Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Nguyễn Thị Tuyết

Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Nguyễn Thị Tuyết

Chào cờ

Tập trung toàn trường

Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU:

Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

II. CHUẨN BỊ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1. Ổn định tổ chức

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÇN 21
Thø hai ngµy 18 th¸ng 1 n¨m 2010.
Chµo cê
TËp trung toµn tr­êng 
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định tổ chức
2.Bài cũ : Kiểm tra VBT của HS.
3.Bài mới : *Giới thiệu bài : 
a. Giới thiệu cách tính : 
Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau:
- Chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. 
 - Hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
b. Thực hành : 
Bài 1: Hướng dẫn để HS tự làm
Bài 1 : HS thảo luận để tìm cách tính
Chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
Giải :
Chiều dài HCN lớn :
3,5 x 2 + 4,2 = 11,2 (m)
Diện tích HCN lớn :
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích HCN bé :
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
3,5m
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1, chia khu đất thành ba hình chữ nhật.
HS trao đổi làm theo nhóm.
- GV có thể hướng dẫn HS nhận biết một cách làm khác:
HS có thể có một cách làm khác:
+ Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất.
+ Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
+ Diện tích của khu đất bằng diện tích cả hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
40,5m
50m
50m
40,5m
30m
100,5m
Trình bày bài giải
4. Củng cố : Nhận xét giờ học
5. Dặn dò : BTVN- VBT
Âm nhạc 
( GV chuyên ngành soạn - giảng)
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
 (Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh - Xuân Lưu )
MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, rành mạch; biết đọc diễn cảm bài văn,biết đọc phân biệt giọng các nhân vật. 
	- Hiểu các ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
CHUẨN BỊ :
Bảng phụ .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra Nhà tài trợ đặc biệt của CM
Nhận xét + cho điểm 
1HS đọc + trả lời câu hỏi 
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
 a. Luyện đọc : 
- GV chia 4 đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- HS dùng bút chì đánh dấu 
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai
 - HS đọc nối tiếp
+ HS luyện đọc từ ngữ khó: ám hại, song toàn...
+ Đọc phần chú giải
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc theo nhóm 5 
 2 HS đọc cả bài 
b. Tìm hiểu bài: 
+ Ông Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
* Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời...
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh?
*2 – 3 HS nhắc lại cuộc đối đáp.
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
*Vua mắc mưu GVM...GVM còn lấy việc quân đội thua trên sông Bạch Đằng để đối lại nên làm vua giận...
+Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
* Vì GVM vừa mưu trí vừa bất khuất, để giữ thể diện dân tộc....ông dám đối lại 1 vế đối tràn đầy lòng tự hào dtộc.
 c. Đọc diễn cảm : 
Đưa bảng phụ ghi sẵn và hướng dẫn đọc đoạn đối thoại..
HS đọc theo hướng dẫn 
5 HS đọc phân vai
Cho HS thi đọc
Nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay 
- 3 HS thi đọc phân vai
Lớp nhận xét
4.Củng cố 
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn HS về kể chuyện này cho người thân
Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
 I. MỤC TIÊU :
 - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này.
 - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền KT Cam-pu-chia và Lào .
 + Lào không giáp biển, địa hình phần lớn núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng có dạng lòng chảo.
 + Cam-pu-chia sx và chế biến nhiều lúa gạo, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt hải sản; Lào sx gỗ và lúa gạo, quế, cánh kiến.
 - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền KT đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
 II.CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ Các nước châu Á.
 - Bản đồ Tự nhiên châu Á.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :	
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
- Nêu đặc điểm dân cư và khí hậu của Châu Á.
- HS chú ý lắng nghe.
1. Cam-pu-chia và Lào
HĐ 2 : Làm việc theo nhóm :
 Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?
- HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18
*Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; 
Trình bày sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền KT Cam-pu-chia ?
Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp với Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
* Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng ( ở giữa có Biển Hồ) các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
- GV hoàn thành báng sau :
- Tìm hiểu về nước Lào,HS làm việc tương tự Cam-pu-chia.
- Đại diện nhóm trình bày
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu-chia
Thủ đô :
Nông Pênh
- Khu vực Đông Nam Á ( giáp Việt Nam, Thái Lan, Lào, biển).
- Đồng bằng dạng lòng chảo.
- Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt.
- Cá.
Lào
Thủ đô :
Viên Chăn
- Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia).
- Không giáp biển.
- Núi và cao nguyên.
- Quế, cành kiến, gỗ, lúa gạo,...
Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
- HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia, Lào.
 2. Trung Quốc
HĐ 2 : Làm việc cả lớp: 
- HS làm việc với H5 bài 18 và gợi ý trong SGK.
 Trung Quốc nằm ở phía nào của nước ta ? Thủ đô ?
* Trung Quốc là nước láng giềng của phía Bắc nước ta.Thủ đô : Bắc Kinh
Nhận xét số dân, kinh tế TQ ?
*Trung Quốc có DT lớn, số dân đông nhất thế giới, nền KT đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
Kết luận: Trung Quốc có DT lớn, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với 1 số mặt hàng CN, TCN nổi tiếng.
3. Củng cố: Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị giờ học sau: Châu Âu.
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Chính tả( Nghe - viết)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
 I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một bài văn xuôi.
- Làm được BT(2) b , BT (3) a 
II. CHUẨN BỊ : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định tổ chức
2.Bài cũ:	Kiểm tra 2 H S.
Nhận xét, cho điểm
HS viết trên bảng những tiếng có âm r/d/gi
3.Bài mới: Giới thiệu bài : 
a. HD HS nghe - viết: 
GV đọc bài chính tả 
HS theo dõi trong SGK
- 1HS đọc lại
Đoạn chính tả cho em biết điều gì?
*Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận,sai người ám hại ông.Vua Lê Thần Tông ...ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- HDHS viết từ khó:
- GV đọc từng câu của từng bộ phận ngắn trong câu...
HS luyện viết từ khó ở giấy nháp.
HS viết chính tả
Đọc toàn bài một lượt 
Chấm 5 bài
Nhận xét chung 
b. HDHS làm bài tập chính tả.
- HS tự rà soát lỗi
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
- Bài 2b:
HS đoc yêu cầu của BT2
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở,2HS lên bảng làm .
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả:
+ Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm: dũng cảm.
+Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.
+Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
- Bài 3: GV nêu yêu cầu của BT
- HS làm vào vở BT
- 4 HS lên bảng chơi thi tiếp sức...
- Nêu nội dung câu chuyện...
3.Củng cố:Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:Dặn HS về nhà kể chuyện Sợ mèo không biết cho người thân nghe.
Toán 
 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Bài cũ : 
2.Bài mới : Giới thiệu bài : 
a. Giới thiệu cách tính : 
- Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính.
- Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang.
- Đo các khoảng cách trên thực địa, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
b. Thực hành : 
A
B
E
D
G
C
Bài 1: Theo sơ đồ thì mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật và hai hình tam giác, tính diện tích của chúng, từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất. Chú ý rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính. 
Bài 1: 
Diện tích tam giác AEB :
84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
Diện tích tam giác AGC :
( 63 + 28 ) x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích HCN AEGD :
63 x 84 = 5292 (m2)
Diện tích hình ABCD là :
1176 + 1365 + 5292 = 7833 (m2)
Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1.
Bài giải:
Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật AEGD và hai hình tam giác AEB và BGC.
Thực hiện tương tự như bài 1.
3. Củng cố: Nhận xét giờ học
4. Dặn dò:Xem trước bài Luyện tập chung.
Thể dục
TUNG VÀ BẮT BÓNG. NHẢY DÂY. BẬT CAO
(GV dạy chuyên soạn - giảng)
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Làm được BT1, 2
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
II.CHUẨN BỊ :.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 HS: 
Nhận xét, cho điểm
2HS làm miệng BT 1,,3.
1 HS đọc ghi nhớ.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài: 
HS lắng nghe
 HĐ 1 : HD HS làm BT : 
 Bài 1: 
GV giao việc
Cho HS làm bài
1 HS đoc yêu cầu của BT1
- Làm bài vào vở bài tập.
HS trình bày 
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HDHS làm BT2:
GV giao việc
1 HS đọc yêu cầu của BT, đọc cột a, b 
