Giáo án môn học Tuần 21 Lớp 3

Giáo án môn học Tuần 21 Lớp 3

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. MỤC TIÊU

A/. Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

 -- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,. - Ngắt nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tậm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

3. Giáo dục: Học sinh ham học hỏi.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 21 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ hai ngày 17tháng 01 năm 2011
Chào cờ
*************************
Thể dục
(GV chuyên soạn dạy )
***************************
Tập đọc - kể chuyện
ông tổ nghề thêu
I. mục tiêu 
A/. Tập đọc
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
	-- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,... - Ngắt nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự....
-Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tậm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
3. Giáo dục: học sinh ham học hỏi.
B/. Kể chuyện
	1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể khái quát đặt tên đúng cho từng đoạn câu chuyện 
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện .
	2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét được lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GVnhận xét.
HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Chú ở bên Bác Hồ 
2 . Bài mới ( 30 phút )
a) Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài 
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
GV hướng dẫn đọc 
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV cho cả lớp luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
GV lưu ý cho HS đọc câu giọng cảm động, nhấn giọng....
HS đọc ở bảng phụ
Bài chia làm mấy đoạn ?
5 đoạn
GV kết hợp cho giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng đoạn trong nhóm
HS đọc theo nhóm 5
Thi đọc theo nhóm
2 nhóm thi đọc
HS đọc ĐT cả bài 
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài ( 8 phút )
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn của, lúc kéo vó tôm. tối đến , nhà nghèo , không có đèn, ... 
Nhờ chăm học tập , Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? 
ông đỗ tiến sĩ trở thành vị quan to trong chiều đình 
Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi
Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào ? 
Đọc thầm đoạn 3và đoạn 4 trả lời câu hỏi
ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng .
Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
ông nhìn những con rơi chao đi chao lại muốn xoè cánh như chiếc lá bay, bèn bắt chiếc chúng ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự . 
Đọc thầm đoạn 5 trả lời câu hỏi 
Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu 
Vì ông là người đã dạy cho dân nghề thêu , nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh...
GV cho học sinh liên hệ
4. Luyện đọc lại ( 6 phút )
T/c Thi trong nhóm 
2 thi đọc 
Lớp nhận xét, bình chọn
1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện (18 phút )
* Giáo viên nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh 
HS quan sát 4 tranh ứng với 4 đoạn của chuyện 
Kể theo cặp 
Thi kể trước lớp theo cặp 
2 cặp thi kể 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
4 HS kể nối tiếp theo 4 tranh 
5. Củng cố : ( 2 phút )
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
6 . Dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
*************************
âm nhạc
(GV chuyên soạn dạy )
 Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2011
 Toán
Tiết 102:	Phép trừ các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải bài toán có lời văn (có bằng phép trừ các số trong phạm vi 10 000).
- Giáo dục HS cẩn thận, khoa học qua làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ôn luyện: HS lên bảng làm hai phép tính 
	256 - 125	471 - 168
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
- GV viết bảng 8652 - 3917 = ?
- HS quan sát 
- GV gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện
- 1HS nêu-> HS nêu cách thực hiện phép trừ 
- GV gọi HS tính 
- 1HS lên bảng thực hiện và nêu cách trừ.
8652
3917
4735
- Vậy muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- HS nêu quy tắc 
- Nhiều HS nhắc lại.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
a. Bài 1: * Củng cố về trừ số có bốn chữ số.
- HS làm bảng con
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
6385 7563 8090
2927 4908 7131 
3458 2655 959
b. Bài 2: * Củng cố về kĩ năng đặt tính và tính kết quả phép trừ số có bốn chữ số 
- HS làm vào vở + 2HS lên bảng 
- GV gọi HS đọc bài, NX 
 5482 8695 9996 2340
- GV nhận xét chung
 1956 2772 6669 312
 3526 5923 3327 1828
c. Bài 3: Củng cố về ý nghĩa của phép trừ qua giải toán có lời văn bằng phép trừ.
