I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Hát đúng chỗ luyến hai nốt nhạc với trường độ móc đơn chắm dôi và móc kép.
Biết bài hát Chú voi con ở Bản Đôn do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác
- Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát.
Tập trình bày bài hát theo hình thức hoà giọng và lĩnh xướng
- Thái độ: Qua bài hát, các em thêm yêu thích các bài hát dân ca.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
- Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 26 : Học hát bài: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN MỤC TIÊU: Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Hát đúng chỗ luyến hai nốt nhạc với trường độ móc đơn chắm dôi và móc kép. Biết bài hát Chú voi con ở Bản Đôn do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. Tập trình bày bài hát theo hình thức hoà giọng và lĩnh xướng Thái độ: Qua bài hát, các em thêm yêu thích các bài hát dân ca. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát Chú voi con ở Bản Đôn Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan, Máy hát, băng đĩa bài hát. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Phần mở đầu (5’): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài mới: Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể rằng: Ông sáng tác bài hát Chú voi con Bản Đôn trong một chuyến đi thực tế ở Đắc Lắc (Tây Nguyên) năm 1983. khi đến Buôn Đôn thì những con voi đều làm việc ở rừng. Ở nhà chỉ còn những chú voi bé nhỏ chưa đến tuổi lao động. Ông viết bài hát dựa trên một nét dân ca Ê-đê. Bài hát vừa ra đời đã được dân làng và nhất là các em nhỏ ở Tây Nguyên nồng nhiệt đón nhận. Sau nhiều năm, bài hát càng phổ biến rộng rãi. Người dân Buôn Đôn rất tự hào có bài hát này. Giáo viên mở băng cho học sinh nghe. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). Lắng nghe Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. Phần hoạt động (25’): Hoạt động 1: Tập hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn”: (15’) Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Chú voi con ở Bản Đôn. Hát đúng chỗ luyến hai nốt nhạc với trường độ móc đơn chắm dôi và móc kép. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Máy hát, băng đĩa bài hát. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại, luyện tập a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Bài hát này được chia làm hai đoạn: Đoạn 1: Chú voi con ham chơi Đoạn 2: Còn lại Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Giáo viên đọc lời ca và gõ đệm theo tiết tấu và yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Chú voi con ở Bạn Đôn”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài. Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Gọi vài học sinh hát để sửa lỗi cho học sinh. Lưu ý: Tập cho học sinh hát đúng những tiếng có luyến hai nốt nhạc. Thể hiện rõ nốt móc đơn chấm dôi và móc kép đi liền nhau. c) Hướng dẫn học sinh hát theo cách lĩnh xướng và hoà giọng: Hướng dẫn học sinh hát như sau: Hát lời 1: Tập trình bày theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. Giáo viên cử một học sinh hát đoạn 1 (lĩnh xướng). Tất cả cùng hát đoạn 2 (hoà giọng). Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ trình bày cách hát trên một lần. Giáo viên nhận xét, đánh giá Hát lời 2: yêu cầu học sinh tự hát theo cách trên. Giáo dục tư tưởng cho học sinh. d) Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Tên trò chơi: Thi hát các bài hát về con vật Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội: A và B, mỗi đội cử 1 bạn lên oẳn ù xì để dành quyền hát trước. Đến dội nào thì đội đó phải hát một bài hát có tên một con vật (bài hát thiếu nhi) Luật chơi: Trong 5 tiếng đếm không hát được thì thua. Sau 2 phút độc nào hát được nhiều bài hát hơn và đúng hơn sẽ chiến thắng. Nhận xét 2 đội chơi, khen đôïi có nhiều hiểu biết về các bài hát thiếu nhi Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp Lắng nghe 1-3 học sinh đọc. Tập đọc lời ca từng câu Đọc lời ca và gõ đệm theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. 1-4 học sinh hát. Học sinh hát theo hướng dẫn Thực hiện theo hướng dẫn của học sinh Lắng nghe. Học sinh tham gia trò chơi Hoạt động 2: Bài đọc thêm Thời niên thiếu của Sô-panh (10’): Mục tiêu: Học sinh hiểu biết thêm về nhạc sĩ Sô-panh Đồ dùng: Băng nhạc có một sáng tác của Sô-panh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp: Đàm thoại, trực quan. Yêu cầu 2 học sinh đọc bài đọc thêm trong sách giáo khoa. Giới thiệu: Sô-panh là nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan và cũng là nhạc sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới. Ông có nhiều đóng góp cho lịch sử âm nhạc không chỉ vì tài sáng tài sáng tác âm nhạc mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn piano kiệt xuất. Đọc cho học sinh nghe một số câu chuyện khác về nhạc sĩ Sô-panh Cho học sinh nghe một sáng tác nổi tiếng của So-panh. Hình thức: Cá nhân, cả lớp 2 học sinh đọc Lắng nghe C. Phần kết thúc: (5’) - Bài hát Chú voi con ở Bản Đôn là sáng tác của ai? - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát và gõ đệm theo phách. - Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm. NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: