Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 17

Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 17

I. Mục đích, yêu cầu:

 Rèn kĩ năng viết chính tả.

1. Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em.

2. Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần để lẳn (d/gi hoặc ăc/ăt) vào chỗ trống.

II. Đồ dùng dạy học:

Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a, 2b.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1676Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2005
Tiết 33 chính tả (Nghe - Viết)
	 Vầng trăng quê em
	 Phân biệt d/gi/r, ăc/ăt.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả. 
Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em.
Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần để lẳn (d/gi hoặc ăc/ăt) vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a, 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết bảng một số từ chứa tiếng có âm đầu tr/ch.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
Giáo viên đọc đoạn văn 
Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ? 
Bài chính tả gồm có mấy đoạn ? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào ?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Lá cây mây
b/ Lá cây gạo
4. Củng cố, dặn dò:
Về nhà học thuộc lòng các câu đố và câu ca dao bài tập 2.
Nhận xét tiết học. 
2,3 học sinh viết bảng lớp, học sinh còn lại viết bảng con.
2, 3 học sinh đọc lại cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm bài tự ghi nhớ những chữ dễ viết sai.
Học sinh viết bài.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh tiếp nối nhau điền tiếng cho sẳn trong ngoặc.
 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2005
Tiết 34: chính tả (Nghe - Viết)
 âm thanh thành phố 
 Phân biệt ui/uôi; d/gi/r, ăc/ắt.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết đúng chính xác, trình bày đúng, sạch đẹp đoạn cuối bài Âm thanh thành phố. Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam và nước ngoài các chữ phiên âm.
Làm đúng các bài tập tìm từ chửa tiếng có vần khó ui/uôi, chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r yheo nghĩa đã cho
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết bài tập 2, lời giải bài tập 3 a hay b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi học sinh đọc học viết bảng lớp 5 chữ bắt đầu bằng d/gi/r.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 1 lần đoạn chính tả.
Hướng dẫn nhận xét chính tả trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - chính tả.
a/ Bài tập 2:
Giáo viên treo bảng phụ nội dung bài tập 2, mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, kết luận.
b/ Bài tập 3: Cách làm tương tự bài tập 2.
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc lại bài tập 2, 3 ghi nhớ chính tả.
Nhận xét tiết học.
2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
2, 3 học sinh đọc lại đoạn chính tả.
Học sinh viết bài vào vở.
5, 7 học sinh mang vở chấm.
Học sinh đọc yêu cầu làm bài CN.
Học sinh cuối cùng đọc kết quả.
giống - rạ - dạy
bắc - ngắt - đặc
Tuần 18: Ôn tập cuối học kỳ i
Tuần 19: Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2006
Tiết 37: chính tả (Nghe - Viết)
 Hai bà trưng 
 Phân biệt l/n; iêt/iêc.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết chính xác, đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng. Biết viết hoa đúng các tên riêng.
Điền đúng vào chổ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêc/iêt. Tìm được các từ nhữ có tiếng bắt đầu l/n hoặc vần iêt/iêc.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a, hoặc 2b.
Bảng lớp có chia cột để học sinh thi làm bài tập 3a, 3b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu:
 Nêu gương một số học sinh viết chữ đẹp học kỳ 1. Cả lớp cố gắng học tốt ở học kỳ II.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 1 lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng.
 + Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
 + Tìm các tên riêng trong bài CT. Các tên riêng đó viết như thế nào ?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
c/ Chấm, chữa bài.
Giáo viên gọi học sinh mang vở chấm.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 2a:
Gọi 2 học sinh thi đua điền nhanh.
Cả lớp nhận xét, sửa bài - chốt lời giải đúng.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh đọc lại đoạn văn.
Học sinh tự chửa lỗi bằng bút chì, 5 -7 học sinh mang vở chấm.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Lời giải
a) Lành lặn, nao núng, lanh lảnh.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b/ Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức - Giáo viên nhận xét kết luận.
4.Củng cố, dặn dò:
Cả lớp đọc lại bài viết - ghi nhớ CT.
Nhận xét tiết học.
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh chia thành 3 nhóm thi đua.
 Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2006
Tiết 38 chính tả (Nghe - Viết)
 Trần bình trọng 
 Phân biệt l/n; iêt/iêc.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - Viết đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẳn chỉ những từ ngữ cần điền trong nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
Kiểm tra học sinh viết bảng lớp các từ: liên hoan, nên người, lên lớp, náo nức, ...
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 1 lần bài CT.
 + Khi bị giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao ?
 + Em hiểu câu nói của Trần Bình Trọng như thế nào? 
 + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
5 - 7 học sinh mang vở.
3 học sinh viết bảng lớp - cả lớp viết bảng con.
1, 2 học sinh đọc lại - cả lớp theo dõi.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+ Câu nào được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm ?
b/ Giáo viên đọc thong thả từng câu hoặc từng cụm từ.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài tập 2:
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng thi điền đúng.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học, về nhà đọc lại bài.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc thầm đoạn văn đã lựa chọn.
Học sinh làm bài cá nhân.
Tuần 20 Thứ ba ngày 17 tháng 01 năm 2006
Tiết 39 chính tả (Nghe - Viết)
 ở lại với chiến khu 
 Phân biệt s/x; uôt/uôc.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn (văn) trong truyện ở lại với chiến khu.
Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết các từ ngữ biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn câu thơ.
 + Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
 + Lời bài hát trong đoạn văn viết 
3 học sinh viết bảng lớp; học sinh còn lại viết bảng con.
1 học sinh đọc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
như thề nào ?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài tập 2:
Gọi học sinh lên bảng thi điền vần đúng nhanh.
4.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại một dòng mỗi từ ngữ sai.
Học sinh viết bài.
Học sinh đọc thầm bài tập 2a, làm bài tập theo yêu cầu.
2 học sinh lên bảng thi điền vần đúng, nhanh.
Học sinh nhìn bảng đọc lời giải câu đố.
2a: sấm và sét, sông.
2b: Ăn không rau như đau không thuốc.
Cơm tẻ là mẹ ruột
Cả gió thì tắt đuốc
Thẳng như ruột ngựa
 Thứ năm ngày 19 tháng 01 năm 2006
Tiết 30 chính tả (Nghe - Viết)
 Trên đường mòn hồ chí minh 
 Phân biệt s/x; uôt/uôc.
I. Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết chính tả: 
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, một đoạn trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Làm đúng bài tập điền phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dể lẩn. Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẩn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh viết bảng lớp những tiếng có âm vần dễ sai: sấm, sét, xe sợi, thuốc men ...
B. Dạy bài mới:
2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn viết chính tả.
 + Đoạn văn nói lên điều gì ?
b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết.
c/ Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài tập 2:
Gọi học sinh thi làm bài đúng nhanh
b/ Bài tập 3: 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Gọi học sinh đọc lại các câu (mà) vừa đặt được.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về nhà làm bài tập - nếu chưa xong.
1 học sinh đọc lại
Học sinh viết ra vở nháp những chữ dể sai
Học sinh viết bài vào vở
5, 7 học sinh mang vở chấm.
 Học sinh đọc thầm nội dung bài, làm bài cá nhân.
Học sinh đọc lại kết quả
a) sáng suốt - xao xuyến, sóng sánh, xanh xao
b) gầy guộc - chảy chuốt ...
 Học sinh làm việc cá nhân, mỗi em viết trên nháp ít nhất 2 câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17-20.doc