Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: So sánh . Dấu chấm - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: So sánh . Dấu chấm - Đinh Thị Hương Thảo

2. Làm bài tập

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đã có ai lắng nghe

 Tiếng mưa trong rừng cọ?

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.

- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (. với tiếng thác, tiếng gió)

- Qua sự so sánh trên, em hình dung ra tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (. rất to, rất vang dội)

ð Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.

Bài 2 : Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

c) Mỗi lúc, tôi cnàg nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu câu mắm, cây trà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: So sánh . Dấu chấm - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : LT&C
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
So sánh . Dấu chấm
Tuần : 10
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh)
Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ bảng BT2
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh.
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- 2 HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
32’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
So sánh. Dấu chấm
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
2. Làm bài tập
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
 Tiếng mưa trong rừng cọ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (... với tiếng thác, tiếng gió)
- Qua sự so sánh trên, em hình dung ra tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (... rất to, rất vang dội)
Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.
Bài 2 : Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:
a) Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
c) Mỗi lúc, tôi cnàg nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu câu mắm, cây trà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
* Câu hỏi : Đề bài định hướng tìm sự so sánh giữa cái gì với cái gì ? (... âm thanh với âm thanh)
Yêu cầu HS : kẻ dưới các từ chỉ âm thanh trong các câu thơ. 
Âm thanh 1
Từ so sánh
 Âm thanh 2
a) Tiếng suối
b) Tiếng suối
c) Tiếng chim
như
như
như
tiếng đàn cầm
tiếng hát xa
tiếng xóc những rổ tiền đồng
- Lưu ý : HS có thể nhầm ở câu a : suối được so sánh với tiếng đàn cầm . => GV lưu ý : âm thanh của suối được so sánh với tiếng đàn...
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu đoạn thơ, các câu hỏi.
- HS làm bài miệng.
- HS khác nhận xét, giải thích thêm.
- GV nhận xét, giải thích thêm.
- HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, nhận xét bài làm của HS.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hỏi lại.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS gạch vào SGK.
- GV nhận xét, lưu ý.
- GV giới thiệu bảng để điền nội dung trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi , làm bài.
- HS chữa miệng – GV ghi bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát lại.
Bài 3 : Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả: 
 Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
Câu hỏi :
- Đoạn văn nói về hoạt động ở đâu ? (... trên nương)
- ở đó diễn ra các hoạt động của những ai? (người lớn - đánh trâu ra cày, các bà mẹ - cúi lom khom tra ngô, các cụ già - nhặt cỏ, đốt lá, mấy chú bé - đi bắc bếp thổi cơm.)
- Vậy chúng ta ngắt thành mấy câu ? (5 câu). Tương ứng với những gì trong đoạn văn ? (... tương ứng với công việc của từng nhóm người trong đoạn văn...)
- Khi điền dấu chấm ta phải chú ý điều gì? (Ngắt trọn vẹn ý và viết hoa chữ cái đầu câu tiếp theo)
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn trong SGK.
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xé, lưu ý HS khi làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
4’
C. Củng cố – dặn dò:
- Chúng ta học những nội dung gì? (So sánh. Dấu chấm)
- Đặt câu so sánh âm thanh với âm thanh:
+ Bạn Lan hát hay như một ca sĩ.
+ Tiếng cô giáo đọc thơ như tiếng mẹ ru.
- Dặn dò : 
+ Vận dụng so sánh
+ Chú khi khi sử dụng dấu chấm câu
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi, đặt câu...
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_tuan_10_bai_so_sanh_dau_cham_dinh_th.doc