Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thể thao, dấu phẩy"

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thể thao, dấu phẩy"

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 _Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao; tìm đúng các từ ngữ nói về kết quả thi đấu.

 _Ôn luyện về dấu phẩy.

II. CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên : Kẻ sẵn 2 bảng thống kê từ như sau vào bảng lớp . Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 3

 Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng:

a) bóng b) chạy c) đua d) nhảy

2/Học sinh : SGK , VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

 1/Khởi động : 2 Hát bài hát

 2/Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 3 HS lên bảng làm miệng các bài tập của tiết luyện từ và câu tuần 28

 _GV nhận xét và cho điểm

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 13310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Mở rộng vốn từ "Thể thao, dấu phẩy"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 29
 BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ : THỂ THAO , DẤU PHẨY 
 NGÀY THỰC HIỆN : 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 _Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao; tìm đúng các từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
 _Ôn luyện về dấu phẩy.
II. CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên : Kẻ sẵn 2 bảng thống kê từ như sau vào bảng lớp . Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 3 
 Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng:
a) bóng 
b) chạy 
c) đua 
d) nhảy 
2/Học sinh : SGK , VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 3 HS lên bảng làm miệng các bài tập của tiết luyện từ và câu tuần 28 
 _GV nhận xét và cho điểm 
 3/Bài mới :
TG
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
ĐDDH
*Giới thiệu bài 
35’
_Chúng ta vừa học chủ điểm về Thể thao . Hôm nay chúng ta sẽ mở rộng vốn từ về chủ điểm thể thao vàôn luyện về dấu phẩy .
1/Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 
 +Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nghe giới thiệu 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
SGK
- GV giới thiệu trò chơi “Xì điện” và phổ biến cách chơi:
+ Chia HS trong lớp thành hai đội 
+ GV là người châm ngòi bằng cách đọc một từ theo đúng yêu cầu bài tập (bóng đá) sau đó chỉ vào một HS bất kì và nói “Xì A”.
+ HS A ngay lập tức phải nêu được một từ như bài yêu cầu, nếu nêu được thì được “Xì điện” một bạn ở đội bên, HS được “Xì điện” lại tiếp tục nêu từ và “Xì điện” lại đôi bạn. Trò chơi diễn ra trong khoảng 7 phút. Nếu HS bị “Xì điện” không nêu được từ thì GV châm ngòi lại và “Xì điện” HS ở đội khác.
+ Mỗi đội cử 1 thư kí ghi các từ của đội bạn vào bảng từ 
+ Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức chơi 
- Tổng kết trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc 
- Yêu cầu HS đọc bảng từ và ghi từ vào vở bài tập
- HS cả lớp cùng tham gia trò chơi 
- Đọc và ghi các từ theo yêu cầu 
Đáp án
Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng: 
a) bóng 
b) chạy 
c) đua 
d) nhảy 
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng hơi, bóng ném, bóng bàn, bóng nước,
chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy ngắn, chạy vũ trang , chạy tiếp sức,
đua xe đạp, đua mô tô, đua ô tô, đua xe lăn, đua thuyền, đua ngựa, đua voi,
nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy dù, 
Bảng lớp 
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Gọi 1 HS khác đọc lại truyện vui 
- Yêu cầu HS tự tìm từ và ghi ra giấy nháp, sau đó gọi 1 HS đọc các từ tìm được và yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người như thế nào?
+ Anh ta có thắng ván cờ nào không?
+ Anh ta đã nói thế nào về kết quả các ván cờ của mình?
- GV: anh chàng thật đáng chê, huênh hoang tự nhận cao cờ nhưng đánh cờ lại thua cả ba ván. Đã vậy, anh ta lại cố tình nói tránh để khỏi phải nhận là mình thua.
 +Bài 3
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp 
- HS tự làm bài theo yêu cầu. Đáp án:
được, thua, không ăn, thắng, hòa 
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện:
+ Anh ta tự nhận mình là người cao cờ 
+ Anh ta chẳng thắng được ván cờ nào 
+ Anh ta nói tránh đi rằng anh ta không ăn, đối thủ của anh ta thắng, và anh ta xin hòa nhưng đối thủ không chịu.
- Bài tập yêu cầu đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
- HS cả lớp làm bài. 1 HS làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bảng phụ 
Đáp án:
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA games 22 đã thành công rực rỡ 
b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài của bạn bên cạnh 
- Kiểm tra bài lẫn nhau 
 3/Củng cố : GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong giờ, nhắc nhở những HS chưa chú ý trong giờ học.
 4/Dặn dò :Bài nhà : HS về nhà chọn 3 từ trong bài tập 1 và 2, tập đặt câu với các từ này.
 Chuẩn bị bài sau : Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ? Dấu hai chấm 
 +Các ghi nhận lưu ý :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 LTVC.doc