Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 2: Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 2: Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hát đúng giai điệu và lời ca.

Tập biểu diễn bài hát.

- Kỉ năng: Hát đồng đều, rõ lời và vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

- Thái độ: Biết yêu quê hương đất nước mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác bài quê hương tươi đẹp.

- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có

- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).

- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ.

2. Học sinh:

- Tập bài hát lớp 1.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 2: Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: MỘT
TIẾT 2: Ôn bài hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Hát đúng giai điệu và lời ca.
Tập biểu diễn bài hát.
Kỉ năng:	Hát đồng đều, rõ lời và vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Thái độ:	Biết yêu quê hương đất nước mình.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác bài quê hương tươi đẹp.
Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ.
Học sinh:
Tập bài hát lớp 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ (5’):
	Yêu cầu vàihọc sinh hát lại bài hát quê hương tươi đẹp đã học tiết trước.
Giới thiệu bài (1’) :
Tiết âm nhạc hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát bài quê hương tươi đẹp và tập một vài động tác vận động phụ hoạ cho bài hát. 
	C. Các hoạt động dạy học (20’):
Hoạt động 1: Ôn bài hát quê hương tươi đẹp (10’):
Mục tiêu: 	Giúp học sinh ôn lại bài hát quê hương tươi đẹp.
Đọc đúng lời ca, hát đồng đều, hoà giọng với cả lớp.
Phương pháp:	Đàm thoại và luyện tập hát theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Băng nhạc, máy hát băng (đĩa).
Tập bài hát lớp 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Ôn luyện bài hát quê hươg tươi đẹp: 
	Tiết trước chúng ta đã học hát bài “Quê hương tươi đẹp”, trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát này một lần nữa.
	Bạn nào cho cô biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” do ai sáng tác?
	Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại 3-4 lần.
	Trong quá trình nghe học sinh hát, giáo viên chú ý và tập lại những đoạn học sinh thường hát sai.
b) Cho học sinh hát kết hợp với vận động phụ hoạ:
	Hướng dẫn cho học sinh vỗ tay theo nhịp của bài hát như sau:
	Quê hương em biết bao tươi đẹp.
	 x 
	Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây.
	 x
 Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về.
 x
	Ngàn lời ca vui mừng chào đón.
	 x
	Thiết tha tình quê hương.
	 x
	Giáo viên làm mẫu cho học sinh xem từng động tác như sau: vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp và bước chân ngang qua trái qua phải nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát.
	Yêu cầu học sinh đứng lên và làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
c) Hướng dẫn cho học sinh biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca):
	Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát “quê hương tươi đẹp”.
	Gọi vài học sinh (nhóm 3-4) lên bảng hát và kết hợp với những động tác vừa học.
	Trong quá trình học sinh hát, giáo viên theo dõi và điều chỉnh cho học sinh biểu diễn được hay hơn.
	Lắng nghe.
	Bài hát “Quê hương tươi đẹp” là dân ca Nùng, do Anh Hoàng viết lời tiếng Việt.
	Học sinh hát.
	Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.
	Quan sát và lắng nghe.
	Quan sát giáo viên hướng dẫn.
	Làm theo hướng dẫn cho học sinh.
	Cả lớp hát.
	Vài học sinh len hát theo cá nhân, theo nhóm 3, nhóm 4 học sinh.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca (10’)
Mục tiêu: 	Tập cho học sinh biết hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Phương pháp:	Làm mẫu và luyện tập .
Đồ dùng:	Thanh gõ đệm bằng tre hoặc gỗ (nếu có).
	Tập bài hát lớp 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
	 Giáo viên vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca làm mẫu cho học sinh xem như sau:(hát tiếng nào thì vỗ tay theo tiếng đó, không hát thì không vỗ tay)
Ví dụ:
	Quê hương em biết bao tươi đẹp.
	 x x x x x x x 
	Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây.
	 x x x x x x x
 Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về.
 x x x x x x x x
	Chia lớp thành 3-4 nhóm và yêu cầu học sinh hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo từng nhóm, cả lớp và cá nhân như sau:
Nhóm1: Quê hương em biết bao tươi đẹp.
Nhóm2: Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây.
Nhóm3: Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về.
Nhóm4: Ngàn lời ca vui mừng chào đón.
Cả lớp: “Thiết tha tình quê hương”.
 	Lắng nghe và sửa lỗi cho học sinh.
b) Vừa hát vừa vỗ tay (gõ) theo tiết tấu lời ca:
 	Hát và và vỗ tay (dùng thanh phách) gõ làm mẫu cho học sinh xem.
	Yêu cầu cả lớp gõ lại.
	Gọi vài học sinh lên bảng làm cho cả lớp xem. 
	Cho học sinh cả lớp vừa hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca lại 1 lần.
	Quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
	Hát và vỗ tay theo yêu cầu của giáo viên.
	Quan sát giáo viên làm mẫu.
	Làm theo yêu cầu của giáo viên.
	Vài học sinh lên bảng làm.
	Cả lớp hát.	
 D. Củng cố, dặn dò (5’):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Củng cố kiến thức:
	Tổ chức trò chơi “Đồ – Mi – Son”: Giáo viên đọc tên nốt, học sinh làm động tác theo từng nốt, tốc độ càng lúc càng nhanh dần.
 * Hướng dẫn các động tác như sau:
	+ Đồ: bàn tay nắm lại.
	+ Mi: Bàn tay mở ra.
	+ Son: Ngón tay chụm lại.
	Nhận xét trò chơi.
	Giáo viên hát mẫu lại 1 lần cho học sinh nghe.
	Yêu cầu 1 học sinh hát lại và vỗ tay theo tiết tấu lời ca cho cả lớp nghe.
	Nhận xét học sinh hát.
b) Dặn dò:
	Nhận xét tiết học
	Dặn học sinh về nhà tập lại bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu cho thuộc và ôn lại các động tác đã học.
	Chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
	Lắng nghe.
	1 học sinh hát.
	Nhận xét bạn hát có hay không.	
	Lắng nghe.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_1_tuan_1_tiet_2_on_bai_hat_que_huong.doc