I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát
- Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát.
- Thái độ: Qua bài hát, giáo dục học sinh vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Các thanh gõ đệm (nếu có).
- Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước.
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 10: Học hát bài: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh nắm được giai điệu, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát. Thái độ: Qua bài hát, giáo dục học sinh vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em. Các thanh gõ đệm (nếu có). Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước. Máy hát, băng đĩa bài hát. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Phần mở đầu (7’): Bắt cho học sinh hát bài “Bài ca đi học”. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn bài cũ: Gọi 1 nhóm học sinh hát và múa minh hoạ bài hát Trên ngựa phi nhanh Gọi vài học sinh hát lại và vỗ tay theo phách. Gọi 2 học sinh đọc lại bài TĐN số 2 Nhận xét, cho điểm học sinh. Giới thiệu bài mới: Tuổi thơ với mái trường là một đề tài được nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ,quan tâm, có nhiều bài hát hay viết về đề tài này. Bài hát “Khăn quàng thắm mãi vai em” của tác giả Ngô Ngọc Báu được viết ở giọng Đô trưởng. Tính chất nhịp nhàng, vui tươi, lời ca giản dị, gợi lên niềm sướng vui, tự hào và những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò được mang trên vai chiếc khăn quàng tươi thắm. Giáo viên mở băng cho học sinh nghe 2 lần. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). 1 nhóm 3-4 học sinh hát và múa minh hoạ. 1-3 học sinh hát. 2 học sinh đọc. Lắng nghe. Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. Phần hoạt động (25’): Hoạt động 1: Tập hát bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”: (15’) Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Khăn quàng thắm mãi vai em. Giáo dục các em biết vươn lên trong học tập, xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước. Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 Máy hát, băng đĩa bài hát. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Tập cho học sinh đọc lời ca từng câu: Câu 1: Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương Câu 2: Khăn quàng trên vai chúng em tới trường Câu 3: Em yêu khăn em càng gắn học hành Câu 4: Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh. Câu 5: Nhìn bao khăn thắm tươi, lòng ngập bao sướng vui. Câu 6: Hát vang lên chào đón tương lai. Câu 7: Màu khăn luôn nhắc em, học tập luôn gắn siêng, làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em Câu 8: Em reo vang muôn ngàn đoá hoa tươi Câu 9: Lao động kiến thiết chúng em xây đời Câu 10: Tương lai em như ngàn đoá hoa tươi Câu 11: Nở trong ánh nắng từng bừng sớm mai Đọc lại câu 5,6,7 Giáo viên vừa đọc lời ca vừa vỗ tay theo tiết tấu cho học sinh xem, yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Khăn quàng thắm mãi vai em”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài. Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Trong quá trình tập hát, giáo viên gọi vài học sinh hát để sửa lỗi cho học sinh. Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát như sau: Lời 1: Học sinh hát hoà giọng Lời 2: Một học sinh lĩnh xướng đoạn a (Em reo vangtưng bừng sớm mai), tiếtp theo cả lớp hát hoà giọng. Kết bài: Hát nhắc lại Làm sao cho khăn quàng thắm mãi vai em. 1-3 học sinh đọc. Tập đọc lời ca từng câu Đọc lời ca và vỗ tay theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. 1-4 học sinh hát. Trình bày bài hát theo hướng dẫn Hoạt động 2: Tập hát kết hợp gõ đệm: (10’) Mục tiêu: Học sinh hát đúng và biết kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp. Phương pháp: Làm mẫu, luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. Các thanh gõ đệm. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Tập gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca: Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo phách: Ví dụ: Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương x x x x x x x x Yêu cầu học sinh hát và vỗ tay (gõ đệm) theo hướng dẫn của giáo viên. Luyện tập theo dãy, tổ, nhóm. Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo nhịp: Ví dụ: Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương x x x Bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp Gọi vài học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo nhịp. Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. b) Giáo dục tư tưởng: Được vinh dự đeo khăn quàng trên vai, các con nên cảm thấy tự hào và cần cố gắng học tập để góp phần làm cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn. Quan sát và lắng nghe giáo viên gõ đệm. Hát và vỗ tay theo yêu cầu của giáo viên. Quan sát và lắng nghe. Cả lớp hát. 1-4 học sinh hát. Lắng nghe. C. Phần kết thúc: (3’) - Cho học sinh nghe lại băng mẫu bài hát: “Khăn quàng thắm mãi vai em”. - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 2 lần và gõ đệm theo phách và theo nhịp - Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: