Giáo án Môn: Kể chuyện 4 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Giáo án Môn: Kể chuyện 4 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

 I MỤC TIÊU:

 +Chọn được câu chuyệncó nội dung kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè ,

 người thân.

 +Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý.

 +Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.

 +Lời kể sinh động, tự nhiên sáng tạo,hấp dẫn.

 +Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.

 II CHUẨN BỊ:

 Bảng phụ viết sẵn gợi ý

 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 51 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn: Kể chuyện 4 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MÔN: KỂ CHUYỆN( 9) KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I MỤC TIÊU:
 +Chọn được câu chuyệncó nội dung kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè ,
 người thân.
 +Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý.
 +Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
 +Lời kể sinh động, tự nhiên sáng tạo,hấp dẫn.
 +Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
 II CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ viết sẵn gợi ý
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 / Kiểm tra bài cũ
Gọi HS kể câu chuyệnđã nghe đã đọc về những ước mơ
Hỏi :Các em cho biết ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể?
GV nhận xét ghi điểm.
2 /Bài mới:
Ở tiết học trước các em đã kể những câu chuyệnvề ước mơ ,giờ học nàycác em sẽ kể những câu chuyệnđược chứng kiến hoặc tham gia.
Gv ghi đề lên bảng
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
GV nhận xét
Gọi 2 HS đọc đề bài
Hỏi: Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
Nhân vật chính trong truyện là ai ?
HS đọc gợi ý 2
GV treo bảng phụ
Hỏi: Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy kể cho các bạn cùng nghe.
HS kể chuyện theo nhóm4
HS kể thi.
Khi HS kể GV ghi tên câu chuyện lên bảng.Sau khi HS kể lớp đặt câu hỏi, hoặc Hs kể đặt câu hỏi cho lớp trả lời
GV nhận xét ghi điểm 
3/ Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vừa được nghe kể và chuẩn bị bài kể chuyện
3 HS lên kể.
HS nhắc lại đề.
2 HS đọc
+Yêu cầu ước mơ phải có thật.
+Là em, hoặc bạn bè, người thân.
3HS đọc.
1HS đọc nội dung trên bảng phụ
Ví dụ:Em kể về ước mơ em trở thành cô giáo.
Em từng chứng kiến một bác sĩ chữa bệnh.Em ước mơ mình trở thành bác sĩ.
Nhóm kể chuyện.
10 HS thi kể. Lớp lắng nghe.
HS kể và lớp đặt câu hỏi và trả lời 
VD Bạn thích nhất nhân vật nào ? 
Chính tả (9) THỢ RÈN 
I/ MỤC TIÊU: Nghe viết đúng chính tả bài Thợ rèn 
 Làm đúng bài tập chính tả phân biệt L/N hoặc uôn/uông 
II/ CHUẨN BỊ : Phiếu học tập 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ 
HS viết vàobảng con : giao hàng , đẳt rẻ , hạt dẻ, bay liệng , biêng biếc 
GV nhận xét 
2/ Bài mới : 
Giới thiệu : Ở bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ . Cương mơ ước làm nghề gì ? 
GV: Mỗi nghề đều có nét hay , nét đẹp riêng . Giờ học chính tả hôm nay các em sẽ biết thêm cái hay . cái vui nhộn của nghề thợ rèn và làm bài tập chính tả 
GV ghi đề lên bảng 
Gọi HS đọc bài thơ 
Gọi HS đọc phần chú giải 
Hỏi : Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả ? 
Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn ?
HS viết từ khó vào bảng con 
GV đọc HS viết vào vở 
GV chấm 1 số vở 
Luyện tập : 
Gọi HS đọc yêu cầu bài 2a 
HS hoạt động nhóm 
Đại diện nhóm lên trình bày lớp nhận xét bổ sung 
Nhận xét , kết luận lời giải đúng
Gọi HS đọc lại bài thơ 
Hỏi : Đây là cảnh vật ở đâu ? vào thời gian nào ? 
Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng thơ VN .Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn
3/ Củng cố dặn dò 	
Nhận xét chữ viết của HS 
Nhận xét tiết học 	
Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ
HS thực hiện theo yêu cầu 
1HS lên bảng.
Cả lớp viết bảng con
 +Cương mơ ước làm thợ rèn 
Lắng nghe
+HS nhắc lại đề 
+2HS đọc thành tiếng 
+1HS đọc phần chú giải 
+Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vất vả : ngồi xuống nhọ lưng , quệt ngang nhọ mũi ,suốt tám giờ chân than mặt bụi , nước tu ừng ực , bóng nhẫy mồ hôi , thở qua tai 
+Nghề thợ rèn vui như diễn kịch , già trẻ như nhau , nụ cười không bao giờ tắt 
+Bài thư cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động 
+quệt ngang, quai,bóng nhẫy, nghịch, tắt đâu.
+HS viết vào vở.
+HS đổi vở chấm.
1HS đọc thành tiếng 
Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
Chữa bài 
Năm gian lều cỏ thấp le te 
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè 
Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt 
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe 
2HS đọc thành tiếng
+Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng 
Lắng nghe HS về nhà học thuộc bài thơcủa Nguyễn Khuyến và ôn luyện để chuẩn bị ki
MÔN :LUYỆN TỪ VÀ CÂU (17 ) MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
 I /MỤC TIÊU :
 +Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ.
 +Hiểu được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ ngữ
 kết hợp với từ ước mơ.
 +Hiểu đượcý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ.
II /CHUẨN BỊ :Phiếu học tập.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1 /Kiểm tra bài cũ:
Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
+Tìm ví dụ về 1 tác dụng của dấu ngoặc kép
GV nhận xét.
2 Bài mới:
Tiết luyện từ hôm naygiúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ.
 GV ghi đề lên bảng
Gọi HS đọc bài 1
Yêu cầu HS đọc lại bài trung thu độc lập.Tìm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ.
Hỏi : mong ước có nghĩa là gì?
Đặt câu với từ mong ước
+Mơ tưởng nghĩa là gì?
Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
Lớp hoạt động nhóm
GV kết luận
1HS đọc bài3
Thảo luận nhóm đôi.
Gọi HS đọc bài 4
HS thảo luận nhóm
Lớp nhận xét
Gọi HS đọc bài 5
Yêu cầu HS tìm nghĩa của các câu thành ngữ và dùng thành ngữ đó trong tình huống nào?
Yêu cầu HS học thuộc các thành ngữ đó
3 Củng cố dặn dò:
 Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và các câu thành ngữ.
2 HS trả lời
2 HS đặt câu.
HS nhắc lại đề.
1 HS đọc
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
+mơ tưởng , mong ước.
+Mong ước có nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
+Em mong ước bà em được lành bệnh.
+Mơ tưởng nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
1 HS đọc
Nhóm hoạt động 
Đại diện trình bày. Từ đồng nghĩa với từ ước mơ là:
Bắt đầu bằng tiếng ướclà: ước muốn , ước ao, ước mong, ước vọng.
Bắt đầu bằng tiếng mơ là:mơ ước,mơ tưởng mơ mộng.
1 HS đọc
HS thảo luận cặp đôi.
HS viết vào vở.
+Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ , ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
Đánh giá không cao là: ước mơ nho nhỏ.
Đánh giá thấp là: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
1 HS đọc
Thảo luận nhóm4
HS phát biểu 
1 HS đọc Lớp trao đổi nhóm 2
MÔN :CHÍNH TẢ ( 11 ) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ MỤC TIÊU :Nhớ - viết chính xác, đẹp khổ thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
 +Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt s/x hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
II / CHUẨN BỊ :
 +Bảng phụ.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con: suôn sẻ, bền bỉ, ngã ngửa, hỉ hả
GV nhận xét.
2 Bài mới :
GV: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và làm bài tập chính tả.
GV ghi đề lên bảng.
Gọi 1 HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu Nếu chúng mình có phép lạ.
Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
Hỏi : Các bạnnhỏ trong bài thơ đã mong ước điều gì ?
Yêu cầu HS phát hiện từ khó
Hỏi :Cách trình bày bài thơ?
Yêu cầu HS viết vào vở.
GV thâu chấm một số vở
Luyện tập: Gọi HS đọc yêu cầu
GV treo bảng phụ
GV kết ý đúng
Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
Yêu cầu HS tự làm bài
.
Gọi HS đọc lại câu đúng
GV kết luận
A/ Con người có tính tốt tâm hồn đẹp còn hơn chỉ hình thức bên ngoài.
B /Người có vẻ ngoài xấu xí khó nhìn nhưng lại có tính nết tốt.
C/ Mùa hè ăn cá ở sông thì ngon còn mùa đông ăn cá ởbiển thì ngon
3 Củng cố, dặn dò:
 Gọi HS đọc thuộc những câu ca dao trên.
Nhận xét tiết học, dặn dò bài sau.
 2 HS lên bảng.
Lớp nhận xét.
HS nhắc lại đề.
1 HS đọc.
3 HS đọc.
+Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa kết trái ngọt, để trở thành người lớn, làm việc có ích 
để làm cho thế giới không còn những mùa đông giá rét, để không còn chiến tranh,trẻ em luôn sống trong hoà bình hạnh phúc
+hạt giống, đáy biển , đúc thành,ruột.
HS viết bảng con.
+Chữ đầu dòng viết lùi vào 3 ô. Giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
HS tự viết bài vào vở.
HS tự chấm bài
1 HS đọc
1 HS lên bảng làm cả lớp viết vào vở nháp
+nổi tiếng, đỗ trạng,ban thưởng,rất đỗi, chỉ xin, nồi nhỏ thuở hàn vi ,phải hỏi mượn, của , dùng ,bữa, đỗ đạt.
1 HS đọc.
1 HS lên bảng làm.cả lớp làm vào vở nháp. lớp nhận xét bài làm của bạn
+a/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B/ Xấu người đẹp nết.
C / Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển.
D /Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
Dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi
HS giải thích nghĩa của từng câu..
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2 1 ) LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I/ MỤC TIÊU :+ Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
 +Biết sử dụngcác từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II /CHUẨN BỊ :
 Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
Tìm động từ có trong khổ thơ:
Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng
Hết khoai ta lại gieo vừng 
Không cho đất nghỉ không ngừng tay ta.
Hỏi: Động từ là gì? Cho ví dụ.
GV nhận xét.
2 Bài mới: GV giới thiệu
GV ghi đề lên bảng
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
Yêu cầu HS gạch chân động từ
Hỏi:Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì?
+Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì?
GV : Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi.
Yêu cầu HS đặt câu.
GV nhận xét tuyên dương.
Gọi HS đọc bài 2
Yêu cầu HS trao đổi và làm bài.Mỗi chỗ chấm chỉ điền 1 từ 
GV kết từ đúng:câu a/ đã biến thành.
Câu b /chào mào đã hót.
 Cháu vẫn đang xa.
 Mùa na sắp tàn.
Hỏi : Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã,sắp, sang.) ?
Gọi HS đọc bài 3 
Yêu cầu HS tự làm bài 
Gọi HS trả lời.
GV nhận xét.
Gọi HS đọc lại câu chuyện
Hỏi:Tại saothay từ đã làm việc bằng từ đang ?
+Tại sao bỏ từ đang? 
+Tại sao bỏ từ sẽ ?
+Truyện đáng cười ở điểm nào ?
3 Củng cố, dặn dò :
Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ?
Gọi HS kể lại truyện Đãng trí bằng lời của mình.
Nhận xét , dặn dò bài sau.
1 HS lên bảng tìm
1 HS trả lời
HS nhắc lại đề
1 HS đọc 
1 HS lên bảng.Lớp làm vào vở nháp
+đến, trút.
+Từ sắp bổ sung ý chỉ thời gian cho động từ đến. Nó chobiết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
+Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó gợi cho em biết những sự việc được hoàn thành rồi.
HS phát biểu.
Ví dụ: Bà ngoại em ở quê sắp ra nhà em chơi.
Sắp tới là sinh nhật c ...  con người và hoạt
 động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
 + Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố
 Đà Lạt trên bản đồ.
 + Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước VN
 II / CHUẨN BỊ:
 Bản đồ địa lý tự nhiên VN, lược đồ trống VN
 II / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên một số địa danh nổi tiếng của Đà Lạt?
+ Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng?
GV nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới:
Giới thiệu ghi đề lên bảng
Hoạt động 1:
Vị trí miền núi và trung du:
Hỏi:+ Khi tìm hiểu vềmiền núi và trung du, ta đã học về những vùng nào?
GV treo bản đồ địa lý tự nhiên và gọi HS lên bảng chỉ
GV phát lựot đồ trống VN. Yêu cầu HS điền tên dãy HLSơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên và thành phố Đà Lạt.
GV nhận xét 
Hoạt động 2:
Đặc điểm thiên nhiên
HS hoạt động nhóm đôi
Địa hình dãy HLSơn và Tây Nguyên?
Khí hậu HLSơn và Tây Nguyên?
Đại diện nhóm trả lời
GV chuyển ý
Hoạt động3:
Con người và hoạt động:
Lớp hoạt động nhóm
+ Nhóm1:Trình bày về trang phục và dân tộc của HLSơn?
+ Nhóm 2:Trình bày về trang phục và dân tộc ở Tây Nguyên?
+ Nhóm3:Trình bày về lễ hội của HLS?
+Nhóm4: Trình bày về lễ hội của Tây Nguyên?
+ Nhóm5: Trình bày về con người và hoạt động sản xuất ởHLS ?
+ Nhóm 6: Trình bày về con người và hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên ?
 Hoạt động4:
 Vùng trung du Bắc Bộ:
Hoạt động nhóm đôi
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?
+ Những biện pháp để bảo vệ rừng?
GV nhận xét chốt: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
3 / Củng cố, dặn dò:
Nhận xét , dặn HS sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ
2 HS trả lời
HS nhắc lại đề
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và thành phố Đà Lạt
2 HS lên bảng chỉ dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng.
2 HS chỉcác cao nguyên và thành phố Đà Lạt.
Lớp quan sát, bổ sung cho bạn
+ Địa hình HLS: dãy núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc thung lũng hẹp và sâu.
+ Địa hình TN vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
+ Khí hậuHLS ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi.
+ Khí hậu tây nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Lớp hoạt động nhóm 6
Đại diện nhóm trình bày
Thảo luận nhóm đôi.
+Rừng ở vùng này bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống , đồi núi trọc tăng lên.
+Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
+ Biện pháp: Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng cây ăn quả.
 MÔN : KHOA HỌC ( 23 ) SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC 
 TRONG THIÊN NHIÊN
 I / MỤC TIÊU :
 + Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên dưới dạng 
 sơ đồ.
 + Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
 + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
 II / CHUẨN BỊ :
 + Tranh minh hoạ.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1 / Kiểm tra bài cũ:
Hỏi:+Mây được hình thành như thế nào?
+ Hãy nêu sự tạo thành tuyết?
+ Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?
GV nhận xét ghi điểm
2 Bài mới:
GV ghi đề lên bảng
Hoạt động 1:
Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
HS quan sát tranh1 gv treo
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
+Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
Gọi đại diện trình bày HS bổ sung.
Hỏi: Em nào có thểviết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước?
GV nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2:
Em vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ GV treo hình 2. HS quan sát và vẽ.
GV nhận xét nhóm vẽ đẹp, đúng.
Hoạt động 3:
 Trò chơi: Đóng vai.
Tâm và Tùng đi học về nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị chảy ra đường.Theo em câu chuyện giữa hai bạn diễn ra như thế nào? ..Hãy đóng vai của hai bạn đó.
GV nhận xét.
3 Củng cố, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương.Dặn về nhà vẽ laị sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
3 HS trả lời
HS nhắc lại đề
HS thảo luận nhóm
+ Sơ đồ vẽ(HS trả lời)
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng bay hơi , ngưng tụ, mưa của nước.
+ Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụlại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.
HS lên vẽ:
Mây đen ------- -Mây trắng
 Mưa Hơi nước
 NƯỚC
 HS hoạt động nhóm đôi.
Thảo luận và vẽ sơ đồ, tô màu.
+ Các đôi lên trình bày . 
Yêu cầu tranh phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ.
 MÔN: KHOA HỌC: ( 24 ) NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
 I / MỤC TIÊU:
 + Biết được vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
 + Biết được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi
 giải trí.
 + Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước ở địa phương.
 II /CHUẨN BỊ :
 Tranh minh hoạ
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS
GV nhận xét.
2 Bài mới:
GV giới thiệu ghi đề lên bảng.
Hoạt động1:
HS thảo luận nhóm 
+ Nhóm1 và 3 :
+Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
Nhóm 2 và 5:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước? 
Nhóm 4 và 6:
+ Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
GV nhận xét và chốt ý:
Nước có vai trò đặt biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể.Mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết.
Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
Chuyển ý: Nước rất cần cho sự sống. Vậy con người còn cần nước vào những việc gì khác, các em tìm hiểu tiếp
Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người:
Hỏi:+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
+ Nước cần cho mọi hoạt động của con người.Vậy nhu cầu sử dụng nước chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?
Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
GV chốt: Con người cần nước vào rất nhiều việc.Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình mình và địa phương mình ở.
Trò chơi: Thi hùng biện:
GV: Nếu em là Nước, em sẽ nói gì với mọi người?
Gọi vài HS trả lời
3 Củng cố, dặn dò:
Nhận xét, dặn về học thuộc mục bạn cần biết.
1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
1 HS trình bày vòng tuần hoàn của nước.
HS nhắc lại đề
HS thảo luận.
+Thiếu nước con người sẽ không sống nổi, sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn
+Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như: cá, cua, tôm, sẽ tuyệt chủng.
2 HS đọc
HS trả lời:
+Uống, nấu thức ăn, tắm giặt,lau , rửa, tưới cây, chế biến thực phẩm, tạo ra điện, sản xuất xi măng, gạch ngói.
+ Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp , công nghiệp
2 HS đọc
HS lắng nghe và suy nghĩ trong vòng 5 phút.
HS tự do trình bày.
 MÔN: ÂM NHẠC (TC)12 ÔN TẬP BÀI HÁT :CÒ LẢ
 I / MỤC TIÊU:
 HS ôn tập bài : Cò lả theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng.
 HS thuộc lời, hát đúng nhịp điệu.
 Giáo dục yêu quý các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động.
 II / CHUẨN BỊ:
 Bài hát và tranh Cò lả.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 1/ Kiểm tra bài cũ:
GV ghi bảng nội dung
Gọi HS hát toàn bài.
GV chỉ định tổ , nhóm trình bày 
GV theo dõi nhận xét
Yêu cầu : HS vừa tập hát, vừa ôn lại gõ đệm theo nhịp để tiếng gõ không gấp gáp
GV hướng dẫn HS thể hiện động tác.
Gọi vài hs hát và thể hiện động tác
GV chia lớp làm 2
Một nửa lĩnh xướng 2 câu đầu.
Một nửa hát hoà theo.
GV nhận xét.
Dặn về nhà tập hát lại
Cả lớp hát toàn bài.
Từng tổ, nhóm hát.
HS trình bày bài hát.
HS nữ hát: Con cò.ra cánh đồng.
Cả lớp hát: Tình tính tang..nhớ hay chăng.
Hs làm theo.
HS trình bày.
Gọi cá nhân hát
 MÔN: ĐẠO ĐỨC (12 ) HIẾU THẢO VỚi ÔNG BÀ, CHA MẸ.
 I/ MỤC TIÊU:
 + Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, làm giúp ông bà, 
 cha mẹ, những việc phù hợp.Biết vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
 + Yêu quý ông bà, cha mẹ.Biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà 
 cha mẹ.
 + Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc làm vừa sức.
 + Phê phán, những hành vi không hiếu thảo.
 II / CHUẨN BỊ:
 + Tranh vẽ, bảng phụ.
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ:
+ Theo em việc làm như thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà, cha mẹ?
GV nhận xét.
2 Bài mới:
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi
GV treo tranh HS quan sát. 
Gọi HS trả lời.
Hỏi:
+Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động2: 
Kể chuyện tấm gương hiếu thảo
HS làm việc theo nhóm
+Kể các tấm gương hiếu thảo mà em biết?
+ Viết ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà em biết?
GV giải thích một số câu khó hiểu.
Hoạt động 3:
 Em sẽ làm gì?
Yêu cầu HS ghi lại các dự định em sẽ làm
HS lên trình bày.
GV nhận xét.
 Hoạt động 4:
 Xử lý tình huống:
Tình huống 1: Em đang ngồi học bài. Bà bảo:”Bữa nay, bà đau lưng quá”
Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông nhờ:”Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn”
Yêu cầu các nhóm thảo luận và sắm vai
GV nhận xét.
Nhắc HS về nhà thực hiện đúng những dự định sẽ làm.
2 HS trả lời
+ Là quan tâm chăm sóc tới ông bà, cha mẹ.Làm giúp những công việc phù hợp
+ Không nên đòi hỏi những việc không phù hợp
HS quan sát tranh và đặt tên cho tranh.
Ví dụ:Tranh 1:Cậu bé chưa ngoan.
Tranh 2:Một tấm gương tốt.
HS trả lời:
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ.
+ Nếu con cháu không hiếu thảo thì ông bà, cha mẹ sẽ buồn phiền, gia đình không hạnh phúc.
HS kể.
+ HS viếtcâu ca dao ,tục ngữ.
HS làm việc theo nhóm.
HS trình bày.
HS thảo luận nếu mình là bạn trong tranh, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế?
+ Em sẽ lấy dầu xoa cho bà, đấm lưng cho bà.
+ Em ngừng chơi, lấy khăn cho ông

Tài liệu đính kèm:

  • docMN112.doc