Tiết 33: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI
I. Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu nội dung các bức tranh.
- Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh thông qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
- Học sinh biết quý trọng tình cảm mẹ con, bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh của thiếu nhi cùng đề tài.
- Tranh, ảnh trong Vở tập vẽ 3.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Sưu tầm một vài bức tranh, ảnh cùng đề tài.
tuần 33: Tiết 33: Thường thức mĩ thuật Xem tranh thiếu nhi thế giới I. Mục tiêu: - Học sinh tìm hiểu nội dung các bức tranh. - Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh thông qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. - Học sinh biết quý trọng tình cảm mẹ con, bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh của thiếu nhi cùng đề tài. - Tranh, ảnh trong Vở tập vẽ 3. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Sưu tầm một vài bức tranh, ảnh cùng đề tài. III.Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: - Lớp 3A: . 2. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người ở giờ trước của h/s. 3. Bài mới: - Giáo viên giải thích bài hoa, quả - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động I * GV giới thiệu tranh, ảnh để học sinh nhận biết được tên tranh, tên tác giả: - Tranh: “Mẹ tôi” của Xvét - ta - ba - la - nô - va, 8 tuổi (Ca - dắc - xtan). - Tranh: “Cùng giã gạo” của Xa - rau - giu Thê Prông Krao, 9 tuổi (Thái Lan) Hoạt động 2 a) Tranh: “Mẹ tôi” của Xvét - ta - ba - la - nô - va, 8 tuổi (Ca - dắc - xtan). + GV yêu cầu h/s quan sát tranh ở Vở tập vẽ 3 rồi đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: - Trong tranh có những hình ảnh gì? - Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? - Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? - Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? + GV gợi ý để h/s tả lại màu sắc trong tranh. - Tranh được vẽ như thế nào? + GV tóm tắt và giới thiệu thêm về đất nước Ca - dắc - xtan: Ca - dắc - xtan ở vùng Trung á có khí hậu lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hè. Đó là quê hương của bạn Xvét - ta - ba - la - nô - va, người đã vẽ bức tranh: “Mẹ tôi”. Dù ở đâu các em luôn nhận được tình cảm yêu thương nồng ấm của mẹ. b) Tranh: “Cùng giã gạo” của Xa - rau - giu Thê Prông Krao, 9 tuổi (Thái Lan) - Trong tranh vẽ cảnh gì? - Các dáng của những người giã gạo có giống nhau hay không? - Nêu những hình ảnh trong bức tranh? + GV tóm tắt. hoạt động 3 - Giáo viên khen ngợi, động viên những h/s có nhiều ý kiến nhận xét hay, phù hợp với nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. i,em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét: " Giới thiệu tranh - Học sinh quan sát và nghe giáo viên giới thiệu về tranh rồi nhận biết tên tranh, tên tác giả. Xem tranh + H/s quan sát tranh và trả lời theo cảm nhận. - Hình ảnh: Mẹ và em bé - Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng thể hiện sự chăm sóc, yêu thương, trìu mến. - ở trong phòng: Mẹ ngồi trên chiếc ghế xa lông, đằng sau là tấm rèm đẹp, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả bóng. + H/s trả lời theo cảm nhận - Hình vẽ ngộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn, đơn giản đã tạo cho tranh thêm khoẻ khoắn, rõ nội dung. Đây là bức tranh đẹp. + Học sinh nghe GV tóm tắt. + H/s quan sát tranh và trả lời - Cảnh giã gạo, có 4 người (3 đứng, 1 ngồi) trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông. - Mỗi người một dáng vẻ: Người giơ chày cao lên phía trên, người ngả chày ra phía sau, người hạ chày xuống cối, làm cho người xem thấy cảnh giã gạo liên tục, dồn dập. + H/s quan sát tranh và trả lời theo cảm nhận riêng. + Học sinh nghe giáo viên tóm tắt. Nhận xét đánh giá - Học sinh lắng nghe 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài mùa hè.
Tài liệu đính kèm: