Giáo án môn học Tuần 9 Lớp 1

Giáo án môn học Tuần 9 Lớp 1

Tiếng Việt:

 BÀI 35: uôi – ươi

I.Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc, viết đúng uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.

- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.

II. Đồ dùng:

- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tuần 9 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt: 
 Bài 35: uôi – ươi
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết đúng uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy vần uôi:
- GV ghi bảng: uôi
- GV giới thiệu vần uôi viết thường.
- Vần uôi gồm mấy âm ghép lại ?
- Cài vần uôi?
- Có vần uôi rồi muốn có tiếng chuối ta thêm âm, dấu gì? 
- Cài tiếng chuối?
- Phân tích tiếng chuối?
- GV ghi bảng: chuối
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: nải chuối
- Vần uôi có trong tiếng nào?
* Dạy vần ươi( tương tự vần uôi):
- So sánh vần uôi với ươi?
- Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- ...âm đôi uô và âm i ghép lại.
- HS đọc.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp).
- Đọc phần bảng vừa học.
- Lớp quan sát
- Tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
4. Củng cố dặn dò:
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng, từ có vần uôi, ươi.
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng câu ứng dụng: 
Buổi tối, chị Kha rủ bé chơI trò đố chữ.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
? Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng? 
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói: chuối, bưởi, vú sữa.
Thảo luận cặp 4 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Em được ăn thứ này chưa?
- Chuối chín có màu gì? vị ?
- Vú sữa có màu gì?
- Bưởi có vào mùa nào? em thích ăn quả gì nhất?
- GV nhận xét kết luận
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu,hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại những vần vừa học?
- Thi tìm tiếng, từ có vần mới học?
- Nhận xét giờ.
- Tuyên dương HS. 
- HS đọc cá nhân .
- Lớp nhận xét
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS lên chỉ, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nêu chủ đề luyện nói
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài
 Tuần 9
Soạn :30/10/2010
Giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tiết 1+2:Tiếng Việt: 
 Bài 36: ay - â - ây
I.Mục tiêu: Giúp HS
T1: - Đọc, viết đúng ay, â, ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Tìm được tiếng, từ, câu
T2: - Đọc thành thạo bài tiết 1và câu ứng dụng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.Nói được từ 2 đến 3 câu.
 - Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : uôi, ươi, nải chuối, quả bưởi.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
HĐ của thầy
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy vần ay:
- GV ghi bảng: ay
- GV giới thiệu vần ay viết thường.
- Vần ay gồm mấy âm ghép lại ?
- Cài vần ay?
- Có vần ay rồi muốn có tiếng bay ta thêm âm, dấu gì? 
- Cài tiếng bay?
- Phân tích tiếng bay?
- GV ghi bảng: bay 
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: máy bay
- Vần ay có trong tiếng nào?
* Dạy vần ây ( tương tự vần ay):
- So sánh vần ây với ay?
- Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
HĐ của trò
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- ...âm a và âm y ghép lại.
- HS đọc.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp).
- Đọc phần bảng vừa học.
- Lớp quan sát
- Tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
4. Củng cố: 
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng, từ có vần ay, ây.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng câu ứng dụng: 
Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
? Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng? 
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói:Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
Thảo luận cặp 4 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Em đến lớp bằng phương tiện gì?
- Chạy, bay, đi bộ,, đi xe thì cách nào nhanh nhất?
- Trong giờ học nếu phải ra ngoài có việc ta có nên chạy nhảy làm ồn không?
- GV nhận xét kết luận.
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu,hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố:
 - Nhắc lại những vần vừa học?
- Thi tìm tiếng, từ có vần mới học?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Tuyên dương HS
- HS đọc cá nhân .
- Lớp nhận xét
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS lên chỉ, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nêu chủ đề luyện nói
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài
****************************************
Tiết 3:Đạo đức: Baứi 5 
LEÃ PHEÙP VễÙI ANH CHề, NHệễỉNG NHềN EM NHOÛ (tieỏt 1).
I-Muùc tieõu:
- Hs hieồu: ẹ/v anh chũ caàn leó pheựp, ẹ/v em nhoỷ caàn bieỏt nhửụứng nhũn coự nhử vaọy anh chũ em mụựi hoaứ thuaọn, cha meù mụựi vui loứng.
- Bieỏt cử xửỷ leó pheựp vụựi anh chũ. Bieỏt nhửụứng nhũn em nhoỷ.
-Toỷ ra leó pheựp vụựi ngửụứi lụựn, nhửụứng nhũn em nhoỷ.
II-ẹoà duứng daùy hoùc:
 	- ẹoà duứng hoaự trang ủeồ chụi ủoựng vai.
 - 1 soỏ baứi haựt, caõu thụ, caõu ca dao, caực caõu chuyeọn, taỏm gửụng veà chuỷ ủeà baứi hoùc. Vụỷ BT ẹaùo ủửực 1.
III-Hoaùt ủoọng daợ-hoùc:
1.Khụỷi ủoọng: Haựt taọp theồ.
2.Kieồm tra baứi cuừ: Treỷ em coự quyeàn gỡ? Boồn phaọn nhử theỏ naứo?
3. Bài mới
* Giụựi thieọu baứi.
*Hoaùt ủoọng1: Quan saựt tranh vaứ nhaọn xeựt vieọc laứm cuỷa caực baùn nhoỷ trong 2 tranh.
- Theo cặp trong 2 phút.
- Các cặp trình bày, nhân xét.
Tranh1: Anh ủửa cam cho em aờn, em noựi lụứi caỷm ụn. 
 Anh raỏt quan taõm ủeỏn em, em leó pheựp vụựi anh.
Tranh 2:Hai chũ em cuứng nhau chụi ủoà haứng, chũ giuựp em maởt aựo buựp beõ. 
 Hai chũ em chụi vụựi nhau raỏt hoaứ thuaọn.
=> Anh chũ em trong gia ủỡnh phaỷi yeõu thửụng vaứ hoaứ thuaọn vụựi nhau.
*Hoaùt ủoọng 2: phaõn tớch tỡnh huoỏng BT2.
- Thảo luận cặp: Cho bieỏt tranh BT2 veừ gỡ?
 Tranh1: Lan ủang chụi vụựi em thỡ ủửụùc coõ cho quaứ.
 Tranh 2: Baùn Huứng ủang coự moọt chieỏc oõ toõ ủoà chụi nhửng em beự nhỡn thaỏy vaứ ủoứi mửụùn chụi.
 ?Theo em baùn Lan ụỷ tranh 1 vaứ Huứng ụỷ tranh2 coự nhửừng caựch giaỷi quyeỏt naứo?
 ( Lan nhaọn quaứ vaứ giửừ taỏt caỷ cho mình
 Lan chia cho em.
 Lan nhửụứng heỏt cho em.
 Huứng cho em mửụùn ủoà chụi)
 Gv choùn caõu traỷ lụứi hay vaứ choỏt laùi keỏt luaọn cho caỷ lớp.
*Hoaùt ủoọng 3: 
- Caực em hoùc ủửụùc gỡ qua baứi naứy?
- Gv nhaọn xeựt & toồng keỏt tieỏt hoùc.
- Veà nhaứ chuaồn bũ BT3. 
*******************************************
Tiết 4: Mĩ thuật: GV chuyên dạy
******************************************************************
 Soạn: 30/10/2010
Giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1+2 Tiếng Việt: 
 Bài 37: ôn tập
I.Mục tiêu: Giúp HS
 - Đọc, viết chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y.
 - Đọc đúng các từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được bài trong vở tập viết
 - Nghe hiểu và kể lại được 1 đoạn theo tranh truyện kể: Cây khế.
 - Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng TV.
- Bảng ôn.
- Tranh phục vụ câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng con, bảng lớp ay, ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc SGK.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
HĐ của thầy
* Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn ôn tập:
- Quan sát khung phần đầu bài cho biết gì?
- Vần ai và ay có gì giống và khác nhau?
- GV gắn bảng ôn (như SGK).
* Luyện ghép vần:
- Hướng dẫn ghép âm ở cột dọc ghép với dòng ngang thành vần.
- GV ghi bảng.
- Chỉnh sửa phát âm.
* Luyện đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- Giảng từ, đọc mẫu.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
HĐ của trò
-...vần được phân tích.
- HS đọc.
- HS đánh vần, đọc (cá nhân, lớp).
- Thi ghép vần theo dãy.
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp).
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp. 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
4. Củng cố:
 - Thi chỉ đúng, nhanh vần vừa học.
5.Dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương tổ, cá nhân 
Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
 -Yêu cầu đọc thầm trong SGK.
- GV ghi bảng: 
- GVhướng dẫn, đọc mẫu.
- Đoạn thơ cho biết em bé đang làm gì?
Luyện viết.
- GVviết mẫu, hướng dẫn HS viết.
- Chấm một số bài.
* Kể chuyện: Cây khế.
+ GV giới thiệu, kể hai lần.
- Hướng dẫn kể (theo 4 tranh):
- Cây khế thế nào?
- Người em được anh chia cho cái gì? Chuyện gì xảy ra với người em?
- Thấy em giàu có người anh có thái độ như thế nào?
+ Học sinh kể:
- HS kể phân vai theo nhóm 4 (5 phút).
- Quan sát giúp các nhóm.
- Em có nhận xét gì về người anh?
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ,Tuyên dương HS. 
- Về tập kể chuyện, chuẩn bị bài 38.
-HS (cá nhân- nhóm- lớp).
- Lớp nhận xét
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS viết vở.
 .
- Thi kể trước lớp.
khuyên ta không quá tham lam.
****************************************************
Tiết 3:Toán ( tiết 33): 
 Luyện tập chung 
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng một số với 0.
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi đã học.
- BT cần làm: 1,2,4
* HSKG: Làm tất cả các  ...  Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy vần eo:
- GV ghi bảng: eo
- GV giới thiệu vần eo viết thường.
- Vần eo gồm mấy âm ghép lại ?
- Cài vần eo?
- Có vần eo rồi muốn có tiếng mèo ta thêm âm, dấu gì? 
- Cài tiếng mèo?
- Phân tích tiếng mèo?
- GV ghi bảng: mèo
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: chú mèo
- Vần ay có trong tiếng nào?
* Dạy vần ao (tương tự vần eo):
- So sánh vần ao với eo?
- Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
HĐ của trò
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- ...âm e và âm o ghép lại.
- HS cài
- HS cài
- HS đọc.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp).
- Đọc phần bảng vừa học.
- Lớp quan sát
- Tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
4. Củng cố: 
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng, từ có vần eo, ao.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 2
HĐ của thầy
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn thơ ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng đoạn thơ ứng dụng: 
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
? Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng? 
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói: Gió, mây, mưa, bão, lũ.
Thảo luận cặp 4 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Em đã thả diều bao giờ chưa? Muốn diều bay cần có gì?
- Trước khi có mưa trời thường xuất hiện gì?
- Nếu trời có bão sẽ có hậu quả gì? Em thấy lũ bao giờ chưa?
- Bão lũ gây hậu quả gì? cần làm gì để tránh bão lũ?
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu,hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố: 
- Thi tìm tiếng, từ có vần mới học?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ.Tuyên dương 
HĐ của trò
- HS đọc cá nhân .
- Lớp nhận xét
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS lên chỉ, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nêu chủ đề luyện nói
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài
**********************************************
Tiết 3: Toán: Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- KT việc đọc viết các số trong phạm vi 10 
- Biết cộng các số trong phạm vi 5
- Nhận biết các hình đã học
II. Đồ dùng dạy học:
Làm phiếu KT( 29 phiếu)
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định: 
Phát đề cho HS
HS làm bài
Thu bài về chấm
*************************************
Tiết 4:Thủ công: bài 4
Xé, dán hình cây đơn giản( tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản, xé dán được hình tán lá, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa
- Dán hình tương đối phẳng, cân đối
* Với HS KG: Đường xé ít răng cưa, hình dán cân đối , phẳng, có thể xé được hình cây có hình dạng, kích thước, màu sắc khác.
- Giáo dục ý thức giữ an toàn, vệ sinh trong giờ học.
II.Đồ dùng:
- Mẫu ,tranh quy trình.
- Giấy màu có kẻ ô, bút chì, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng của HS 
 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ của thầy
* Giới thiệu bài:
* Quan sát mẫu:
- GV treo mẫu dán sẵn:
- Cô có hình gì?
- Cây gồm những phần nào?
- Thân cây màu gì?
- Tán lá cây màu gì?
- Cây có hình dạng ntn? có giống nhau không?
- Ngoài ra em nào còn biết thêm về đặc điểm của cây mà em đã nhìn thấy?
-> Vì vây khi xé dán em có thể chọn màu mà em thích
 * HS nhắc lại cách xé dán:
- Treo tranh quy trình 
- HS nhắc lại trên tranh quy trình
a, Xé hình tán lá cây:
- Xé tán lá cây tròn
+ Vẽ và xé 1 hình vuông ra khỏi tờ giấy màu
+ Từ hình vuông xé 4 góc
+ Xé chỉnh sửa sao cho giống hình tán lá cây
- Xé tán lá cây dài
+ Vẽ và xé 1 hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu
+ Từ hình chữ nhật đó xé 4 góc
+ Xé chỉnh sửa sao cho giống tán lá cây
b, Xé hình thân cây
- Vẽ và xé hình chữ nhật để làm thân cây( lưu ý độ rộng). Thân cây ngắn là cây tán lá tròn, còn thân cây dài hơn là tán lá dài
- Gọi HS lên thực hành xé
* Dán hình:
- Gọi HS lên dán
* Thực hành:
- Cần lưu ý điều gì khi xé dán? 
- Giao nhiệm vụ: 
+HS làm cá nhân sau đó trình bày sản phẩm theo nhóm vào phiếu.
+ Chia nhóm 6, bầu nhóm trưởng, phát phiếu.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
* Nhận xét đánh giá:
- GV nêu tiêu chí đánh giá.
- Nhắc lại tiêu chí đánh giá ?
- GV kết luận đánh giá.
HĐ của trò
 hình cây
thân cây , tán lá cây
... màu nâu
.... màu xanh
... cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp,hình dạng không giống nhau
... tán cây có màu sắc khác nhau: màu xanh đậm, xanh nhạt, màu vàn, màu nâu...
1 HS lên nêu
Lớp quan sát nhận xét bổ sung
2 HS lên ( mỗi em xé 1 loại cây)
Lớp quan sát nhận xét bổ sung
1 HS
Lớp quan sát nhận xét
-tiết kiệm, vệ sinh, an toàn
- Các nhóm thực hành xé hình.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
1 HS nêu
Lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của cá nhân, nhóm.
4. Củng cố : 
 Nhắc lại các bước xé hình cây đơn giản ?
 5. Dặn dò: 
 Nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt. 
 Chuẩn bị giờ sau học tiếp 	 
********************************************************************
Soạn: 2/11/2010
Giảng: Thứ sáu ngày 5/11/2010
Tiết1: Tập viết:
Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: Xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà máikiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết
 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
* HSKG: Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết
- Giáo dục tính cẩn thận và ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- Bài viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bút, vở của HS.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ của thầy
* Giới thiệu bài:
*Quan sát phân tích chữ mẫu.
- GV treo bảng chữ mẫu.
- Bài viết có chữ ghi âm nào cao 5 li?
- Chữ nào cao 4 li? ?
- Chữ ghi âm, vần nào có độ cao 2 li? 
- Khoảng cách giữa các con chữ ? các chữ ?
- Vị trí của dấu thanh?
* Luyện viết:
+Viết bảng con:
- GVviết mẫu.
- Nhận xét sửa sai.
+ Viết vở:
- GV hướng dẫn viết từng dòng.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi, để vở, cầm bút
- Quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm, nhận xét một số bài.
HĐ của trò
- HS đọc.
- k, g, 
- d, 
 x, a, ưa, ia ua, ai 
- Lớp viết bảng con, bảng lớp.
- Lớp viết bài vào vở tập viết.
4. Củng cố: 
 - Nhắc lại chữ vừa viết?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về luyện viết thêm cho đẹp.
*******************************************************
Tiết 2: Tập viết:
 đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻkiểu chữ viết thường, cỡvừa theo vở tập viết
 - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
* HSKG: Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết
- Giáo dục tính cẩn thận và ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- Bài viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bút, vở của HS. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
HĐộng của thầy
* Giới thiệu bài:
*Quan sát phân tích chữ mẫu.
- GV treo bảng chữ mẫu.
- Bài viết có chữ ghi âm nào cao 5 li?
- Con chữ nào có độ cao 4 li?, 3 li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
- Khoảng cách giữa các con chữ ?
- Vị trí của dấu thanh?
* Luyện viết:
+Viết bảng con:
- GVviết mẫu.
- Nhận xét sửa sai.
+ Viết vở:
- GV hướng dẫn viết từng dòng.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi, để vở, cầm bút
- Quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm, nhận xét một số bài.
HĐộng của trò
- HS đọc.
-ch, g, y, h
-d, t
-2 li
-cách nhau nửa nét tròn. 
-đặt trên âm chính.
- Lớp viết bảng con, bảng lớp.
- Lớp viết bài vào vở tập viết.
4. Củng cố: Đọc lại bài viết hôm nay
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về luyện viết thêm cho đẹp
*************************************************
Tiết 3: Toán: Tiết 34 : 
Phép trừ trong phạm vi 3
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và cộng.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
- BT cần làm: 1,2,3
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II.Đồ dùng dạy học: - 3 que tính, 3 ô tô, 3 chấm tròn. 
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: Đọc bảng cộng 5. Làm bảng: 3 + 1= 1+ 0 = 4+2 = 2+2 =
Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
HĐ của thầy
* Hình thành phép trừ 2 - 1 = 1
 - GV, HS lần lượt lấy các con vật, đồ vật để hình thành.
? Có mấy que tính?
? có 2 que tính bớt đi một que tính còn mấy que tính?
- GV ghi, giới thiệu dấu trừ : 2 – 1 = 1
- GV đọc mẫu.
*Thành lập phép trừ 3-1=2 và 3-2=1 (Tương tự 2 - 1= 1).
*Nhận ra mối quan hệ giữa phép trừ và cộng.
- Đưa ra hình vẽ để HS nêu BT và phép tính:
2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
1 + 2 = 3 3 – 2 = 1
=> Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
? Lấy thêm VD?
* Thực hành:
Bài 1 (54): Tính.
- Nêu yêu cầu BT?
- Chữa BT.
? Dựa vào đâu để có kết quả đúng ?
Bài 2 (54): Tính.
- Nêu yêu cầu BT?
- Nhắc lại cách đặt tính, viết kết quả.
- Chữa BT, đọc phép tính đúng.
Bài 3(54): Viết phép tính thích hợp:
 ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chấm chữa BT. Nêu thêm cách làm khác?
HĐ của trò
-có 2 que tính.
- còn 1 que tính.
- Đọc cá nhân. lớp.
-Viết bảng con bảng lớp.
- HS làm sách, bảng lớp.
- HS làm bảng con, 3 làm bảng lớp.
- HS nhìn tranh viết phép tính vào ô trống trong sách.
4. Củng cố: - Thi đọc thuộc bảng trừ phạm vi 3.
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Về học thuộc bảng trừ .
***********************************************
Tiết 4: Sinh hoạt lớp:
 I. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần
 1. Các tổ trưởng báo cáo về việc thực hiện nề nếp, học tập của tổ mình trong tuần
 2. ý kiến bổ sung của các thành viên trong tổ
 3. Nhận xét của cô:
* Ưu điểm: 
 Các em đi học đều, đúng giờ. Có đầy đủ đồ dùng học tập
 Chăm chỉ học bài, làm bài
 Trong lớp hăng hái XD bài
 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
* Nhược điểm: 
 1 vài em còn quên đồ dùng học tập
 Viết bài chưa cẩn thận
 1 vài em vẫn nói tự do trong giờ học
 1 vài em có thói quen hay xin ra ngoài đi vệ sinh xong còn tranh thủ đi chơi
II. Phương hướng tuần tới:
 Phát huy những ưu điểm đã đạt được
 Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại
 Thực hiện duy trì tốt nề nếp, HĐ tập thể
III. Tuyên dương: 
 Uyên, Đ. Thiện, Chi, Quyết, Mai, Hưng, Thắng
 Cần cố gắng hơn nữa: Anh, Việt, Dương, Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9a.doc