Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 bài 21 (Vẽ trang trí hình tròn)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 bài 21 (Vẽ trang trí hình tròn)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết để trang trí hình tròn theo ý thích.

 - Học sinh biết sáng tạo họa tiết và vẽ màu để trang trí hình tròn.

 2. Kỹ năng:

 - Học sinh trang trí được hình tròn theo ý thích.

 - Học sinh sáng tạo được họa tiết và vẽ được màu để trang trí hình tròn.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có ý thức nề nếp trong học tập.

 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.

 - Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.

- Phương pháp hỗ trợ: Gợi mở - vấn đáp.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 4293Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 bài 21 (Vẽ trang trí hình tròn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết để trang trí hình tròn theo ý thích.
	- Học sinh biết sáng tạo họa tiết và vẽ màu để trang trí hình tròn.
	2. Kỹ năng:
	- Học sinh trang trí được hình tròn theo ý thích.
	- Học sinh sáng tạo được họa tiết và vẽ được màu để trang trí hình tròn.
	3. Thái độ:
	- Học sinh có ý thức nề nếp trong học tập.
	- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
	- Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.
- Phương pháp hỗ trợ: Gợi mở - vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Một số tranh mẫu về trang trí hình tròn.
	- Một số đồ vật được trang trí dạng hình tròn: cái đĩa, cái khay tròn.
	- Một số bài trang trí hình tròn của học sinh khóa trước.
	- 3 hình tròn còn thiếu họa tiết và chưa vẽ màu..
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Sách giáo khoa Mĩ thuật 4, Vở tập vẽ 4. 
	- Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách giáo khoa Mĩ thuật 4, Vở tập vẽ 4. 
Sách giáo viên Mĩ thuật 4. 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Giảng bài mới: 
* Dẫn dắt vào bài mới.
Bài 21: Vẽ trang trí
 TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
1. Quan sát nhận xét:
- Các yếu tố trong trang trí cơ bản.
 + Bố cục.
 + Hình mảng.
 + Họa tiết.
 + Màu sắc.
- Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
2. Cách vẽ:
- Các bước tiến hành.
- Vẽ họa tiết.
- Vẽ màu.
- Tham khảo bài của học sinh khóa trước.
3. Thực hành:
 * Trò chơi:
 * Thực hành:
4. Nhận xét đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá giờ học.
- Giáo dục: 
IV. Dặn dò - kết thúc:
1'
1’-2’
1’
4’
2’-3’
1’
1’
1’
2’-3’
18’
2’-3'
1’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có). 
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh nhắc lại những bài trang trí hình cơ bản đã học.
- Nhận xét và củng cố.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng:
Bài 21: Vẽ trang trí
 TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu 2 đồ vật được trang trí dạng hình tròn: cái đĩa, cái khay tròn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những đồ vật dạng hình tròn có trang trí trong cuộc sống. 
- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình tròn và đặt ra hệ thống câu hỏi: 
 + Cách sắp xếp hình mảng, họa tiết?
 + Vị trí của các mảng chính, mảng phụ?
 + Họa tiết trang trí hình tròn là họa tiết gì?
 + Cách vẽ màu như thế nào?
- Giáo viên củng cố và kết luận.
- Chuyển ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 + Thế nào là trang trí hình tròn cơ bản?
 + Thế nào là trang trí hình tròn ứng dụng?
- Giáo viên củng cố và mở rộng.
Hoạt động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành trang trí hình vuông.
- Nhận xét và củng cố.
- Chuyển ý.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng sang hình tròn.
- Giáo viên nhận xét và củng cố.
- Chuyển ý.
- Hướng dẫn học sinh vẽ các loại họa tiết khác nhau: 
 + Họa tiết hoa lá, họa tiết con vật, họa tiết là các đường thẳng, đường cong.
 + Có thể lấy họa tiết ở bài trang trí đường diềm, trang trí hình vuông để trang trí hình tròn nếu phù hợp.
- Chuyển ý.
- Hướng dẫn học sinh vẽ màu:
 + Họa tiết ở mảng chính chọn màu tươi sáng như màu vàng, cam, đỏ, hồng để nổi rõ mảng chính. Vẽ màu đậm đà, đều tay.
 + Họa tiết ở mảng phụ chọn màu tối hơn như màu nâu, xanh đậm, tím
- Giáo viên cho học sinh xem bài trang trí hình tròn của học sinh khóa trước và đặt ra câu hỏi:
 + Bài nào đẹp, vì sao?
 + Bài nào chưa đẹp, vì sao?
- Giáo viên tổ chức trò chơi:
 + Chia lớp thành 3 nhóm: mỗi nhóm cử 3 học sinh lên tham gia trò chơi.
 + Luật chơi: vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu để hoàn chỉnh bài trang trí hình tròn, nhóm nào vẽ nhanh sẽ thắng.
 + Thời gian: 2'	
- Giáo viên nhận xét, công bố nhóm thắng, tuyên dương khích lệ học sinh.
- Giáo viên cho học sinh thực hành.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để học sinh khá sáng tạo họa tiết và vẽ màu theo ý thích; giúp đỡ học sinh yếu, còn lúng túng.
- Hết giờ, yêu cầu học sinh dừng vẽ.
- Chọn một số bài đạt và chưa đạt, gợi ý để học sinh nhận xét.
- Cho học tự sinh đánh giá, xếp loại bài của mình và của bạn.
- Nhận xét và kết luận.
- Chuyển ý.
- Nhận xét tiết học: tinh thần, thái độ học tập.
- Giáo dục học sinh:
 + Biết yêu quý sản phẩm làm ra.
 + Biết cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
 + Biết làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống.
- Dặn dò học sinh: 
 + Tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
 + Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả để chuẩn bị bài sau:
Bài 22: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ.
- Cho học sinh nghỉ, chào học sinh.
- Chào giáo viên. 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Bày đồ dùng học tập lên bàn
- Học sinh trả lời: trang trí đường diềm, trang trí hình vuông.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi tên bài vào vở:
Bài 21: Vẽ trang trí
 TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
Hoạt động 1: Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe.
- Học sinh trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Cái đĩa, cái khay tròn, hình tròn trang trí trên viên gạch lát nền.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Đăng đối qua các trục.
 + Mảng chính nằm ở giữa hình tròn, mảng phụ ở xung quanh, phía ngoài.
 + Họa tiết hoa lá, các đường thẳng, đường cong.
 + Màu tươi sáng tập trung ở trọng tâm.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Trang trí cơ bản: họa tiết đối xứng qua các trục, có mảng chính ở trọng tâm, mảng phụ ở xung quanh
 + Trang trí ứng dụng: không cần đối xứng nhưng cân đối về bố cục, màu sắc (cái đĩa, khay tròn).
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Học sinh trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Bước 1: Vẽ hình vuông và kẻ các trục. 
 + Bước 2: Vẽ các mảng chính, mảng phụ bằng các nét thẳng.
 + Bước 3: Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng.
 + Bước 4: Vẽ màu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Bước 1: Vẽ hình tròn và kẻ các trục. 
 + Bước 2: Vẽ các mảng chính, mảng phụ bằng các nét thẳng.
 + Bước 3: Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng.
 + Bước 4: Vẽ màu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn vẽ họa tiết.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu.
- Học sinh quan sát và trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Bài 4: Đẹp vì họa tiết đẹp, vẽ màu tươi sáng nổi rõ hình ảnh chính.
 + Bài 1: Chưa đẹp vì vẽ màu nhạt, màu chưa nổi rõ hình ảnh chính. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Chia nhóm và cử đại diện lên tham gia trò chơi.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Chú ý và vỗ tay để tuyên dương nhóm thắng.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên: 
- Học sinh dừng vẽ.
- Học sinh cùng giáo viên chọn bài trưng bày lên bảng để nhận xét.
- Học sinh quan sát và nhận xét theo định hướng của giáo viên:
 + Họa tiết phong phú: có họa tiết hoa lá, họa tiết con vật, họa tiết là các đường thẳng, đường cong.
 + Vẽ màu tươi sáng, nổi rõ họa tiết chính và không bị lem ra ngoài.
- Học sinh lựa chọn bài đẹp theo ý thích.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò, ghi nhớ.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Chào giáo viên.
- Học sinh bỏ quên đồ dùng, giáo viên nhắc nhở, cho học sinh mượn đồ dùng.
- Học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên gọi học sinh khác trả lời.
Học sinh còn lúng túng hoặc trả lời chưa đúng, giáo viên gợi ý thêm, hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý để học sinh khác trả lời hoặc trực tiếp chỉ ra điểm đẹp và chưa đẹp để học sinh rút kinh nghiệm.
- Học sinh lúng túng, giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 4,bài 21 (vẽ trang trí hình tròn).doc