Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

A/ Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng các từ: nông dân, vịt rán, giãy nảy, trả tiền, phiên xử, .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lai được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện)

 B/ Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa.

 C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 Ngày soạn: 16/12/2011
 Ngày giảng: 19/12/2011
Thứ: 2
Tập đọc- Kể chuyện: MỒ CÔI XỬ KIỆN
A/ Mục tiêu: 
Rèn đọc đúng các từ: nông dân, vịt rán, giãy nảy, trả tiền, phiên xử, ...
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ND: ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kể lai được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện)
 B/ Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa. 
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Về thăm quê và TLCH.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: Tập đọc
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ: 
* Đọc mẫu toàn bài.
- Cho học sinh quan sát tranh.
* H/ dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. GV theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (Mồ Cô , bồi thường ).
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Mời 3 nhóm thi đọc ĐT 3 đoạn.
+ Mời 1HS đọc cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? 
+ Theo em, nếu ngửi mùi thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm trao đổi và TLCH:
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
+ Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm trong quán Mồ Côi xử thế nào? 
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Mời một em đọc đoạn lại 2 và 3, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc đúng 10 lần? 
+ Mồ Côi đã nói gì sau phiên tòa ?
- KL: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ ... 
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Mời lần lượt mỗi nhóm 4 em lên thi đọc phân vại đoạn văn. 
- Mời một em đọc cả bài.
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 ­) Kể chuyện 
* Nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* H/dẫn kể toàn bộ câu chuyện heo tranh.
 - Treo các tranh đã chẩn bị sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. 
- Gọi một em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Yêu cầu từng cặp học sinh lên kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện. 
- Giáo viên cùng lớp bình chọn em kể hay nhất .
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị bài TĐ: Anh đom đóm 
- 3HS lên bảng đọc bài thơ + TLCH theo yêu cầu của GV.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu.
- Luyện đọc các từ ở mục A theo hướng dẫn của GV.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- Tìm hiểu các TN mới ở sau bài đọc.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm nối tiếp nhau thi ĐT3 đoạn trong bài.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1 câu chuyện 
- Trong câu chuyện có chủ quán, bác nông dân và chàng Mồ Cô.
- Về tội bác nông dân vào quán hít các mùi thơm của gà quay, heo rán mà không trả tiền 
- Một em đọc đoạn 2 của bài cả lớp theo dõi và trả lời :
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ không mua gì cả.
- Xử bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.
- Bác giãy nảy lên 
- 1 em đọc đoạn lại đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm theo .
- Vì bác xóc 2 đồng bạc đúng 10 lần mới đủ 20 đồng.
- Mồ Côi nói : bác này đã bồi thường đủ số tiền vì một bên hít mùi thơm và một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 HS
- 4 em lên phân vai các nhân vật thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1 Học sinh đọc lại cả câu chuyện. 
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Quan sát 4 tranh ứng với ND 3 đoạn.
- 1 Học sinh khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Từng cặp tập kể.
- 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Truyện ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.
Toán: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
A/ Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.(Em Tâm chỉ thực hiện phép tính đơn giản)
- GDHS yêu thích học toán 
B/ Đồ dùng dạy - học: Bảng con
C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau:
 12 + 7 x 9 375 - 45 : 3
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc :
* Giới thiệu quy tắc
- Ghi lên bảng 2 biểu thức : 
 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 
- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
+ Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên?
- KL: Chính điểm khác nhau này mà cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
- Ghi bảng: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 
 = 31
- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".
- Mời 1HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.
- Nhận xét chữa bài.
+ Em hãy so sánh giá trị của 2 b/ thức trên?
+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?
- Viết lên bảng biểu thức: 3 x ( 20 - 10 )
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên và thực hành tính vào nháp.
- Mời 1HS lên bang thực hiện.
- Nhận xét chữa bài.
- Cho HS học thuộc QT.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Hướng dẫn tương tự.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng lớp theo dõi chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Xem trước bài luyện tập
- 2HS lên bagr làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
- Ta phải thực hiện phép chia trước: 
 Lấy 5 : 5 = 1 rồi lấy 30 + 1 = 31
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét bổ sung:
 ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 
 = 7 
+ Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.
+ Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức.
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung 
 3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10
 = 30
- Nhẩm HTL quy tắc.
- 1HS nêu yêu cầu BT.
- 1 em nhắc lại cách thực hiện.
- 2HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
 a/ 25 – ( 20 – 10 ) = 25 – 10 
 = 15
 b/ 416 – ( 25 – 11 ) = 416 – 14
 = 402
- Một em yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hai học sinh lên bảng tính, lớp bổ sung .
 a/ ( 65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 
 = 160
 b/ 81 : ( 3 x 3 ) = 81 : 9 
 = 9
- 1HS đọc bài toán.
- Có 24 q/sách xềp đều váo 3 tủ mỗi tủ có 4 ngăn Hỏi mỗi ngăn có mấy quyển?.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài , lớp bổ sung
Số sách xếp trong mỗi tủ là: 241:2=120
Số sách xếp trong mỗi ngăn là: 120:4=30
 - 2HS nhắc lại QT vừa học.
 	 **********
Thứ 3 : Ngày soạn : 16 /12/2011
 Ngày dạy : 20 /12/ 2011
Toán: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( )
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu” = “, “”
- Bài 1,2,3(dòng1) 4 (Em Tâm chỉ thực hiện phép tính đơn giản)
- GDHS cẩn thận trong làm bài 
B/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ, VBT 
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT:
 ( 74 - 14 ) : 2 81 : ( 3 x 3 )
 - Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp tính chung một biểu thức.
- Yêu cầu HS làm vở các b/ thức còn lại.
- Yêu cầu 3 em lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài. 
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4: Trò chơi thi xếp hình
HD cách chơi 
Tuyên dương cá nhân tổ xếp nhanh đúng
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Xem trước bài LTC
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Tính giá trị của biểu thức.
- Cả lớp làm chung một bài mẫu .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh thực hiện trên bảng, lớp bổ sung. 
 175 – ( 30 + 20 ) = 175 – 50 
 = 125
 84 : ( 4 : 2 ) = 84 : 2 
 = 42
 ( 72 + 18 ) x 3 = 90 x 3 
 = 270
. Tính giá trị của biểu thức.
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp nhận xét chữa bài. 
 ( 421 – 200 ) x 2 = 221 x 2 
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 - 400 
 = 21
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. ,=? 
- Cả lớp thực hiện vào vở
- 2 học sinh lên bảng thực hiện. 
 ( 12 + 11 ) x 3 > 45
 69
 11+ ( 52- 22) = 41 
 41 
Cả lớp cùng tham gia chơi 
- Hai em nêu lại QT tính giá trị biểu thức.
Chính tả:(Nghe viết) : 	VẦNG TRĂNG QUÊ EM
A/ Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài tập phương ngữ do GV soạn 
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp.....(Giúp đỡ em Tâm những tiếng khó )
B/ Đồ dùng dạy - học:
- 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung của bài tập 2b.
C/ Hoạt động dạy - học: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số tiếng dễ sai ở b ... iệu: Ngô Quyền là một vị anh hùng của dân tộc ta năm 938 ông đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 
- Yêu cầu HS viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ưng dụng.
- Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ An đẹp như tranh vẽ.
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa 
( Đường , Nghệ , Non ) là chữ đầu dòng.
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ N một dòng cỡ nhỏ; chữ : Q, Đ : 1 dòng .
- Viết tên riêng Ngô Quyền 2 dòng cỡ nhỏ 
- Viết câu ca dao 2 lần .
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
 d/ Chấm chữa bài 
- Giáo viên chấm từ 5- 7 bài học sinh. 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
đ/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc ND bài
- Chuẩn bị bài Chữ O
- Hai em lên bảng viết từ : Mạc Thị Bưởi 
- Lớp viết vào bảng con. 
- Lớp theo dõi giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: N, Q.
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con .
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền .
- Lắng nghe.
- Tập viết trên bảng con: Ngô Quyền.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 
- Lớp tập viết trên bảng con: Đường , Nghệ , Non.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Chính tả (Nghe – viết) : ÂM THANH THÀNH PHỐ
A/ Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Tìm được từ có vần ui/ uôi(bt2)
- Làm đúng bt3 a/b
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp.
B/ Đồ dùng dạy - học: 
- 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- yêu cầu 2HS lên bảng viết 5 từ có vần ăc/ăt, cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc 1 lần đoạn chính tả.
- Yêu cầu 2em đọc lại.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai ?
- Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh .
- Đọc lại đoạn văn để học sinh soát lỗi .
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở. 
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2 lên 
- Yêu cầu 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và chốt ý chính .
- Mời 5 em đọc lại kết quả .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về học bài và làm bài xem trước bài mới. 
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo yêu cầu của GV.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài .
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc lại đoạn chính tả.
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh ... 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con ( Hải , Cẩm Phả , Bét – tô – ven , pi – a – nô )
- Nghe - viết vào vở.
- Dò bài và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài .
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức, cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 5HS đọc lại kết quả đúng: 
+ ui : cúi , cặm cụi , bụi , bùi , dụi mắt , đui , đùi , lùi , tủi thân 
+ uôi : tuổi trẻ , chuối , buổi , cuối , đuối , nuôi , muỗi , suối  
- 3 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
 **********
Thứ 6 : Ngày soạn :16 /12/2011
 Ngày dạy : 23 /12/ 2011
Tập làm văn: VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
A/ Mục tiêu:
 - Viết được một bức thư ngắn cho bạn để kể những đều đã biết về thành thị, nông thôn 
- GDHS yêu thích học tiếng việt.
B/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư .
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS kể lại câu chuyện “Kéo cây lúa lên".
- Yêu cầu 1HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm BT:
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Yêu cầu lớp đọc thầm trình tự mẫu một lá thư trên bảng. 1HS đọc to.
- Mời 1HS giỏi nói mẫu phần đầu lá thư của mình 
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em thi đọc lá thư của mình trước lớp. 
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà đọc lại tất cả các bài TĐ và HTL từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và KT.
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của GV. 
- Cả theo dõi.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn về cách viết thư .
- 1 em giỏi nói mẫu phần lí do viết thư trước lớp. 
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại lá thư của mình trước lớp từ (5- 6 em )
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
Toán : HÌNH VUÔNG
A/ Mục tiêu :
 - Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc)của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giầy kẻ ô vuông ).
- GDHS yêu thích học toán. 
B/ Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình có dạng hình vuông ; E ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài .
C/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- KT 2HS bài Hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Giới thiệu hình vuông . 
 A B
 D C
- Dán mô hình hình vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được.
+ Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- LK: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại KL.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự kiểm tra các góc và tìm ra câu trả lời .
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông .
- Gọi hai học sinh lên bảng kẻ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 
- Gọi hai học sinh lên bảng vẽ .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng làm bài 2 và 4 tiết trước .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát mô hình.
- 1HS lên đo rồi nêu kết quả.
- Lớp rút ra nhận xét:
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông ABCD có 4 cạnh đều bằng nhau : AB = BC = CD = DA. 
- Học sinh nhắc lại KL.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lớp tự làm bài. .
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
+ Hình vuông : EGHI .
+ Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận :
- Ta có : 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. 
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung.
Vẽ theo mẩu:
Lớp vẽ vào vở.
Hai học sinh lên bảng vẽ.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài .
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
A/ Mục tiêu: - Củng cố cách viết một bài văn về thành thị, nông thôn.
- Giáo dục tình yêu quê hương. Ham thích học văn
B/ Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1HS kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị).
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm BT:
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 5 - 6 em thi đọc bài làm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà đọc lại tất cả các bài TĐ và HTL từ đầu năm đến giờ để chuẩn bị tuần sau ôn tập và KT.
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của GV. 
- Cả theo dõi.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Lắng nghe hướng dẫn 
- Cả lớp viết bài vào VBT.
- Đọc lại bài của mình trước lớp từ (5- 6 em)
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
Sinh hoạt: LỚP
A. Mục tiêu:
- HS bieát ñöôïc nhöõng öu ñieåm, nhöõng haïn cheá veà caùc maët trong tuaàn 17.
- Bieát ñöa ra bieän phaùp khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa baûn thaân.
- Giaùo duïc HS thaùi ñoä hoïc taäp ñuùng ñaén, bieát neâu cao tinh thaàn töï hoïc, töï reøn luyeän baûn thaân.
B.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt: 
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* GV đánh giá chung:
- Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø. 
- Duy trì sỉ số lôùp toát. - Neà neáp lôùp töông ñoái oån ñònh.
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Tham gia ñaày ñuû caùc buoåi theå duïc giöõa giôø.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát.
Tuyên dương: Thảo ; Ly; Nam...
4. Kế hoạch tuần tới:
- Tieáp tuïc duy trì sỉ số, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
- Khaéc phuïc tình traïng noùi chuyeän rieâng trong giôø hoïc.
- Chuaån bò baøi chu ñaùo tröôùc khi ñeán lôùp.
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 18.
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc ñaõ hoïc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp, trong tröôøng.
- Khaéc phuïc tình traïng queân saùch vôû vaø ñoà duøng hoïc taäp ôû HS.
* Veä sinh:- Thöïc hieän vệ sinh trong vaø ngoaøi lôùp sạch sẽ 
- Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ
- Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp:
- Các tổ sinh hoạt theo tổ.
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
- HS Lắng nghe
HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docG Tuan 17 lop 3 co chieu LHoa.doc