I. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,. quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài
3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập Đạo Đức 3
- Phiếu học tập cho hoạt động 3
- Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TUẦN 21: Thứ tư ngày 25 tháng 1 năm 2006 Đạo Đức Bài 11: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu: - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,... quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc. 2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài 3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập Đạo Đức 3 - Phiếu học tập cho hoạt động 3 - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài. - GV chia thành nhóm - Nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ tiếp xúc khách nước ngoài. Hoạt động 2: Phân tích truyện Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách - ý nghĩa của việc làm đó. - GV gọi đại diện nhóm nêu lại kết quả thảo luận. - Cả lớp và GV nhận xét Hoạt động 3: Nhận xét hành vi - GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu hs thảo luận - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận - Cả lớp và GV nhận xét Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm những câu chuyện tranh nói về việc sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài... Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài... HS lắng nghe - HS quan sát tranh và thảo luận. - Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. - HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi. + Bạn nhỏ đã làm việc gì? + Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì? + Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam? + Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài? - HS thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong những tình huống... - HS thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến TUẦN 22: Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2006 Tiết 2 Hoạt động 1: Liên hệ thực tế Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. Yêu cầu HS trao đổi theo từng cặp. + Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết. + Em có nhận xét gì về những hành vi đó? * Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài. - GV chia nhóm HS thảo luận theo các trường hợp. a. Bạn vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. b. Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời khách đánh giày... c. Bạn kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách cư xử trong các tình huống. - GV kết luận: a. Cần chào đón khách niềm nở. b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò như vậy. Đó là việc làm không đẹp - GV nhận xét tiết học. - HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi theo gợi ý của GV. - Một số HS trình bày trước lớp. HS khác bổ sung ý kiến. - Các nhóm thảo luận - HS thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai các bạn khác trao đổi bổ sung. TUẦN 23: Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006 Bài 11: Đạo Đức TÔN TRỌNG ĐÁM TANG I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Tài liệu phương tiện: - Vở bài tập đạo đức 3. - Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1 và hoạt động 2, tiết 2 - Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. - Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi ghép hoa. - Truyện kể về chủ đề bài học III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. 1. GV kể chuyện 2. Đàm thoại - Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang. - Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang. - Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? - Qua câu chuyện trên, em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? - Vì sao phải tôn trọng đám tang? Hoạt động 2: Đánh giá hành vi Mục tiêu: HS biết phân biệt hành đúng, sai khi gặp đám tang - GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu BT - Ghi vào ô chữ A trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. - Gọi HS trình bày kết quả Hoạt động 3: Tự liên hệ Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. - GV yêu cầu HS tự liên hệ - GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. - HS lắng nghe - HS thảo luận trao đổi nhóm đôi theo gợi ý của GV - HS nêu yêu cầu BT a. Chạy theo xem, chỉ trỏ b. Nhường đường c. Cười đùa d. Ngã mũ, nón đ. Bóp còi xe xin đường e. Luồn lách, vượt trước - HS làm việc cá nhân - HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao theo mình hành vi đó lại là đúng hoặc sai. TUẦN 24: Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2006 Tiết 2 Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và - GV kết luận Hoạt động 2: xử lý tình huống. Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang. - GV chia nhóm phát phiếu giao việc cho từng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi nên và không nên Mục tiêu: Củng cố bài GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ phổ biến luật chơi. Trong một thời gian nhất định (5-7') các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: "Nên" và "Không nên". Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc. GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. * Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn minh. Bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành bằng cách giỏ các tấm bừa màu đỏ, xanh, trắng... - HS mỗi nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS tiến hành chơi. - Cả lớp nhận xét. Đánh giá kết quả công việc mỗi nhóm.
Tài liệu đính kèm: