Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 13 đến tuần 16

Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 13 đến tuần 16

I. Mục đích, yêu cầu:

 Rèn kĩ năng viết chính tả.

1. Nghe - Viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

2. Luyện đọc, viết đúng một số chữ có vần khó iu/uyu, tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dể lẳn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết (2 lần) các từ ngữ bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 14 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2356Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 13 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn chính tả
Tuần 13 Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2004
Tiết 25 chính tả (Nghe - Viết)
Đêm trăng trên Hồ Tây.
Phân biệt iu/uyu, d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả. 
Nghe - Viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Luyện đọc, viết đúng một số chữ có vần khó iu/uyu, tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dể lẳn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết (2 lần) các từ ngữ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết các từ có vần at/ac, các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
a/ Giáo viên đọc bài:
Hướng dẫn học sinh nắm nội dung.
Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
Bài viết có mấy câu?
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài tập 2: 
Gọi học sinh nêu yêu cầu.
Gọi học sinh thi làm bài đúng nhanh trên bảng lớp.
Giáo viên sửa lời phát âm cho học sinh.
1 học sinh đọc - 2 học sinh viết bảng lớp.
1, 2 học sinh đọc lại.
(Trăng toả sáng ... thơm ngào ngạt)
(6 câu)
Học sinh viết bài.
5 - 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
Học sinh đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Học sinh đọc yêu cầu của bài và các câu đố.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Bài tập 3:
Gọi chọn cho học sinh làm bài tập 3a hay 3b.
4. Củng cố, dặn dò:
 Những học sinh viết bài còn sai lỗi chính tả về nhà luyện tập. HTL các câu đố.
Học sinh bảng viết lời giải đố.
a/ Con ruồi, quả dừa, cái giếng.
b/ Con khỉ, cái chổi, quả đu dủ.
Tuần 13 Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2004
Tiết 26 chính tả (Nghe - Viết)
 Vàm cỏ đông 
 Phân biệt it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi, dấu ngã.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng thể thơ bảy chữ 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
Viết đúng một số tiếng có vần khó it/uyt làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dể lẳn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi học sinh viết bảng lớp các tiếng có vần iu/uyu.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh viết chủ từ.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc hai khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày.
 + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 + Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - chính tả.
a/ Bài tập 2:
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Gọi học sinh làm bài tập bảng lớp.
Cả lớp - Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
b/ Bài tập 3: lựa chọn.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập a hay b.
2, 3 học sinh viết bảng lớp.
Học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh làm bài vào nháp.
Từng học sinh đọc lại kết quả.
Cả lớp đọc thầm mỗi nhóm chơi trò chơi thi tiếp sức. Học sinh viết tiếng cuối đọc kết quả.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên chia bảng làm 3 phần.
4.Củng cố, dặn dò:
Về nhà đọc lại bài tập 2, 3 ghi nhớ chính tả.
Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
Cả lớp làm bài vào vở hoặc sửa vở bài tập.
Tuần 14 Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2004
Tiết 27 chính tả (Nghe - Viết)
 Người liên lạc nhỏ 
 Phân biệt ay hay ây; l/n; i/iê.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết chính xác một đoạn trong bài Người liên lạc nhỏ. Viết hoa các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẩn au/âu, âm đầu (l/n) âm giữa vần i/iê.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi học sinh viết các từ ngữ huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn ct.
Giúp học sinh nhận xét chính tả.
 + Trong bài đọc có những tên nào viết hoa?
 + Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào? 
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài tập 2:
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Cả lớp - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Cây sậy/chày giả gạo, dạy học, ngủ dậy; số bảy, đòn bẩy.
b/ Bài tập 3: lựa chọn.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập a hay b.
2, 3 học sinh viết bảng.
1 học sinh đọc lại.
Học sinh làm bài vào vở.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh làm bài cá nhân.
2 học sinh thi đua làm bài đúng nhanh.
Cả lớp chữa bài.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh thi đua thi tiếp sức, học sinh thứ năm điền âm vần cuối cùng và đọc kết quả làm bài của nhóm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên dán băng đã viết nội dung bài.
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhắc nhỡ học sinh khắc phục những lỗi còn sai trong tiết chính tả.
Học thuộc lòng khổ thơ bài tập 3a.
Cả lớp làm bài vào vở hoặc sửa vở bài tập.
Tuần 14 Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2004
Tiết 28 chính tả (Nghe - Viết)
 Nhớ việt bắc 
 Phân biệt au/âu; l/n; i/iê.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ Nhớ Việt Bắc.
Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẩn (au/âu), âm đầu (l/n) âm giữa vần i/iê.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2.
Ba băng giấy viết nội dung các câu tục ngữ bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết bảng lớp các từ có vần ay/ây, l/n.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 1 lần đoạn thơ.
Hướng dẫn học sinh nhận xét.
 + Đây là thơ gì?
 + Cách trình bày các câu thơ thế nào? 
 + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 2:
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Cả lớp - Giáo viên nhận xét.
b/ Bài tập 3: lựa chọn.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 3a.
Cách tiếng hành tương tự bài tập 2.
1 học sinh đọc 3 học sinh viết bảng.
1 học sinh đọc lại - cả lớp theo dõi bạn đọc.
5 câu - 10 dòng.
Thơ 6 - 8 (lục bát).
Học sinh viết bài.
5 - 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Mỗi tốp 3 em tiếp nối nhau thi làm bài.
