Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 15: Tập nặn tạo dáng Nặn con vật

Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 15: Tập nặn tạo dáng Nặn con vật

Tiết 15: Tập nặn tạo dáng

NẶN CON VẬT

I. Mục tiêu:

 - Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật

 - Học sinh biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích( Đối với học sinh

 năng khiếu: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu)

 - Học sinh yêu mến các con vật

II. Đồ dùng dạy học:

 * Giáo viên:

- Sưu tầm tranh, ảnh và các bài tập nặn các con vật

- Hình hướng dẫn cách nặn, (vẽ) con vật trong bộ ĐDDH.

 - Đất nặn.

* Học sinh:

- Vở tập vẽ hoặc giấy màu.

 - Đất nặn hoặc màu vẽ các loại.

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2045Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 tiết 15: Tập nặn tạo dáng Nặn con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 15: Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 
Tiết 15: Tập nặn tạo dáng 
Nặn con vật
I. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật
	- Học sinh biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích( Đối với học sinh 
 năng khiếu: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu)
	- Học sinh yêu mến các con vật
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: 
- Sưu tầm tranh, ảnh và các bài tập nặn các con vật
- Hình hướng dẫn cách nặn, (vẽ) con vật trong bộ ĐDDH.
 	- Đất nặn.
* Học sinh: 
- Vở tập vẽ hoặc giấy màu.
	- Đất nặn hoặc màu vẽ các loại.
III.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 
	- Lớp 3A: 
2. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới: 
	- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
+ GV giới thiệu tranh, ảnh và các bài tập nặn để h/s nhận biết:
- Tên các con vật này là gì?
- Các bộ phận của các con vật có những bộ phận nào? 
- Đặc điểm của các con vật có giống nhau không?
+ GV gợi mở thêm và yêu cầu học sinh miêu tả lại đặc điểm của một vài con vật (hình dáng, các bộ phận chính, màu sắc.)
+ GV yêu cầu học sinh chọn con vật sẽ nặn
Hoạt động 2
+ GV dùng đất nặn hướng dẫn học sinh:
- Nặn bộ phận chính trước: Đầu, mình.
- Nặn các bộ phận khác sau: Chân, đuôi, tai
- Ghép, dính thành con vật
+ GV hướng dẫn h/s cách tạo dáng con vật: Đi, đứng, quay, ngẩng đầu,
+ GV hướng dẫn h/s chọn màu của đất nặn vào từng chi tiết của con vật
+ GV nhắc h/s khi tạo dáng song cần quan sát điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật thêm sinh động.
Hoạt động 3
+ GV yêu cầu học sinh tự giác làm bài.
+ Khi học sinh làm bài, GV đến từng bàn gợi ý và giúp đỡ 1 số h/s còn lúng túng để các em hoàn thành bài.
+ GV cho học sinh nặn theo nhóm
+ GV nhắc học sinh: Nặn các con vật khác nhau và một số chi tiết khác có liên quan như: nhà, cây, núi đồi
* Đối với học sinh năng khiếu: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
hoạt động 4
- Hai nhóm bày bài theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài
- GV hướng dẫn h/s nhận xét về hình dáng, đặc điểm của con vật
- GV nhận xét chung và khen những h/s có bài nặn đẹp
* Qua bài học hôm nay các em càn có những việc làm gì để bảo vệ các con vật?
* GV tóm tắt: Chúng ta cần chăm sóc các vật nuôi trong nhà và bảo vệ các loài động vật hoang dã...
Quan sát - nhận xét
+ H/s quan sát và nhận biết:
- Con thỏ, voi, mèo, gà
- Có đầu, mình, chân, đuôi
- Không giống nhau
+ H/s chọn
Cách nặn con vật
- H/s chú ý theo dõi sự hướng dẫn các bước nặn (vẽ) con vật của giáo viên.
Thực hành
+ H/s nặn cá nhân, mỗi h/s nặn 1 -> 2 con vật nhân, mỗi h/s nặn 1->2 con vật,m bài.theo cách của riêng mình
+ Nặn chung nhau theo 2 nhóm
Nhận xét đánh giá
- H/s nhận xét về hình dáng, đặc điểmcủacon vật
- Học sinh trả lời
- Học sinh chú ý lăng nghe
4.Dặn dò: 
- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ
- Chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 15.doc