I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu ( Ai , cái gì , con gì , là gì?).
- Biết đặt câu phủ định ( Chú ý : không dạy hs thuật ngữ này).
- Mở rộng vốn từ : từ ngữ về đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Bài cũ:
- Giới thiệu trường em?
- Giới thiệu một môn học em yêu thích ?
- Viết tên một hồ ở địa phương em ?
Luyện từ và câu CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? KHẲNG ĐỊNH , PHỦ ĐỊNH . TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu ( Ai , cái gì , con gì , là gì?). - Biết đặt câu phủ định ( Chú ý : không dạy hs thuật ngữ này). - Mở rộng vốn từ : từ ngữ về đồ dùng học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập Tiếng Việt. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Bài cũ: - Giới thiệu trường em? - Giới thiệu một môn học em yêu thích ? - Viết tên một hồ ở địa phương em ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập HĐ Giáo viên Học sinh 1 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS đọc câu a. - Bộ phận nào được in đậm? “Em” là từ chỉ gì? - Phải đặt câu hỏi như thế nào để có câu trả lời là em? - Tiến hành tương tự với các câu còn lại. Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc câu a. - Yêu cầu HS đọc câu mẫu. - Các câu này cùng có nghĩa khẳng định hay phủ định? - Hãy đọc các cặp từ in đậm trong các câu mẫu. - Khi muốn nói, viết các câu có cùng nghĩa phủ định ta thêm các cặp từ trên vào trong câu. - Yêu cầu HS đọc câu b sau đó nối tiếp nhau nói các câu có nghĩa gần giống câu b. - Tiến hành tương tự với câu c. Yêu cầu HS Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát và viết tên tất cả các đồ dùng em tìm được ra một tờ giấy. - Gọi 1 số cặp lên trình bày. - Tổ chức thành cuộc thi Tìm đồ dùng giữa các tổ. - Cho biết mỗi đồ dùng ấy được dùng để làm gì? - Theo dõi HS làm bài, bổ sung ý kiến HS nêu còn thiếu . - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: -Em là học sinh lớp 2. -Em -Là từ chỉ người - Đặt câu hỏi: Ai là học sinh lớp 2? (HS nhắc lại) - Lời giải: - Lan là học sinh giỏi nhất lớp. + Ai là học sinh giỏi nhất lớp? - Môn học em yêu thích là Tiếng Việt. + Môn học em yêu thích là gì? - Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau: - Mẩu giấy không biết nói . + Mẩu giấy không biết nói đâu! + Mẩu giấy có biết nói đâu! + Mẩu giấy đâu có biết nói! - Nghĩa phủ định. - Không . . . đâu, có . . . đâu, đâu có. - Em không thích nghỉ học . + Em không thích nghỉ học đâu! + Em có thíùch nghỉ học đâu ! + Em đâu có thích nghỉ học ! - Đây không phải đường đến trường . + Đây không phải là đường đến trường đâu! + Đây có phải là đường đến trường đâu! + Đây đâu có phải là đường đến trường! - Sau đó HS làm bài vào vở. - Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì? - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát, tìm đồ vật và viết tên. - Từng cặp HS lên bảng, một em đọc tên đồ dùng, em kia chỉ tranh và nói tác dụng. - Cả lớp theo dõi , bổ sung . - Mỗi đồ dùng ấy được dùng để làm: + 4 quyển vở : vở để ghi bài. + 3 chiếc cặp : cặp để đựng ssách , vở , bút, thước.. + 2 lọ mực : mực để viết. + 2 bút chì :bút chì để viết , vẽ . . . + 1 thước kẻ : thước kẻ để đo và để kẻ đường thẳng. + 1 ê ke : ê ke để đo và để vẽ góc. . . + 1 compa : compa để vẽ vòng tròn . . . 2 CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Hãy kể tên một số đồ dùng học tập? - Tự đặt một câu và đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đó? - Nói cách khác mà nghĩa vẫn giống nhau : Nam không thích đi tắm sông. Hướng dẫn bài về nhà: - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: