Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 (buổi chiều) - Tuần 23

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 (buổi chiều) - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố kiến thưc về thời gian. Vận dụng làm tốt các dạng bài tập

- Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ có ghi bài kiểm tra.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 (buổi chiều) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Luyện toán Bài 103: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thưc về thời gian. Vận dụng làm tốt các dạng bài tập
- Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn toán.
II. Đồ dùng: bảng phụ có ghi bài kiểm tra.
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT viết
B. Bài mới:
1. Đáp án: Thứ 7
2. Đáp án: Thứ tư
3. Đáp án: Ngày 2 tháng 7 con sên bò đến điểm L
C. Củng cố,
 dăn dò:
* Gọi HS lên bảng chữa bài số 3 trang 15 sách luyện toán.
Gv và HS nhận xét cho điểm.
* Giới thiệu bài, Ghi bảng.
* HD và giúp đỡ HS làm bài.
+ Gọi HS nêu đề bài 3.
- HD HS cách tính ngày , thứ.
- Lưu ý: cứ 7 ngày là một tuần...
- Để HS suy nghĩ tính xem ngày 1 tháng 12 là ngày thứ mấy.
- GV cùng HS chữa bài.
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
Ngày 1 tháng 6 năm 2004 là thứ ba. Hỏi ngày 1 tháng 6 năm 2005 là thứ mấy? 
- Các em lưu ý: Tổng số ngày trong một năm. Muốn tìm được ngày 1/6/ 2005 là ngày thứ mấy ta lấy tổng số ngày trong một năm chia cho 7.
- Để HS nháp bài, gọi 1 HS làm trên bảng phụ, dưới lớp làm trên sách của mình.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Gọi HS đọc và suy nghĩ đề bài
- Để HS nháp bài và trao đổi bài với bạn, sau đó trình bầy bài của mình trên sách luyện tập.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Ngày tháng
Bò lên đến điểm nào?
Tụt xuống đến điểm nào?
Ngày 28/6
Ngày 29/6
Ngày 30/6
Ngày 01/7
Ngày 02/7
Điểm C
Điểm E
Điểm H
Điểm K
Điểm L
Điểm B
Điểm D
Điểm G
Điểm I
+ Gv chấm bài và rút ra nhận xét chung
+ GV chữa bài, Hs xem và chỉnh sử lại chỗ sai trong bài của mình.
* GV nhấn mạnh ND bài học.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm trên giấy nháp.
- Nhận xét bạn trả lời.
Đáp số: 1 tháng 6 là ngày thứ sáu.
- Chú ý nghe
- Nêu YC bài 1.
- Đọc đề bài và suy nghĩ.
- Tự tính.
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và tính.
- Đọc đề bài và nhìn vao sơ đồ tính toán
- Nhận xét bài và chữa cùng GV.
- Nghe và rút kinh nghiệm.
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009
Thể dục 
Bài 45: Trò chơi: “Chuyển bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu
- Ôn nhẩy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầ nắm được cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
- Rèn kĩ năng luyện tập đúng cho HS. Giáo dục HS ham học môn TD.
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi, hai em một dây nhẩy.
III. các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
HS khởi động
Ôn bài thể dục 
2. Phần cơ bản
- Học nhẩy dây cá nhân kiểu chum hai chân
- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” 
3. Phần kết thúc
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Điều khiển HS khởi động.
- Cho HS chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
- Cho HS tập lại bài thể dục phát triển chung 1 lần.
- Cho HS tham gia T/ C: Đứng ngồi theo lệnh.
* Điều khiển HS ôn nhẩy dây cá nhân kiểu chum hai chân.
- Trước khi tập cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông.
- GV chia HS thành từng nhóm luyện tập, GV thường xuyên hướng dẫn và sửa chữa chỗ HS còn hay sai. Động viên khuyến khích những HS còn luyện tập yếu cố gắng hơn.
- Lưu ý cách so dây: Các em cầm hai đầu dây chân phải giẫm lên dây (đặt sát mặt đất) co kéo dây cho vừa, độ dài của dây từ đất lên đến ngang vai là thích hợp.
Cách quay dây: Các em dùng cổ tay quay dây đưa dây từ phía sau – lên cao – ra trước – xuống dưới, dây gần đến chân thì chụm hai chân bật nhẩy lên cho dây qua và cứ như vậy bật nhẩy qua dây một cách nhịp nhàng theo nhịp quay của dây, không để dây vướng vào chân.
- Cả lớp nhẩy dây đồng loạt 1 lần, em nào có số lần nhẩy nhiều nhất được tuyên dương
* Chơi trò chơi : “Chuyển bóng tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, nhắc nhở và đề phòng tránh xảy ra trấn thương.
- Điều khiển HS tập hợp thành hai hàng dọc có số người bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội chơi.
- Gv HD cách chơi: Khi có lệnh “Bắt đầu” cuộc chơi, những em đứng trên cùng của mỗi hàng nhanh chónh đưa bóng bằng hai tay qu trái-ra sau cho người số 2. Người số hai đưa tay nhận bonga rồi cũng nhan h chónh đưa bóng qua trái-ra sau cho người số ba và cư lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sau khi nhận bóng tiếp tục chuyền lên trên, ...đến khi ngưòi đầu hàng nhận được bóng thì đưa bóng lên cao bằng hai tay, thân người ngay ngắn và hô “xong”. Đội nào làm xong trước và ít phạm quy thì đội đó thắng cuộc.
- Cho từng tổ thi nhau tham gia trò chơi.
* Điều khiển HS đi thường một vòng thả lỏng chân tay.
- Cùng học sinh hệ thống bài.
- Nghe, khởi động và tham gia trò chơi.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập và khổi động các khớp.
- HS ôn lại bài thể dục đã học.
- HS luyện tập nhẩy dây kiểu chụm hai chân.
- HS luyện tập 
Tập so dây
Tập quay dây
- Thi đua tập giữa các tổ.
- Tham gia trò chơi. 
- Các tổ chơi thi đua với nhau.
- Đi thường và thả lỏng người, chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay theo nhịp và hát.
Luyện chữ
Ôn bài 41, 42. Ôn chữ hoa Q
 I . Mục tiêu: 
- Nắm chắc cách viết chữ hoa Q và các từ “quả quýt, quấn quýt” kiểu chữ đứng, chữ nghiêng. Hiểu được nghĩa từ “Quảng Nam, Quảng Ninh”.
- Rèn kỹ năng viết chữ đúng ly đã học. Giáo dục HS có ý thức tự rèn chữ trong khi viết.
II . Đồ dùng dạy học: GVcó mẫu chữ viết hoa. Viết mẫu tên riêng trên dòng kẻ ô ly
III . Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT viết
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn cách viết
2. Viết vào vở
q
qu
quả quýt
quấn quýt
Q
Qu
Quảng Nam
Quảng Ninh
C. Củng cố
 dăn dò:
* Đọc cho HS viết từ: Phong Châu, Phong ba bão táp.
- QS giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét đánh giá.
* GV nêu yêu cầu giờ học
+ Hãy tìm các chữ viết hoa có trong bài viết.
- Cho HS quan sát chữ mẫu và nhận xét về độ cao, độ rộng của chữ
- Viết mẫu, nhắc lại cách viết các chữ hoa Q, N
- Cho HS tập viết mỗi chữ hoa từ 3 4 
lần trên giấy nháp.
- Nhận xét, chữa.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: 
“ quả quýt, quấn quýt”
- Giải nghĩa từ “Quảng Nam, Quảng Ninh” cho HS biết 
+ Gv nêu y/c bài viết: Trong khi viết các em cần lưu ý viết đúng cỡ chữ đã quy định và trình bầy cẩn thận. Các nét chữ phải nối liền mạch.
- Cho HS viết vào vở luyện.
- Quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình viết.
- Thu chấm và chữa từ bài 3 5 bài
 nhận xét bài viết của HS. Chỉnh sửa một số lỗi sai cơ bản trong bài viết
- YC HS luyện viết lại chữ còn hay sai.
- Gọi HS nhắc lại cách viết chữ P.
* Tóm tắt ND bài.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Nghe và viết trên giấy nháp.
- trong bài có chữ hoa 
Q, N.
- Quan sát
- Quan sát và nhớ được cách viết các chữ hoa 
Q, N.
- HS tập viết trên vở nháp
- HS đọc
- Chú ý nghe
+ HS viết vào vở luyện chữ
- Cùng giáo viên nêu lại cách viết chữ Q
- Chú ý nghe và ghi nhớ, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
Luyện tập làm văn
Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục tiêu
	- HS luyện nói và viết về một lao động bằng trí óc. 
	- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu. Giáo dục HS ham học môn TLV.
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT vở
B. Bài mới:
I. Luyện nói
Hẫy kể về một bác sĩ hoặc một kĩ sư mà em biết (có thể là người thân hoặc hàng xóm của gia đình em)
II. Luyện viết
Hẫy viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn.
C. Củng cố,
 dăn dò:
* GV gọi HS đặt một câu có hình ảnh nhân hoá.
- Nhận xét cho điểm.
* Giới thiệu bài học, Ghi bảng.
* Phần luyện nói:
- GV HD HS luyện nói theo gợi ý sau:
a. Người đó là ai, ở đâu, làm nghề gì?
b. Hằng ngày người đó làm những công việc gì?
c. Tình cảm của người đó đối với mọi người xung quanh như thế nào?
d. Tình cảm của mọi người đối với người ấy như thế nào?
- Cho HS xác định rõ người mà mình định kể trong bài.
- Để HS luyện nói theo gợi ý trên (trong nhóm và trước lớp)
* Phần luyện viết
? Phần luyện viết cầu ta làm gì? (Hẫy viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn.)
- GV HD HS dựa vào nội dung làm miệng để hoàn thành bài viết của mình.
- Cho HS trình bầy bài trên vở luyện của mình
- Gv quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe.
* Gv NX giờ học, nhắc nhở những em chưa làm xong về nhà hoàn thiện bài của mình
- HS đứng tại chỗ kể câu chuyện.
- Nghe giới thiệu
- HS đọc đề bài
- HS xác định đề bài
- Suy nghĩ và làm miệng theo nhóm và trước lớp.
- Nhận xét 
- Nêu yêu cầu phần II
- HS xác định yêu cầu bài.
 - HS dựa vào bài 1, để viết thành một đoạn văn ngắn.
- Đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe.
- Cùng GV nhắc lại bài học.
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Luyện từ và câu (2 tiết)
Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, chấm hỏi.
I. Mục tiêu
	+ HS hiểu được một số từ thuộc chủ đề “Sáng tạo”. Vận dụng làm tốt các dạng bài tập trong sách luyện. Xác định đúng dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy trong câu.
	+ Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn LTVC.
III. các hoạt động dạy học:
A . Bài cũ:
 KT miệng
B . Bài mới:
I. Dựa vào nghĩa, hãy chia các từ sau thành hai nhóm:
II. Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong những từ sau:
III. Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong những từ sau:
IV. Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong những từ sau:
C. Củng cố,
 dăn dò:
* Hẫy nêu một số từ thuộc chủ đề tổ Quốc đã học.
- Gv nhận xét cho điểm.
* Giới thiệu bài học, ghi bảng.
* HD và giúp đỡ HS làm bài.
+ Phần I yêu cầu ta làm gì? (Dựa vào nghĩa, hãy chia các từ sau thành hai nhóm)
- Gọi HS đọc to các từ đó.
- HD HS tìm từ và cách trình bầy bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm trên sách của mình.
Từ chỉ người trí thức
Luật sư, bác sĩ, kĩ sư, giáo sư, dược sĩ.
Từ chỉ hoạt động của người trí thức
Nghiên cứu, giảng dạy, chế tạo, phát minh, chữa bệnh.
- Gv nhận xét rồi chữa bài.
+ Phần II yêu cầu ta làm gì? (Đặt 5 câu, mỗi câu có một trong những từ sau:...)
- Để HS tự đặt câu.
- Gọi HS đọc câu của mình cho cả lớp nghe
- GV cùng HS nhận xét câu của các bạn.
+ Phần III yêu cầu ta làm gì? (hẫy điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào ô trống trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng chính tả)
- Gọi HS đọc các câu chưa có dấu
- Để HS tự điền dấu thích hợp vào ô trống, sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- GV cùng HS chữa bài. Gọi HS đọc câu đã có dấu.
+ Phần IV yêu cầu ta làm gì? (Hẫy viết một đoạn văn đối thoại ngắn giữa em và một bạn cùng lớp có sử dụng dấu phẩy, dấu chấm và dấu hỏi (hỏi mượn sách, hỏi thăm sức khoẻ hoặc hỏi thăm quê quán gia đình)
- Cho HS xác định chủ đề định viết, sau đó nháp bài trên giấy nháp rồi mới trình bầy trên sách của mình.
- Gọi HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
+ GV chấm một số bài.
* GV cùng HS nhấn mạnh ND bài học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nhớ lại và nêu.
- Nghe giới thiệu
- HS nêu YC bài 1
- Đọc và suy nghĩ rồi làm bài.
 - Nhận xét bài của bạn
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- đặt câu
- Trình bầy vào vở.
- Đọc đoạn văn và xác định rồi đánh dấu câu.
- HS xác định chủ đề mình định viết.
- Viết đoạn văn ngắn, đọc cho cả lớp nghe.
- Nhận xét bài viết của bạn.
- Chú ý nghe và ghi nhớ.
Luyện toán
Bài 106: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
	- HS nắm chắc cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Vận dụng làm thành thạo các dạng bài tập.
	- Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn toán.
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT viết
B. Bài mới:
1. Đặt tính rồi tính
2. Giải toán
Đáp số:140 viên gạch
3. Tính nhẩm 
(Viết theo mẫu)
Nhân:
 3000 2 = ?
Nhẩm: 
 ba nghìn nhân hai bằng sáu nghìn.
Viết: 
 30002 = 6000
C. Củng cố,
 dăn dò:
* Kiểm tra bài tập trang 17 sách luyện tập của HS.
 - Gv và HS nhận xét chung.
* Giới thiệu bài, Ghi bảng.
* HD và giúp đỡ HS làm bài.
+ Bài 1 YC ta làm gì? 
( Đặt tính rồi tính)
- Cho HS suy nghĩ và làm ngay trên sách.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Để HS đổi bài và nhận xét đúng sai.
- Gv nhận xét và chữa bài.
+ Gọi HS đọc đề bài số 2
 ? Bài toán cho biết gì? (Người ta chuẩn bị 5000 viên gạch để xây tường. Mỗi bức tường dùng hết 1215 viên gạch)
? bài toán hỏi gì? (Hỏi sau khi xây 4 bức tường như thế thì còn lại bao nhiêu viên gạch?)
- Cho HS suy nghĩ và làm trên sách của mình. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Quan sát và uốn nắn HS trong quá trình làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
+ Bài 3 yêu cầu làm gì? (Tính nhẩm)
- Gọi HS đứng tại chỗ nhẩm miệng sau đó trình bầy trên sách của mình.
- Gọi 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV quan sát và uốn nắn HS yếu.
- Gọi HS nêu lại cách làm bài của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét 
+ Gv chấm bài và rút ra nhận xét chung
+ GV chữa bài, HS xem và chỉnh sửa lại chỗ sai trong bài của mình.
* GV nhấn mạnh ND bài học.
- HS để vở trên bàn.
- Nêu YC bài 1.
- Một vài HS lên bảng làm bài. Dưới lớp tự làm bài trên vở của mình.
- Tự trình bầy vào vở.
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Tự làm bài của mình.
- Đổi bài và nhận xét bài của bạn.
- Suy nghĩ đề bài 3 và nêu cách tính nhẩm.
- Làm bài.
- Nhận xét bài và chữa cùng GV.
 - Nghe và rút kinh nghiệm.
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Thể dục 
Bài 46: Ôn trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu
- Ôn nhẩy dây cá nhân kiểu chụm hai chân, yêu cầu học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Học trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”, yêu cầu học sinh biết được cách chơi và chơi ở mức chủ động.
	- Rèn tác phong luyện tập nhanh nhẹn cho HS. Giáo dục HS có ý thức luyện tập
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
HS khởi động
2. Phần cơ bản
- Ôn nhẩy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Chơi trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức”
3. Phần kết thúc
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khổi động các khớp và chạy theo một hàng dọc xung quanh trường.
- Cho HS tham gia trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
* GV điều khiển HS ôn nhẩy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Cho HS đứng tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó cho HS tập chụm hai chân bật nhẩy không có dây, rồi có dây.
- Các tổ luyện tập theo khu vực đã quy định. GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa động tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhẩy đúng.
- Tổ chức thi xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất.
- Gv nhận xét từng tổ.
* Điều khiển HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”.
- Cho các em khởi động kĩ các khớp cổ chân đầu gối, khớp hông và thực hiện động tác cúi gập người.
- GV cho HS tập hợp thành hai hàng dọc có số người bằng nhau.
- GV nêu tên trò chơi và cho HS tham gia chơi thử 1 lần, sau đó cho HS chơi chính thức. Đội nào chơi nhanh và không phạm quy thì đội đó thắng cuộc.
- GV điều khiển HS tham gia trò chơi.
* GV cùng HS hệ thống bài- Hướng dẫn học sinh hồi tĩnh.
- Cùng học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học và nhắc nhở HS luyện tập thêm ở nhà..
- Tập chung trên sân tập.
- Nghe ND bài học
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Tham gia trò chơi.
- HS cùng GV ôn nhẩy dây cá nhân chụm hai chân.
- Ôn theo sự chỉ huy của giáo viên.
- Thi xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều 
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay theo nhịp và hát.
Luyện toán
Bài 107: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập cộng, nhân trong phạm vi 10000. 
	- Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn toán.
II. Đồ dùng: bảng phụ có ghi bài kiểm tra.
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT viết
B. Bài mới:
1. Điền số vào ô trống 
2. Tính 
3. Giải toán
Đáp số: 3975 L dầu
C. Củng cố,
 dăn dò:
* Gọi HS lên bảng làm bài 4 trang 19
Gv và HS nhận xét cho điểm.
* Giới thiệu bài, Ghi bảng.
* HD và giúp đỡ HS làm bài.
+ Bài 1 YC ta làm gì? ( Điền số vào ô trống)
- Gọi HS nêu cách tính.
- Để HS tự làm trên vở của mình, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi bài và nhận xét đúng sai.
- Gv nhận xét và chữa bài.
+ Bài 2 yêu cầu ta làm gì? (Tính)
- Cho HS suy nghĩ, làm bài trên vở của mình.
- Quan sát và uốn nắn HS trong quá trình làm bài. 
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
- Gv cùng HS chữa bài.
+ Gọi HS đọc bài 3.
? Bài 3 cho biết gì? (Thùng thứ nhất chứa 1325 L dầu. Thùng thứ hai chứa số dầu gấp đôi thùng thứ nhất)
? Bài toán cho biết gì? (Hỏi cả hai thùng chứa bao nhiêu lít dầu?)
- Để HS suy nghĩ và làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nêu lại cách làm bài của mình cho cả lớp nghe.
- GV cùng HS nhận xét bài của bạn.
+ Gv chấm bài và rút ra NX chung
+ GV chữa bài, HS xem và chỉnh sửa lại chỗ sai trong bài của mình.
* GV nhấn mạnh ND bài học.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm trên giấy nháp.
- Nhận xét bài của bạn 
- Chú ý nghe
- Nêu YC bài 1.
- 1 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp tự làm bài trên vở của mình.
- Tự trình bầy vào vở.
- Đổi bài và NX bài của bạn.
- Nêu yêu cầu bài 2
- Suy nghĩ và làm bài
- 4 bạn lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài của bạn.
- Đọc bài 3
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Tự làm bài
- Một HS lên bảng chữa.
- Nhận xét bài và chữa cùng GV.
- Nghe và rút kinh nghiệm.
Sinh hoạt tập thể
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh nhận thấycác ưu khuyết điểm trong tuần 23, từ đó có biện pháp phấn đấu tốt hơn trong tuần 24.
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác trong học tập và các hoạt động ngoài giờ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giáo viên nhận xét tuần 23
*Ưu điểm: *Tồn tại:
	- Trang phục - Trình bầy bài chưa nhanh, tốc độ làm bài còn chậm.
	- Học tập - Nề nếp xếp hàng tập thể dục giữa giờ chậm.
	- Các hoạt động ngoài giờ
2. Học sinh bình xét thi đua:	- Bình bầu thi đua cho tổ
	- Bình bầu thi đua cá nhân xuất sắc trong tuần 23.
3. Giáo viên phổ biến công tác tuần 24.
	- Phấn đấu học tập tốt, tiếp tục rèn chữ giữ vở.
	- Tiếp tục thi đua rèn chữ giữ vở.
	- Duy trì tốt nề nếp học tập.
Yên Bằng, tháng năm 2009
Hiệu trưởng
Vũ Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 chieu.doc