HS tiếp tục học về nhân hóa
-Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
-Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng
-Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- Biết trả lời câu hỏi Để làm gì?
3. Thái độ
-HS yêu thích học tiếng việt
II. Đồ dùng dạy học
GV: máy chiếu, sách giáo khoa,phiếu học tập,thước 
HS :sách giáo khoa, vở bài tập,bút,thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
- GV nêu yêu cầu bài tập 
Bài tập 1. Tìm sự vật được nhân hóa trong bài thơ sau ? Em thấy làn gió và sợ nắng trong bài thơ giống ai ? 
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi gốc cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
-GV gọi 3 HS trả lời 
- HS nhận xét
- GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
Bài tập 2. Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.
b) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
c) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
-GV gọi 3 HS làm bài tập 
-HS dưới lớp nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương 
II.Bài mới
1.giới thiệu bài
- Qua việc kiểm tra bài cũ cô thấy lớp chúng mình về nhà đã học bài và rất hiểu bài. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài mới : Luyện từ và câu 
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đề bài
2. Các hoạt động 
Bài tập 1
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 1
Các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
a) Tôi là bèo lục bình
 Bứt khỏi sình đi dạo
 Dong mây trắng làm buồm 
 Mượn trăng non làm giáo.
b) Tớ là chiếc xe lu
 Người tớ to lù lù
 Con đường nào mới đắp
 Tớ lăn bằng tăm tắp.
-GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 3 phút. Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
-GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng 
-GV đưa ra kết luận : Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Bèo lục bình và xe lu đã tự xưng về mình bằng những từ ngữ tự xưng hô của người là “tôi”, “tớ”. Đây cũng là một cách nhân hoá.
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở 
Bài tập 2.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2
Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a,Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b,Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c,,Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
-Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành các nhóm đôi,các em sẽ thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập trong vòng 5 phút. Sau 5 phút cô sẽ gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Thời gian thảo luận bắt đầu.
-GV gọi HS trình bày kết quả 
-HS nhận xét
-GV chốt lại kết quả đúng
-GV đưa ra kết luận : Các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” đều có điểm giống nhau là: mỗi bộ phận thường bắt đầu bằng từ “Để” và chúng đều là bộ phận chỉ mục đích.
-Yêu cầu HS nhắc lại kết luận
Bài tập 3. 
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau?
Nhìn bài của bạn
Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
-Hôm nay con được điểm tốt à
-Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long
Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.
Mẹ ngạc nhiên :
-Sao con nhìn bài của bạn
-Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu. Chúng con thi thể dục ấy mà.
-GV chia lớp thành các nhóm đôi ,thảo luận và làm bài trong 5 phút.Hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
-HS nhận xét
-Gv đưa ra kết quả đúng
-GV hỏi: Bạn nào cho cô biết cuối những câu như thế nào chúng ta đặt dấu chấm?
Cuối những câu như thế nào chúng ta đặt dấu chấm hỏi?
Cuối những câu như thế nào chúng ta đặt dấu chấm than?
-GV hỏi : Câu truyện này gây cười ở điểm nào?
-GV đưa ra kết luận : Cuối câu kể ta điền dấu chấm ( . ). Cuối câu hỏi ta điền dấu chấm hỏi (?) . Cuối lời đáp (câu cảm) ta điền dấu chấm than ( ! )
-HS nhắc lại kết luận
-GV hỏi : Hôm nay chúng ta đã học bài gì nhỉ?
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
-Cả lớp đọc to ghi nhớ 
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay lớp mình học bài rất sôi nổi và tích cực. Cô khen cả lớp mình 
-Về nhà xem lại các bài tập và tập kể lại chuyện vui: Nhìn bài của bạn cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau:
Từ ngữ về: Thể thao. Dấu phẩy.
-HS lắng nghe 
-HS trả lời : Sự vật được nhân hóa trong bài thơ là làn gió và sợi nắng 
+ Làn gió trong bài thơ giống một bạn nhỏ mồ côi.
+ Sợi nắng trong bài thơ giống một người gầy yếu.
-HS nhận xét 
-HS làm bài 
-HS nhận xét
-HS lắng nghe 
-HS đọc nối tiếp tên đề bài
- HS nêu yêu cầu bài 1, trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
-HS thảo luận theo nhóm đôi
- Cây lục bình tự xưng là : Tôi
-Cách xưng hô ấy có tác dụng: Làm cho ta có cảm giác bèo lục bình 
giống như một người bạn đang nói chuyện cùng ta. 
-Chiếc xe lu tự xưng là: Tớ
- Cách xưng hô ấy có tác dụng: Làm cho ta có cảm giác xe lu giống 
như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta. 
-HS làm bài vào vở
-HS đọc yêu cầu bài tập
-Bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì :
a,để xem lại bộ móng
b,để tưởng nhớ ông
c,để chọn con vật nhanh nhất
-HS thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập
-HS trình bày kết quả
-HS nhận xét bài của bạn
-HS nhắc lại kết luận
-HS nêu yêu cầu bài tập
-HS thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập theo nhóm đôi.
-HS trình bày kết quả thảo luận
-HS nhận xét bài của bạn
-Cuối câu kể ta đặt dấu chấm
-Cuối câu hỏi ta đặt dấu chấm hỏi
-Cuối câu cảm ta đặt dấu chấm than
-HS nhắc lại kết luận
-Chúng ta học bài : Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
-HS nhắc lại ghi nhớ
-HS đọc to
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_nhan_hoa_on_tap_cach_dat_va_tr.doc