Giáo án môn Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 15: Học hát: Bài ngày mùa vui. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 15: Học hát: Bài ngày mùa vui. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc

HỌC HÁT : BÀI NGÀY MÙA VUI

GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

NGHE NHẠC

I. Mục tiêu

Kỹ năng:

- HS ôn tập để trình bày thuần thục bài Ngày mùa vui qua cách hát hoà giọng đối đáp.

Kiến thức:

- HS biết sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc.

Thái độ:

- Qua hoạt động nghe nhạc, các em thêm hiểu biết và gắn bó với nghệ thuật âm nhạc.

II. Chuẩn bị của giáo viên

Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.

- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.

- Chép lời hai lên bảng.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 15: Học hát: Bài ngày mùa vui. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 3
TIẾT 15
Từ ngày 	đến ngày
HỌC HÁT : BÀI NGÀY MÙA VUI
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
NGHE NHẠC
Mục tiêu
Kỹ năng:
HS ôn tập để trình bày thuần thục bài Ngày mùa vui qua cách hát hoà giọng đối đáp.
Kiến thức:
HS biết sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc.
Thái độ:
Qua hoạt động nghe nhạc, các em thêm hiểu biết và gắn bó với nghệ thuật âm nhạc.
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên:
Nhạc cụ quen dùng.
Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.
Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.
Chép lời hai lên bảng.
Học sinh:
Sách giáo khoa lớp 3
Hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Học hát NGÀY MÙA VUI
Phương pháp: làm mẫu , luyện tập
1.Nghe bài hát:
HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
2.Trình bày lời một đã học:
Theo cách hát đối đáp:
GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một.
Theo cách hát nối tiếp:
GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
3.Tập hát lời hai:
-HS đọc lời hai trên bảng.
-GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.
GV hướng dẫn một vài chỗ cần thiết, sau đó đổi lại phần trình bày.
GV nhắc HS lấy hơi khi hết mỗi câu hát.
-Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp:
Chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời hai.
GV chỉ định 2 HS trình bày, GV nhận xét và hướng dẫn những chỗ cần thiết.
4.Hát đầy đủ cả hai lời:
-Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét .
-Nửa lớp hát lời 1, nửa kia hát lời 2 , rồi đổi ngược lại.
-Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp.
5.Hát kết hợp vận động:
-GV mời 1-2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ. GV nhận xét, cho điểm tượng trưng.
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
-Đàn bầu:
GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Aâm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót.
-Đàn nguyệt:
HS xem tranh. GV thuyết trình: Cây đàn này có thân hình đàn tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.
-Đàn tranh:
GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng để hoà tấu trong các dàn nhạc dân tộc hoặc đệm cho ngâm thơ, hát 
Hoạt động 3: Nghe nhạc
Có thể cho HS nghe âm thanh của ba cây đàn trên hoặc trích đoạn nhạc không lời. GV giới thiệu tên bản nhạc.
Hình thức: Cá nhân, nhóm , cả lớp
HS ghi bài
HS thực hiện
HS hát lời 2
1-2 em đọc lời ca 
HS thực hiện
HS tập hát và lấy hơi nhẹ nhàng
HS thực hiện
HS trình bày
HS thực hiện
HS trình bày
HS hát và vận động
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi bài
HS theo dõi
HS nghe nhạc và cảm nhận
Rút kinh nghiệm
Ngày thángnăm 	Ngày tháng năm
	BGH	Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_3_tiet_15_hoc_hat_bai_ngay_mua_vui_g.doc