Giáo án môn Địa Lý Lớp bốn

Giáo án môn Địa Lý Lớp bốn

Bài 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN

I- MỤC TIÊU:

Học xong bài này, hs biết:

- Một số dân tộc Tây Nguyên. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một dân tộc Tây Nguyên.

- Mô ta nhà rông ở Tây Nguyên.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức khác.

- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.

II- CHUẨN BỊ

- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa Lý Lớp bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I- MỤC TIÊU:
Học xong bài này, hs biết:
- Một số dân tộc Tây Nguyên. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một dân tộc Tây Nguyên.
- Mô ta ûnhà rông ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức khác.
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc.
II- CHUẨN BỊ
- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 A- MỞ ĐẦU:
a) Ổn định: (1 phút)	
b) Bài cũ: (3 phút)	
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của Cao Nguyên.
-Khí hâu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
 B- BÀI DẠY MỚI
1- Giới thiệu bài: (1 phút)	
- Tây Nguyên là nời có nhiều dân tộc cùng chung sống. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số dân tộc nơi đây cùng với những nét độc đáo trong sinh hoạt của họ.
- Ghi bảng: Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
 2- Bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Nêu diễn biến và ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
 * GV nhận xét ghi điểm
3- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài- ghi bảng: Ôn tập
 b Giảng bài:
@HĐ1 : Ôn tập về các giai đoạn lịch sử từ bài 1 đến bài 5
- Treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát PHT A-Tây Nguyên-nơi có nhiều dân tộc chung sống.
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn hs xem bản đồ.
- Yêu cầu hs đọc mục 1 trong SGK, rồi trả lời các câu hỏi.
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu hs chỉ trên bản đồ vị trí các dân tộc sinh sống.
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác chuyển đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt) 
- GV giảng thêm: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đâu lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
B- Nhà rông ở Tây Nguyên
* Hoạt động 2
- Cho hs xem tranh
- Cho hs thảo luận theo từng cặp, dựa vào vốn hiêu biết, trả lời các câu hỏi.
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả vể nhà rông.
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
-GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
C-Trang phục, lễ hội 
* Hoạt động 3
- Cho hs xem tranh
- Cho hs thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2,3. 
+ Lễ hội Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên.
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Nhận xét câu trả lời của hs 
- GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
- Tổng kết bài:
- Cho một vài hs trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
Củng cố (4 phút )
- Vừarồi chúng ta học bài gì?
- Em hãy nêu cho cô nội dung của bài.
Dặn dò : (1 phút )
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
 - Hát
- Hs xem và quan sát bản đồ.
- HS đọc mục 1 trong SGK, rồi trả lời các câu hỏi.
+ Một số dân tộc sống ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng...
- Hs chỉ trên bản đồ vị trí các dân tộc sinh sống
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng. Một số dân tộc từ nơi khác đến xây dựng kinh tế như: Kinh, Mông, Tày, Nùng.. 
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có tiếng nói, tập quán, sinh hoạt riêng biệt, nhưng đều chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
- Hs xem và quan sát tranh.
- Hs thảo luận theo từng cặp, dựa vào vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Nhà rông là một ngôi nhà tocũng làm bằng vật liệu tre nứa như nhà sàn, mái nhà rông cao, to. Nhà rông nào mái càng cao, càng thể hiện sự giàu có của buôn.
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện chogiàu có thịnh vượng của buôn làng đó.
- Hs theo dõi, bổ sung.
- Hs quan sát tranh.
- Hs thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. 
+ Trong hình 1,2,3 trang phục truyền thống của các dân tộc thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Cả nam và nữ đều thích mang đồ trang sức bằn kim loại.
+ Lễ hội Tây Nguyên thường được tổ chức vòa mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Những lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên như: hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu, hội xuân, lễ hội ăn cơm mới,...
+ Người dân ở Tây Nguyên thường nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,...
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ-rưng, đàn Krông-pút, cồng, chiêng,...
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổng sung.
- Một vài hs trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
[[
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS có thể :
 - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở 
TâyNguyên: trồng cây công nhiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
 - Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức khác.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với 
hoạt động sản xuất của con người.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.	
- Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
1ph
4ph
28ph
2 ph
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
 + Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác chuyển đến?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên
* GV nhận xét ghi điểm
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài- ghi bảng: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
b Giảng bài:
@HĐ1 : Trồng cây công nhiệp trên đất 
ba dan.
- GV treo bản đồ và hướng dẫn HS xem 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK, và thảo luận theo nhóm các câu hỏi và đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
* GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
+ Kể tên những loại cây trồng chính ở Tây Nguyên và chúng thuộc loại cây gì?
+Cây công nhiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây?
+Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nhiệp?
*GV giảng thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ trong lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan.
@HĐ2: 
- Yêu cầu HS xem và quan sát tranh, ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, 
- Cho HS nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Gọi 1HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bảng đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
* GV bổ sung: Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nhiệp lâu năm khác như: cao su, chè, hồ tiêu,...
+ Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
@HĐ3 : Chăn nuôi trên đồng cỏ
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi, bảng số liệu vật nuôi ở Tây Nguyên. 
- Cho HS thảo luận theo từng cặp, dựa vào vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?.
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
* GV nhận xét và hoàn thiện phần trình bày
4- Củng cố –dặn dò: 
+ Gọi HS đọc bài học
-Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
 - Hát
 - HS trả lời
 - HS nghe
 - HS theo dõi
 - HS quan sát hình 1 SGK thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
thống nhất như sau:
+ Những loại cây trồng chính ở Tây Nguyên là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,... Chúng thuộc loại cây công nhiệp.
