Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 28

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 28

Tuần 28

Tập đọc –kể chuyện

Cuộc chạy đua trong rừng

I/ Mục tiêu :

*Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại.

3. Thái độ:

- GDHS thói quen cẩn thận, không chủ quan trong mọi việc.

 

doc 47 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1232Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tập đọc –kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng 
I/ Mục tiêu : 
*Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan  
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại.
3. Thái độ:
- GDHS thói quen cẩn thận, không chủ quan trong mọi việc.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ )
Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của học sinh về kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng.
Giáo viên tuyên dương những học sinh thi làm bài tốt.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Những hoạt động đó thuộc lĩnh vựa gì ?
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Thể thao là chủ điểm nói về những hoạt động thể dục thể thao.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: Tranh minh hoạ cuộc chạy đua trong rừng của các con thú. Khi các con thú đang dồn hết sức mình cho cuộc chạy đua thì chú ngựa nâu lại đang cúi xuống xem xét cái chân của mình. Chuyện gì xảy ra với chú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Cuộc chạy đua trong rừng” để biết thêm điều này. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn:
Đoạn 1: giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện niềm vui thích của Ngựa Con khi sửa soạn cho cuộc đua với niềm tin chắc chắn mình sẽ giành được vòng nguyệt quế.
Đoạn 2: lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lồi đáp của Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy ( cho lời cha dặn là thừa )
Đoạn 3: tả buổi sáng trong rừng, các muông thú chuẩn bị vào cuộc đua – giọng chậm, gọn, rõ.
Đoạn 4: giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên ; giọng chậm lại, nuối tiếc: đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan không kiểm tra bộ móng trước cuộc đua. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
Giáo viên: Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh quan sát và trả lời
Các bạn nhỏ trong tranh đang đánh cầu lông, nhảy dây, chạy, đá bóng
Đó là những hoạt động thể dục thể thao.
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân 
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt liền khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Nghe cha nói, Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
 Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi vì Ngựa Con chuẩn bị cuộc đua không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con lại chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bở dở cuộc đua.
Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. 
Tập đọc –kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng 
I/ Mục tiêu : 
*Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu truyện, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Giáo viên cho một – hai tốp học sinh tự phân vai đọc lại câu chuyện. 
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hỏi:
+ Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung từng tranh.
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời Ngựa Con.
Giáo viên chú ý học sinh: vì chuyện đã xảy ra nên phải thay từ Ngày mai bằng Năm ấy, Hôm ấy, Hồi ấy, Dạo ấy.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Học sinh phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con.
Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng “tôi” hoặc xưng “mình” 
Học sinh nêu:
Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.
Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
Tranh 3: Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
So sánh các số 
trong phạm vi 100 000
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi ... än xét, rút kinh nghiệm bài tập làm văn của học sinh trong kiểm tra giữa kì 2
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể lại một trận thi đấu thể thao 
Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem, được nghe tường thuật. Sau đó, viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình)
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh kể ( 20’ )
Mục tiêu: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật theo các câu hỏi gợi ý, giúp người nghe hình dung được trận đấu
Phương pháp : thực hành 
Bài 1:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao mà các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo 
Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
Đó là môn thể thao nào ?
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em cùng xem với những ai ?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
Kết quả thi đấu ra sao ?
Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại một số nét chính của một trận thi đấu thể thao. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được trận đấu.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể lại một số nét chính của một trận thi đấu thể thao cho bạn bên cạnh nghe. 
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại một trận thi đấu thể thao.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
Hoạt động 2: Thực hành ( 20’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin
Phương pháp: thực hành 
Bài 2:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: khi viết các tin thể thao, các em phải đảm bảo tính trung thực của tin, nghĩa là viết đúng sự thật. Em viết ngắn gọn, đủ ý, không nên sao chép y nguyên như tin của báo chí đã đưa.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Hát
( 1’ )
Học sinh đọc 
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
Là bóng bàn/cầu lông / bóng đá / đá cầu / chạy ngắn / bắn cung 
Em đã được xem trận đấu cùng với bố / với anh trai .
Buổi thi đấu được tổ chức ở sân vận động Phan Đình Phùng vào tối thứ bảy tuần trước. Giữa đội bóng A và đội bóng B.
Sau khi trọng tài ra lệnh bắt đầu trận đấu đã trờ nân gây cấn. Cầu thủ mang áo xanh của lớp 5C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh nhưng cầu thủ lớp 5A không hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải, lùi xuống rồi lại tiến đến sát bàn đỡ bóng, đồng thời cũng phát trả lại những quả bóng hiểm hóc.
Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về đội bóng B, các cổ động viên reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng.
Học sinh tả theo cặp 
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Viết lại được một tin thể thao mới đọc (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).
Học sinh làm bài
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Viết về một trận thi đấu thể thao. 
Toán
Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. 
Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, hình vuông cạnh 1cm
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Diện tích của một hình ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2 ) ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm
Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông
Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não 
Giáo viên giới thiệu: để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông
Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2
Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này
Giáo viên hỏi:
+ Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh lặp lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông nhanh, chính xác.
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Đọc số 
Viết số
Sáu xăng-ti-mét vuông
Mười hai xăng-ti-mét vuông
Ba trăm linh năm xăng-ti-mét vuông
Hai nghìn không trăm linh tư xăng-ti-mét vuông
6 cm2
12 cm2
305 cm2
2004 cm2
Bài 2a: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
1 cm2
A
1 cm2
B
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 2b: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 3: Tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Bài 4:
1 cm2
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh thi đua sửa bài
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Hát
Học sinh lắng nghe Giáo viên giới thiệu 
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên 
Diện tích của hình vuông này là 1 cm2
Cá nhân
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Diện tích hình A bằng 1 cm2
Diện tích hình B bằng 1 cm2
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
S
S
Đ
Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B
Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B
Diện tích hình A bằng diện tích hình B
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
15cm2 + 20cm2 = 35cm2
 60cm2 – 42cm2 = 18cm2
 20cm2 + 10cm2 + 15cm2 = 45cm2
12cm2 x 2 = 24cm2
 40cm2 : 4 = 10cm2
 50cm2 – 40cm2 + 10cm2 = 50cm2
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Tờ giấy gồm 20 ô vuông 1cm2
Diện tích tờ giấy là 20cm2
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Diện tích hình chữ nhật. 
Tự nhiên xã hội 
Bài 56 : Thực hành : 
Đi thăm thiên nhiên 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
Kĩ năng : Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà học sinh quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
Thái độ : Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 108, 109 trong SGK. 
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Thú ( 4’ )
So sánh và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà 
Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng ?
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên 
Hoạt động 1: Đi thăm thiên nhiên ( 33’ )
Mục tiêu: Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên dẫn học sinh đi thăm thiên nhiên ở gần trường hoặc ở công viên hay vườn thú
Giáo viên hướng dẫn giới thiệu cho học sinh nghe về các loài cây, con vật được quan sát
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em được thấy. 
Hát
Học sinh nêu 
( 1’ )
Học sinh đi tham quan: quan sát, ghi chép.
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được.
Chuẩn bị : bài 56 : Thực hành: Đi thăm thiên nhiên 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc