Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 20 - Bài 20: Vẽ tranh Đề tài "Ngày Tết hoặc lễ hội

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 20 - Bài 20: Vẽ tranh Đề tài "Ngày Tết hoặc lễ hội

I- MỤC TIÊU:

- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương.

- Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương.

- Học sinh thêm yêu đất nước.

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1- Giáo viên:

- Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội.

- Một số tranh của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2- Học sinh:

- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 3398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 20 - Bài 20: Vẽ tranh Đề tài "Ngày Tết hoặc lễ hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
	Ngày soạn:13/01/2010
	Ngày giảng:16/01/2010 (Tiết 1 – 3A)
(Tiểu học Phương Thông)
Bài 20 Vẽ tranh
đề tài ngày tết hoặc lễ hội
I- Mục tiêu:
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương.
- Học sinh thêm yêu đất nước.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội.
- Một số tranh của HS năm trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2- Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động chung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
-Giới thiệu bài.
(2-3phút)
Hoạt động 1
Tìm, chọn nội dung đề tài.
(6-7phút)
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
(4-5phút)
Hoạt động 3: Thực hành:
(15-20phút)
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
(1-2phút)
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
(3 phút)
-Yêu cầu lớp trật tự.
-Yêu cầu mang đồ dùng đầy đủ.
-Dùng lời giới thiệu dẫn dắt trước khi vào bài.
+Ghi đầu bài lên bảng.
-Tổ chức trò chơi:
+Chuẩn bị một số tranh, ảnh đã cắt rời sau đó phổ biến luật chơi cho cả lớp. GV chia bảng và đánh tên từng tổ vào bảng.
+Yêu cầu mỗi nhón (tổ) sẽ nhận một bức tranh bằng những miếng ghép để thảo luận. Sau thời gian thảo luận, ra lệnh cho đại diện từng nhóm lên dán những miếng ghép của bức tranh thành những bức tranh hợp lệ. Thời gian được tính bằng một bài hát (Do cả lớp hát) hoặc điểm số từ 1 đến 10. Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất, đẹp nhất được coi là thắng cuộc.
+Kết thúc trò chơi cho cả lớp nhận xét đội nào thắng cuộc, đội nào chưa hoàn thành, vì sao chưa hoàn thành?... Sau đó chỉnh sửa, khen ngợi HS và dùng những bức tranh đó gợi ý cho HS quan sát, nhận xét: dùng câu hỏi gợi ý:
-Tranh vẽ về đề tài gì?
-Không khí của ngày hội.
-Đây là lễ hội gì? Được diễn ra ở đâu?Vì sao em biết?
-Ngoài ra em còn biết thêm lễ hội nào nữa? 
-ở quê mình thường có những lễ hội gì? Thường được tổ chức vào dịp nào hàng năm?
-Những hoạt động trong lễ hội?
-Trang trí trong ngày hội thường có những gì?
-Tóm tắt toàn bộ nội dung cho HS và tìm lời dẫn vào phần 2.
-Treo hình gợi ý cách vẽ và yêu câu HS lên bảng chỉ ra từng bước vẽ:
-Em hãy nêu từng bước vẽ tranh?
-Cho cả lớp nhận xét bạn.
-Nhận xét HS và hướng dẫn thêm cho HS cách tìm hình ảnh cho phù hợp với nội dung, cách vẽ màu cho bức tranh.
-Trước khi vào thực hành, cho HS quan sát một số bài vẽ của các bạn khóa trước để HS tham khảo.
-Nêu yêu cầu bài thực hành và tổ chức thực hành cho HS.
-Cho HS thực hành trong vở tập vẽ.
-Trong quá trình thực hành, xuống từng bàn để quan sát HS. Hướng dẫn gợi ý thêm cho các em về:
+Cách sắp xếp hình ảnh, bố cục.
+Màu sắc thể hiện
.
-Giúp đỡ những em còn lúng túng chưa hiểu về cách vẽ, tô màu để hoàn thành bài hơn.
-Cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét, đánh giá.
-Treo bài, gợi ý HS cách nhận xét bài về:
+Hình ảnh trong tranh đã xinh động chưa?
+Cá nhân vật trong tranh đã diễm tả đầy đủ chưa?.
+ Theo em thích bài nào nhất? Vì sao em thích những bài đó?
-Nhận xét HS, xếp loại bài và khen ngợi, biểu dương những bài vẽ đẹp, động viên nhưng em chưa hoàn thành để bài giờ sau hoàn thành tốt hơn.
-Nhận xét chung tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau, bài “Tìm hiểu về tượng”.
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Giở đồ dùng ra kiểm tra.
-Chú ý nghe.
-Nghe yêu cầu trò chơi.
-Chơi trò chơi.
-Quan sat tranh, ảnh. Trả lời khi GV hỏi:
-Lễ hội.
-Vui tươi, nhộn nhịp.
-Lễ hội Đền Hùng, đua thuyên được diễn ra ở đền, chùaVì cảnh vật xung quanh có đền, mái đền, cây cối..
-Lễ hội đua thuyền, trọi trâu, chọi gà, đấu vật
-Thường có lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào dịp tết hàng năm.
-Tung còn, đẩy gậy, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đánh trông
-Có bóng bay, cành đào, cờ lễ hội, cờ Tổ Quốc
-Chú ý nghe.
-Chú ý quan sát và một em lên bảng chỉ từng bước vẽ:
*B1: Tìm hình ảnh chính bức tranh và vẽ phác cho cân đối khổ giấy.
*B2: Vẽ hình ảnh cho rõ nội dung và vẽ thêm cảnh phụ cho bức tranh thêm sinh động.
*B3: Chỉnh sửa các hình ảnh trong bức tranh cho gần giống với nhân vật.
*B4: Tô màu hoàn thành bức tranh.
-Chú ý, quan sát GV hướng dẫn 
-Quan sát bài vẽ của các bạ khóa trước.
-Nghe yêu cầu thực hành.
-Cả lớp làm bài thực hành.
-Trình bày sản phẩm, cùng GV chon bài và đánh giá sản phẩm.
-Tự xếp loại sản phẩm và
nhận xét theo cảm nhận riêng.
-Nghe yêu cầu bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docMI THUAT 3 BAI 20 BAI SOAN DU THI GVDG.doc