5 - 7 học sinh đọc lại kết quả.
Học sinh làm bài tập.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên giải nghĩa: tay quai, hai tay chống nạnh hai bên hông như quai nồi, không chịu lao động; miệng trễ: trễ: từ cổ xưa, có nghĩa là lười biếng, trễ nải miệng không có gì mà ăn.
4.Củng cố, dặn dò:
Về nhà đọc lại bài tập 2, 3, ghi nhớ chính tả, học thuộc lòng các câu thục ngữ ở bài tập 3.
Tuần 15 Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2004
Tiết 29 chính tả (Nghe - Viết)
 Hủ bạc của người cha 
 Phân biệt ui/uôi; s/x; âc/ât.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Hủ bạc của người cha.
Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống tiếng có vần khó ui/uôi, tìm và viết đúng chính các từ chứa tiếng có âm vần dễ lẩn: s/x hoặc ât/âc.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra học sinh viết các từ màu sắc, hoa màu, lá trầu, đàn trâu, tim, nhiễm bệnh ...
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn câu thơ.
Hướng dẫn học sinh nhận xét.
 + Lời nói của người cha được viết như thế nào? 
 + Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 2:
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét.
Gọi học sinh đọc lại kết quả.
Giáo viên sửa lỗi cho các em.
b/ Bài tập 3: lựa chọn.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 3a.
3 học sinh viết bảng lớp.
1 học sinh đọc lại - cả lớp theo dõi bạn đọc.
Viết sau dấu hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng chữ đầu dòng, đầu câu viết hoa.
 Học sinh đọc thầm nội dung bài.
2 tốp mỗi tốp 4 em thi làm bài nhanh.
Học sinh thứ tự đọc kết quả của cả nhóm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Một số học sinh chữa bài.
Nhiều học sinh đọc kết quả.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhắc những học sinh còn sai lỗi chính tả về nhà sửa lỗi, ghi nhớ câu thơ để không sai lỗi.
Nhận xét tiết học.
Học sinh sửa bài (nếu sai).
Tuần 15 Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2004
Tiết 30 chính tả (Nghe - Viết)
 Nhà rông ở tây nguyên 
 Phân biệt ui/ươi; s/x; âc/ât.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả: 
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây nguyên.
Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vần dễ lẩn: s/x hoặc ât/âc.
II. Đồ dùng dạy học:
Ba hoặc bốn băng giấy viết 6 từ của bài tập 2.
Ba hoặc bốn tờ phiếu kẻ bảng viết 4 từ của bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết bảng lớp các từ ngữ: hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mật ong, quả gấc.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc lại đoạn chính tả.
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
 + Đoạn vần gồm mấy câu? 
 + Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài tập 2:
Giáo viên viết 3, 4 bảng giấy lên bảng.
b/ Bài tập 3: lựa chọn.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 3a, tổ chức cho học sinh làm bài theo cách làm tương tự bài tập 2.
3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
3 câu.
Học sinh viết bài.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
 Học sinh đọc yêu cầu, làm bài.
3, 4 nhóm tiếp nối nhau lên bảng điền đủ 6 từ cho mỗi băng giấy.
Học sinh điền các từ đã được điền hoàn chỉnh.
Học sinh đọc thầm yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài cá nhân.
Cuối cùng học sinh đọc lại, mỗi 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc lại các bài tập, rà soát lỗi.
Nhận xét tiết học.
em viết vào vở với mỗi tiếng ít nhất 2 từ.
Tuần 16 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2004
Tiết 31 chính tả (Nghe - Viết)
 đôi bạn 
 Phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả: 
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 của truyện Đôi bạn.
Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu, dấu thanh dễ viết lẩn: tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Ba băng giấy viết 3 câu văn của bài tập 2a, 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh làm lại bài tập 2.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn chính tả.
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
 + Đoạn viết có mấy câu? 
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
 + Lời của bố viết thế nào? 
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 2a.
Giáo viên dán 3 băng giấy lên bảng.
Giáo viên giải nghĩa từ: chầu hẩu, ngồi chực sẳn bên cạnh.
2, 3 học sinh làm bài.
1, 2 học sinh đọc lại - cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
6 câu - Bố bảo là 1 câu.
 Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng ...
Học sinh đọc thầm đoạn câu thơ.
Học sinh viết bài.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh đọc yêu cầu, làm bài cá nhân.
3 học sinh thi làm bài nhanh.
5, 7 học sinh đọc lại kết quả đúng.
Cả lớp sửa bài.
 Chăn trâu - châu chấu, chật chội - Trật tự, chầu hẩu - ăn trầu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên khen những học sinh viết bài chính tả và làm bài tốt.
Nhắc học sinh ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2.
Tuần 16 Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2004
Tiết 32 chính tả (Nghe - Viết)
 Về quê ngoại 
 Phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả: 
Nhớ - viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng thơ đầu bài Về quê ngoại.
Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ viết lẩn: tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a hoặc câu đố.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết bảng lớp những từ ngữ bài tập 2.
Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 10 dòng đầu bài thơ về quê ngoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát.
b/ Hướng dẫn học sinh viết bài.
 Giáo viên ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
c/ Chấm và chữa bài.
 Giáo viên chấm 5 đến 7 bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3 học sinh viết bảng lớp.
Cả lớp viết bảng con.
Hai học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
Cho học sinh đọc thầm đoạn thơ. Chú ý các từ ngữ hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm ...
Học sinh đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ.
Học sinh gấp sách giáo khoa tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
3 tốp mỗi tốp 6 em tiếp nối nhau điền tr/ch vào chỗ trống.
Một số học sinh đọc lại các câu ca dao hoặc câu đố.
 Công cha - trong nguồn, chảy ra - kính cha - cho tròn chữ hiếu. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng câu ca dao và hai câu đố bài tập 2.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13-16.doc