- HS làm vào vở + bảng nhóm 
Tóm tắt
Bài giải
Cửa hàng có: 4283 m vải 
Cửa hàng còn lại số mét vải là:
Đã bán: 1633m vải 
4283 - 1635 = 2648 (m)
Còn :..m vải ?
Đáp số: 2648 m vải 
d. Bài 4: Củng cố về vẽ và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm nháp + 1HS lên bảng làm.
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện.
- HS đọc kết quả nêu lại cách thực hiện 
- GV nhận xét 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu qui tắc trừ số có 4 chữ số cho số có bốn chữ số 
- 2HS nêu
- Đánh giá tiết học.Dặn về nhà ...
*************************************
Chính tả ( nghe viết )
ông tổ nghề thêu 
I. mục tiêu 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 1 trong chuyện Ông tổ nghề thêu.
 2. Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
GV đọc cho HS viết : xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu 
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho HS
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
* GV đọc đoạn chính tả 
2- 3 HS đọc 
* GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
* GV đọc cho HS viết 
HS nghe viết 
* GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết,cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt tr/ ch; 
HS làm và chữa bài 
a) chăm chỉ – trở thành- trong- triều đình- trước thử thách....
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại đoạn viết chính tả 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội 
Thân cây 
I. mục tiêu
1. Nhận rạng và kể tên một số cây thuộc thân cứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo 
2. Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân 
3. giáo dục học sinh yêu quý cây trồng và bảo vệ cây trồng .
II. đồ dùng dạy học
 	SGK , tranh SGK, bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
Kể các bộ phận của cây thường có?
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm 
Mục tiêu : Nhận rạng và kể tên một số cây thuộc thân cứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo 
GV hướng dẫn HS điền kết quả vào bảng 
HS quan sát cây và điền vào bảng phụ 
GV hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển các bạn theo trình tự 
H
I
nh
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo 
đứng 
bò
leo
Thân gỗ 
Thân thảo
1
Cây nhãn
x
x
2
Cây bí đỏ
x
x
3
Câydưachuột
x
x
4
Cây rau muống
x
x
5
Cây lúa
x
x
6
Cây su hào
x
x
7
Cây gỗ 
x
x
HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp nói đặc điểm và cách mọc và cấu tạo của cây 
Cây su hào có gì đặc biệt ?
GVKL: Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây thân leo , thân bò
Có loại thân cây gỗ , có loại cây thân thảo .
Cây su hào có thân phình to thành củ 
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi 
Mục tiêu:. Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân 
Chia thành hai nhóm mỗi phiếu ghi tên một cây , các nhóm lần lượt lên gắn cho phù hợp 
GV và HS nhận xét 
3.Củng cố ( 2 phút) 
nêu đặc điểm của thân cây
4. Dặn dò ( 1 phút )
GVnhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
********************************
đạo đức
tôn trọng khách nước ngoài 
I . mục tiêu Học sinh hiểu : 
1. Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài .
Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài .
2. HS cư xử lịch sự với khách nước ngoài .
3. Giáo dục HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. đồ dùng dạy học
 	Vở bài tập , tranh minh họa ...
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động ( 4phút)
GV nêu tình huống cho HS trả lời và giáo viên giới thiệu bài 
HS trả lời 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : HS biết một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài .
GVcho HS thảo luận về các hoạt động khi tiếp xúc với khách nước ngoài
HS chia nhóm quan sát tranh thảo luận, nhận xét về cử chỉ thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi tiếp xúc với khách nước ngoài .
KL : 
Đại điện nhóm lên trình bày 
* Hoạt động 2 : Phân tích truyện 
Mục tiêu : HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài.
HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
GV đọc truyện Câụ bé tốt bụng.
HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi.
Bạn nhỏ đã làm việc gì ? 
Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ?
Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ gì về cậ ... m 
GV viết phép tính và kết quả
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách nhẩm
HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm với 0
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
Bài 2: 
Củng cố thực hiện phép cộng trừ các số có đến bốn chữ số
Làm bảng con
Bài 3:
 Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính
GV gợi ý cho HS có thể giải bằng hai cách .
HS đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán
Buổi sáng bán được số gạo là: 
 1264:2=632 ( kg)
Cả ngày bán được số gạo là:
 1264+632=1896( kg)
 Đáp số : 1896( kg)
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
***********************************
ôn tiếng việt 
Tập làm văn: Báo cáo hoạt động 
I. mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua -lời lẽ rõ ràng, ràng mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đã cho.
3.Giáo dục học sinh lời lẽ rõ ràng, ràng mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
II. đồ dùng dạy học
Mẫu báo cáo 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS nêu lại cách trình bày báo cáo 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:
HS đọc yêu cầu và mẫu báo cáo 
1 HS dựa vào mẫu điền nội dung thật ngắn gọn rõ ràng, có giải thích và nhận xét cách trình bầy 
HS đọc bài trước lớp 
+ Có phần quốc hiệu : viết lùi vào 3 ô
+ Có địa điểm thời gian viết : viết 1 dòng sau đó để trống một dòng
+ Tên báo cáo : viết lùi vào 2 ô...
+ Người nhận báo cáo : viết lùi vào 2 ô sau đó để trống một dòng ....
GV nhận xét cho HS bình chọn 
 GV rèn kĩ năng viết cho học sinh : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đã cho.
Thu 1 số vở chấm nhận xét
3.Củng cố ( 2 phút ) 
1 HS giỏi đóng vai tổ trưởng báo cáo trước lớp
4. Dặn dò ( 1 phút )
 Nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
***************************************** 
ôn tiếng việt 
luyện viết : ông tổ nghề thêu 
I. mục tiêu 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 2 trong chuyện Ông tổ nghề thêu.
 2. Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
GV đọc cho HS viết : xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu 
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho HS
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học
b) Hướng dẫn nghe viết
* GV đọc đoạn chính tả 
2- 3 HS đọc 
* GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
* GV đọc cho HS viết 
HS nghe viết 
* GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã 
HS làm vào vở và chữa bài 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại đoạn viết chính tả 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
 ôn Toán
 luyện tập về phép trừ
I.Mục tiêu
 	1. Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. 
2. Củng cố thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán có lời văn bằng hai phép tính. 
 	3. Giáo dục học sinh biết vận dụng vào cuộc sống
II.Đồ dùng dạy học
Phấn màu, bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Yêu cầu HS làm bảng con 
HS tự nghĩ ra 1 phép trừ và thực hiện theo yêu cầu của GV
2. Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
 Bài 1:
* Hướng dẫn học sinh thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm 
GV viết phép tính 
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách trừ 
HS nhắc lại cách trừ nhẩm
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
Bài 2: 
Củng cố thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số
Làm bảng con
Bài 3:
 Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính
GV gợi ý cho HS có thể giải bằng hai cách .
HS đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán
3.Tổng kết( 2 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
ôn tiếng việt 
luyện viết chữ hoa: o, ô, ơ
I. mục tiêu 
Củng cố cách viết các chữ hoa O, Ô, ơ thông qua BT ứng dụng:
 Viết tên riêng Lãn Ông bằng chữ nhỏ.
Viết câu ca dao ổi Quảng Bá, cá Hồ tây/Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người bằng chữ cỡ nhỏ.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết 
II. đồ dùng dạy học
Mẫu chữ hoa O, Ô, Ơ, bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
GV đọc cho HS viết : Nguyễn, Nhiễu , Người 
3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con
*Luyện viết chữ hoa
Tìm các chữ hoa có trong tên riêng
L, Ô, Q, B, H, T, Đ
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con
* Viết từ ứng dụng: tên riêng
HS đọc từ ứng dụng
GV giới thiệu : Lãn Ông
Giới thiệu tên riêng Lãn ông : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ ở thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông .
GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con 
*Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc câu ứng dụng
GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao 
Quảng Bá, Hồ Tây, hàng Đào là những địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội .
Câu ca dao ca ngợi những sản vật quý , nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội .
GV cho HS viết trên bảng con
HS viết trên bảng con : ổi, Quảng , Tây 
c) Hướng dẫn viết vào vở
GV nêu yêu cầu
HS viết vào vở
GV nhắc nhở và quan sát HS viết 
d) Chấm, chữa bài 
GV thu 5 bài chấm
GV nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS đọc câu ứng dụng 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
toán
tháng – năm 
I.Mục tiêu
 	1. Làm quen với đơn vị đo thời gian: tháng năm. Biết được một năm có 12 tháng.
 	2. Biết tên gọi các tháng trong một năm.
 Biết số ngày trong từng tháng.
Biết xem lịch 
3. Giáo dục học sinh biết vận dụng vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học
Tờ lịch, bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GV kiểm tra HS chuẩn bị lịch 
2 Bài mới ( 12 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
 * Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
 + Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
 GV treo tờ lịch lên giới thiệu và hỏi một năm có bao nhiêu tháng ? Nêu tên các tháng 
+Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
 GV gọi HS trả lời
GV hướng dẫn nhớ các ngày trong tháng bằng nắm đấm 
HS quan sát trả lời 
HS nhắc lại 
HS quan sát trả lời
HS nhắc lại số ngày trong tháng
HS dựa vào nắm đấm nêu số ngày trong tháng.
3. Thưc hành (15 phút)
 Bài 1:
Biết số ngày trong từng tháng.
HS đọc yêu cầu bài toán
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2:
Củng cố kĩ năng xem lịch tháng. 
HS làm nhóm đôi 
4.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
5. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
ôn tiếng việt 
tập làm văn
nói về trí thức . nghe kể : Nâng niu từng hạt giống 
I. mục tiêu 
	1. Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
2. Nghe kể câu chuyên Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
3. Giáo dục học sinh có ý thức quý trọng những hạt giống quý hiếm 
II. đồ dùng dạy học
tranh minh hoạ truyện 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS đọc báo cáo về hoạt động trong tháng vừa qua 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
HS đọc yêu cầu 
1 HS dựa vào tranh nói trước lớp 
HS trao đổi theo cặp 
đại diện nhóm lên thi nói đúng nghề của tri thức trong tranh ; nói chính xác họ đang làm gì ; thành câu câu khá tỉ mỉ .
GV nhận xét cho HS bình chọn người nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
Bài 2:
HS nêu yêu cầu 
1 HS đọc gợi ý quan sát tranh minh hoạ 
GV kể chuyện lần 1
HS nghe và trả lời câu hỏi 
Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
Mưòi hạt giống quý.
Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?
Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét 
ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ?
ông chia mười hạt thóc thành 2 phần. Năm hạt , đêm gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn , tối ủ trong người
trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm .
1 HS giỏi kể chuyện 
HS kể theo cặp 
4 HS nhìn gợi ý kể lại nội dung câu chuyện trước llớp 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của 
ông Lương Định Của rất say mê gnhiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống.... 
GV và HS bình chọn người kể hay 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
1 HS giỏi kể lại câu chuyện 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt 
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
I.Mục tiêu
 -Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 
 - Có phương hướng phát huy và sửa chữa 
 - Giáo dục học sinh biết phê và tự phê 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét lớp về mọi mặt 
2.Giáo viên nhận xét bổ sung 
a) Nền nếp 
 - Ra vào lớp tốt, xếp hàng nhanh nhẹn truy bài trật tự 
b) Học tập 
 - Đồ dùng sách vở đầy đủ sách kì II
 - ý thức học tập tốt 
 -Em Thắng, còn mất trật tự trong lớp 
c) Thể dục 
 - Nhanh nhẹn có ý thức 
d) Vệ sinh 
 - Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
3. Phương hướng tuần 22
 Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm duy trì tốt nền nếp học tập tốt 
 Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26 – 3 
 Sau tết an toàn giao thông không vi phạm đốt pháo và ôn bài cho tốt 
4. Múa hát tập thể 
 HS hát cá nhân tập thể các bài hát đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 21.doc