- HS làm bài cá nhân: đánh dấu + vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ.
3HS lên bảng làm vào phiếu.
Lớp nhận xét
- GV dán giấy BT lên bảng 
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
HD HS làm BT3: 
Cho HS đọc yêu cầu của BT
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
Cho HS làm bài, dựa vào câu nói ... ại kết quả đúng
* Bài 2 :
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
HS làm bài + trình bày
+Các QHT: vì, bởi vì, nên, cho nên,...
+Cặp QHT: vì...nên, bởi vì... cho nên, nhờ... mà, tại vì...cho nên, do...mà
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
HĐ 2 : Phần Ghi nhớ : 
2 ® 3 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm.
HĐ 3 : Phần Luyện tập : 
Bài 1 :
2 HS nối tiếp đọc nộ dung BT1, 
HS làm vào vở bài tập, khoanh tròn vào QHT và cặp QHT, gạch 1 gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả.
Cho HS làm bài vào phiếu + cho HS trình bày
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- 3HS làm bài vào phiếu
- Bài 2 :
-HS đọc to yêu cầu của BT.
- 2HS giỏi làm mẫu: 
+ Tôi phải băm bèo thái khoai vì...
+ Bởi gia đình nghèo nên chú phải bỏ học.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Bài 3: 
Viết 2 câu lên bảng.Gọi 2HS lên điền căp QHT.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
HS làm bài + trình bày 
 Gọi HSKG giải thích vì sao chọn cặp QHT đó ?
+ Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
+Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 - Nhận xét + chốt lại ý đúng
- Bài 4 : (Như BT3)
- Lớp nhận xét 
* Dành cho HSKG
- HS làm vào vở bài tập Tiếng việt
- Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm 
3.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập 
Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Toán 
 DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai thác được, hai bảng phụ vẽ sẵn có các hình khai triển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ : 
2.Bài mới : Giới thiệu bài : 
HĐ 1: HD HS hình thành khái niệm về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN : 
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK.
- HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- GV nêu bài toán về tính diện tích của các mặt xung quanh 
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
GV nhận xét, kết luận.
 - HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể. 
.
- HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK và nêu lời giải bài toán.
Sxq = (a + b) x 2 x h
Stp = Sxq + a x b x 2
- HS phát biểu qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
HĐ 3 : Thực hành : 
Bài 1: 
 - HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
 S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 dm2
 S tp = 54 + 5 x 4 x 2 = 94 dm2
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
- Dành cho HSKG 
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán:
Bài giải:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2
3. Củng cố dặn dò : 
- Xem trước bài Luyện tập.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
MỤC TIÊU:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả ; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
 - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm 
- 1HS đọc lại chương trình hoạt động làm ở tiết trước 
2.Bài mới : Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Nhận xét chung về kết quả của cả lớp: 
Đưa bảng phụ viết 3 đề của tiết trước
Nhận xét chung kết quả của cả lớp
+ ưu điêm: xác định đề, bố cục,diễn đạt...
HĐ 2: Thông báo điểm cho HS : 
1 HS đọc to lại 3 đề bài ,lớp đọc thầm
- Lắng nghe
HĐ 3: HD HS chữa lỗi chung : 
Đưa bảng phụ ghi sẵn các loại lỗi HS mắc phải 
Trả bài cho HS
Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ 
Nhận xét + chữa lại những lỗi HS chữa sai.
HĐ 4: HD HS chữa lỗi trong bài : 
Cho HS đổi vở sửa lỗi
Theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
HĐ 5: Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay : 
Đọc những đoạn văn, bài văn hay
HĐ 7: Cho HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn : 
Chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại 
- Quan sát
Nhận bài, xem lại các lỗi 
HS chữa lỗi trên bảng phụ 
Lớp nhận xét 
Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
Lắng nghe + trao đổi
-Tự chọn 1 đoạn văn của mình và viết lại + đọc đoạn vừa viết 
3,Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học + khen những HS làm tốt 
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về viết lại.
Thể dục
NHẨY DÂY. BẬT CAO - TRÒ CHƠI: TRỒNG HOA TRỒNG NỤ
( GV dạy chuyên soạn - giảng)
Lịch sử
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 :
	+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH.
	+ Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam. Nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm : thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", thẳng tay giết hại những chiến sĩ CM và những người dân vô tội.
	-Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
	- Căm ghét chiến tranh và biết ơn các anh hùng thương binh, liệt sĩ.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :	
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ 1 : ( làm việc cả lớp) : 
GV giới thiệu sơ qua về tình hình miền Bắc sau chiến dịch ĐBP.
- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
- Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trong thời giam Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam,...
+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào ta.
- Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng". Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót “, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ CM và những người dân vô tội. 
+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
- Không còn con đường nào khác, nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.
HĐ 2 : ( làm việc theo nhóm) : 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử ĐBP 1954.
- HS chia nhóm
- Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
* Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
* Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
 - GV kết luận
HĐ 4 : ( làm việc cả lớp) : 
- HS lên chỉ vào bản đồ : vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, cầu Hiền Lương) 
- Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có thực hiện được không? Tại sao?
- Nguyện vọng đó không thực hiện được- Vì đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. 
- Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào
- Nó gây ra hàng loạt vụ thảm sát... Đặc biệt ngày 1-12-1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn, đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi, làm hơn 1000 người bị chết.
- Đọc nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể: ATGT
Bài 6: EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu: 
HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
II. Đồ dùng dạy - học:Tranh minh hoạ ở trang trước bài học
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS nêu ý nghĩa một số biển báo giao thông đã học.
	3. Bài mới: * Giới thiệu bài
	* Bài giảng
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm xem bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn.
Bước 1: Xem tranh
- HS xem tranh ở trang trước bài học.
Bước 2: Thảo luận nhóm
Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi :
Trong số các bức tranh nhỏ, bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn? Bạn nào đi xe đạp không an toàn? Vì sao?
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh : 
- Bạn Bi trong bức tranh số 4 đi xe đạp đúng cách và an toàn> Bạn Bi ngồi ngay ngắn trên xe đạp có đội mũ bảo hiểm và đi đúng làn đường dành cho xe đạp, sát mép đường bên phải. Các bạn còn lại đi xe đạp không an toàn.
- Tranh 1: Bạn nhỏ dang hai tay đi xe đạp, có thể bị ngã.
_ tranh 2: Các bạn nhỏ đi dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện, gây cản trở cho những xe khác.
- Tranh 3: Các bạn nhỏ đi lạng lách, suýt đâm vào xe máy đi từ bên trái tới.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu những việc cần làm và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn
- Hỏi HS: Các em có biết đi xe đạp như thế nào là an toàn không?
- Ghi lên bảng những ý kiến của HS và nhấn mạnh những việc nên làm trước khi đi xe đạp; những việc nên làm khi đi xe đạp và những việc không nên làm khi đi xe đạp.
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ khi đi xe đạp.
Hoạt động 3: Làm phần góc vui học
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Trong bức tranh là 2 chiếc xe đạp, 1 chiếc xe đạp của người lớn, 1 chiếc xe đạp của trẻ em cùng với các bộ phận liên quan đến an toàn của xe cùng với lời giải thích về chức năng của bộ phận đó.
- HS xem tranh, chọn chiếc xe có kích cỡ phù hợp với tầm vóc và nối đúng bộ phận liên quan đảm bảo an toàn của xe với chức năng của nó.
Bước 2: Kiểm tra, nhận xét, đưa đáp án
1, Mũ bảo hiểm: Bảo vệ đầu
2, Tay lái: Điều khiển xe đạp rẽ trái hoặc rẽ phải.
3, Má phanh : Kiểm soát tốc độ.
4, Chuông xe đạp: Đưa ra tín hiệu xin đường.
5, Đèn xe đạp: Chiếu sáng khi đi buổi tối.
 4. Củng cố: - 2 HS nhắc lại những điều cần nhớ
	- Nhận xét giờ học
 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS trước khi đi xe nhớ kiểm tra xe để đảm bảo an toàn và đi đúng làn đường dành cho mình.
 - BT: Các em hãy kể tên các bộ phận của xe đạp mà em cần kiểm tra trước khi đi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 Tuan 21 - GDBVMT.doc