 + Cây công nhiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là cây cà phê với diện tích là 494,200ha.
+ Tây Nguyên thích hợp cho việc trồng cây công nhiệp vì những cây công nhiệp rất phù hợp với vùng đất đỏ ba dan, tơi xốp, phì nhiêu.
 - HS nghe
- HS xem và quan sát tranh.
- HS nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
 - HS thư ... nhóm
- Cho các nhóm hs làm bài tập trong SGK.
- Cho các nhóm trình bày kết quả 
- Gv sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- Gv giảng thêm: 
- Cho hs dựa vào SGK, tranh, ảnh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+ Làng của người Kinh có những đặc điểm gì? Nêu đặc điểm về nhà của người Kinh? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. 
- Chỉ bản đồ và nói cho hs biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
B- Trang phục và lễ hội
* Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm
- Cho hs thảo luận theo nhóm dựa vào ảnh, kênh chữ trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Người dân thường tổ chức lễ vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Cho hs lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- GV giảng thêm: Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tượng (khăn lụa dài), đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. 
- Các lễ hội của ngưuơì dân đồng bằng Bắc Bộ:
+ Hội Lim ở Bắc Ninh - ngày 11 tháng giêng
+ Hội Cổ Loa ở Đông Anh (Hà Nội), ngày 6 tết âm lịch.
+ Hội Đền Hùng ở Phú Thọ - ngày 10 tháng 3 âm lịch.
+ Hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội)
- Hs dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân cư Việt Nam (nếu có), vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc: người Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
+ Người dân thường làm nhà ở dọc theo theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là xuồng, ghe.
- Các nhóm hs làm bài tập trong SGK 
- Các nhóm trình bày kết quả 
- Hs theo dõi, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm dựa vào ảnh, kênh chữ trong SGKtrả lơiø câu hỏi.
+ Làng Việt cổ thường có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng. Thành hoàng làng là người có công với làng, với nước. Đình là nơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng. Một số làng còn có các đền, chùa, miếu,...
+ Ngày nay, làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có nhiều thay đổi có thêm nhà văn hóa, trung tâm bưu điện, trạm y tế...để phục vụ đời sống nhân dân, nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.
Thảo luận theo nhóm
+ Trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. Trang phục truyền thống nam: áo the, khăn xếp. Trang phục truyền thống nữ: áo tứ thân, đầu vấn khăn hoặc đội nón quai thao.
+ Người dân thường tổ chức lễ vào mùa xuân và mùa thu nhằm cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu,..
+ Trong lễ hội có những các hoạt động như: chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu, tế lễ,...
+ Những lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bo: Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,..
- Hs lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi.
- Hs theo dõi, bổ sung.
IV- Củng cố : (4 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì?
- Em hãy nêu nội dung của bài.
V-Dặn dò : (1 phút )
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 20 Thứ ngày tháng năm 2005
MÔN: Địa lý 
 TIẾT: 17
 Bài 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I- Mục tiêu :
 Học xong bài này, hs biết:
- Vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bảng đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Nam Bộ.
II- Chuẩn bị 
- Các bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III- Các hoạt động dạy – học
a) Ổn định: (1 phút)
b) Bài cũ: (3 phút)
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
- So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
Bài mới
 1- Giới thiệu bài: (1 phút): Trong những bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ đi đến phía Nam để tìm hiểu khám phá đồng bằng Nam Bộ.
- Ghi bảng: Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ
 2- Bài dạy:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A- Đồng bằng lớn nhất nước ta 
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn hs xem vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Cho hs dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu?
- Yêu cầu hs tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau, một số kênh rạch.
B- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho hs xem hình trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Nêu đặc điểm sông Mê Công.
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta? Giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên Cửu Long?
- Cho hs trình bày kết quả làm việc và chỉ vị trí các con sông lớn và mọt số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp,..) trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho hs dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ở ven sông?
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
- Cho hs trình bày kết quả làm việc trước lớp
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- GV giảng thêm: Nhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà. Nước lũ dâng cao từ từ (không lên nhanh và dữ dội như sông Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng lau chua rữa mặn cho đất và làm cho đất thêm màu mỡ do được thêm phù sa.
- Kết thúc bài học 
- Cho hs so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. 
- Hs xem và quan sát vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hs dựa vào vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của đất nước. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng băng Bắc Bộ, có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ đồng bằng còn có nhiều đất phèn và đất mặn.
- Hs tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau, một số kênh rạch.
- Hs theo dõi, quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Sông Mê Công là một trong những sông lớn trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông. Sông có tên Cửu Long vì đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài trên 200km và chia thành hai nhánh; sông Tiền, sông Hậu, do hai nhánh sông đổ ra biển bẳng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng)
- Hs trình bày kết quả làm việc và chỉ vị trí các con sông lớn và mọt số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp,..) trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hs theo dõi, bổ sung.
- Hs dựa vào vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi.
+ Ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ở ven sông vì vào mùa mưa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn, qua mùa mưa lũ đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ.
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng.
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã xây dựng nhiều hồ lớn để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Hs trình bày kết quả làm việc trước lớp
- Hs theo dõi, bổ sung.
- Hs trình bày kết quả làm việc
- Hs chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
- Hs so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. 
 CỦNG CỐ: (4 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì?
- Em hãy nêu nội dung của bài
-DẶN DÒ: ( 1 phút )
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(22).doc