Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 1: Học hát bài: Quê hương tươi đẹp

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 1: Học hát bài: Quê hương tươi đẹp

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hát đúng giai điệu và lời ca.

Biết bài hát quê hương tươi đẹp là dân ca của dân tộc Nùng.

- K năng: Hát đồng đều, rõ lời.

- Thái độ: Biết yêu quê hương đất nước mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác bài quê hương tươi đẹp.

- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có

- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).

2. Học sinh:

- Tập bài hát lớp 1.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 1: Học hát bài: Quê hương tươi đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: MỘT
TIẾT 1: Học hát bài: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Hát đúng giai điệu và lời ca.
Biết bài hát quê hương tươi đẹp là dân ca của dân tộc Nùng.
KÜ năng:	Hát đồng đều, rõ lời.
Thái độ:	Biết yêu quê hương đất nước mình.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác bài quê hương tươi đẹp.
Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
Học sinh:
Tập bài hát lớp 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định (2’):
	Bắt ®iƯu cho học sinh hát một bài.
Giới thiệu bài (3’) :
Tiết âm nhạc đầu tiên của năm học này chúng ta sẽ học hát bài quê hương tươi đẹp. 
 C. Các hoạt động dạy học (25’):
Hoạt động 1: Dạy bài hát quê hương tươi đẹp (15’):
Mục tiêu: 	Biết bài hát quê hương tươi đẹp là dân ca của dân tộc Nùng.
Đọc đúng lời ca, hát đồng đều, hoà giọng với cả lớp.
Phương pháp:	Hát mẫu và luyện hát từng câu theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Băng nhạc, máy hát băng (đĩa).
Tập bài hát lớp 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài hát:	 
	Quê hương tươi đẹp là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng. Dân tộc này sinh sống ở vùng rẻo thấp rừng núi phía Bắc nước ta. Giai điệu bài ca mượt mà, êm ả, ngợi ca tình yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam. Phần lời ca (tiếng Việt) do tác giả Anh Hoàng sáng tác.
	b) Hát mẫu:
	Hát mẫu hoặc dùng băng (đĩa nhạc) cho học sinh nghe.
c) Khởi động giọng:
	Hướng dẫn học sinh xướng theo mẫu âm: đô rê mi pha son, son pha mi rê đô.
d) Đọc lời ca:
 	Đọc mẫu từng câu cho học sinh nghe và hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
	Chia nhóm và yêu cầu học sinh đọc lời ca theo từng nhóm, đọc đối đáp, cả lớp và một vài cá nhân.
e) Dạy hát từng câu:
	Hát mẫu từng câu.
	Hướng dẫn học sinh hát câu 1, câu 2 và ôn lại 2 câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
	Trong quá trình dạy hát, kiểm tra vài học sinh để điều chỉnh sai sót cho học sinh.
f) Luyện tập:
	Cho học sinh hát lại nhiều lần theo nhóm, cả lớp. Nhắc nhở học sinh hát nhẹ nhàng, không hát quá to, tốc độ vừa phải, hoà giọng với cả lớp. 
	Lắng nghe và ghi nhớ.
	Lắng nghe.
	Xướng theo mẫu âm.
	Đọc lời ca từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
	Học sinh đọc lời ca theo yêu cầu của giáo viên.
	Lắng nghe.
	Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.
	Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa:
Mục tiêu: 	Tập cho học sinh biết hát kết hợp động tác phụ hoạ và vỗ tay theo phách.
Phương pháp:	Làm mẫu và luyện tập.
Đồ dùng:	Thanh gõ đệm (nếu có)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Vừa hát vừa vỗ tay theo phách:
	 Giáo viên vừa hát vừa vỗ tay theo phách làm mẫu cho học sinh xem.	
	Hướng dẫn học sinh cách vỗ tay theo phách ở các tiếng như sau:
Ví dụ: 
Quê hương em biết bao tươi đẹp.
 x	 x	 x x
Đồng lúa xanh,núi rừng ngàn cây
x x x x
	Yêu cầu học sinh hát và vỗ tay theo phách theo từng nhóm, cả lớp và cá nhân. 
 	Lắng nghe và sửa lỗi cho học sinh.
b) Vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng.
 	Làm mẫu cho học sinh xem: nhấc chân trái trước rồi đến chân phải theo giai điệu của bài hát.	
	Gọi vài học sinh lên bảng làm cho cả lớp xem. 	
	Lắng nghe và quan sát
	Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
	Hát và vỗ tay theo yêu cầu của giáo viên.
	Quan sát giáo viên làm mẫu.
	Vài cá nhân lên thực hiện
 D. Củng cố, dặn dò:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Củng cố kiến thức:
	Bạn nào nhắc lại cho thÇy biết hôm nay chúng ta học hát bài gì do ai sáng tác?
	Nội dung bài hát này ca ngợi điều gì?
b) Giáo dục tư tưởng:	
	Trong bài hát, quê hương Việt Nam ta có những cảnh đẹp gì? 
	Quê hương chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp phải không. Vì vậy sau khi học bài hát này, thÇy hi vọng các con sẽ cảm thấy yêu quê hương đất nước mình hơn nữa nhé.
c) Dặn dò:
	Nhận xét tiết học
	Dặn học sinh về nhà tập lại bài hát cho thuộc và ôn lại các động tác đã học.
	Trả lời
	Bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam.
	Trong bài hát, quê hương ta có cánh đồng và có núi, có rừng.
	Lắng nghe
	Lắng nghe
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_1_tiet_1_hoc_hat_bai_que_huong_tuoi.doc