Giáo án môn lớp 3 - Tuần 15

Giáo án môn lớp 3 - Tuần 15

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: giúp học sinh :

- Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

2. Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

 GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập

 HS : vở bài tập Toán 3

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 54 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán.
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3Bài mới
Giới thiệu bài : Chia số có ba chữ số với số có một chữ số 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 648 : 3 
Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
Phép chia 648 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 648 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
+ 6 chia 3 được mấy ?
+ Viết 2 vào đâu ?
Giáo viên : 2 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 2 nhân 3 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 6 thẳng cột với hàng trăm của số bị chia và thực hiện trừ : 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 thẳng cột với 6
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng chục của số bị chia : Hạ 4, 4 chia 3 được mấy?
Giáo viên : Viết 1 vào thương, 1 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : 1 là chữ số thứ hai của thương và cũng là thương trong lần chia thứ hai. Sau khi tìm được thương lần thứ hai, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ hai
+ 1 nhân 3 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 3 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 4 trừ 3 bằng 1, viết 1 thẳng cột với 4
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 8 được 18, 18 chia 3 được mấy?
Giáo viên : Viết 6 vào thương, 6 là thương trong lần chia thứ ba.
Giáo viên : trong lượt chia thứ ba, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 648 : 3 = 216 là phép chia hết.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Phép chia 236 : 5
GV viết lên bảng phép tính : 236 : 5 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
+ 2 chia 5 được không ?
+ 23 chia 5 được mấy ?
+ Viết 4 vào đâu ?
Giáo viên : 4 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 4 nhân 5 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 20 thẳng cột với 23 của số bị chia và thực hiện trừ : 23 trừ 20 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 3
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 6 được 36, 36 chia 5 được mấy?
Giáo viên : Viết 7 vào thương, 7 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : 7 là chữ số thứ hai của thương và cũng là thương trong lần chia thứ hai. Sau khi tìm được thương lần thứ hai, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ hai
+ 7 nhân 5 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 35 thẳng cột với 36 của số bị chia và thực hiện trừ : 36 trừ 35 bằng 1, viết 1 thẳng cột với 6
Giáo viên : trong lượt chia thứ hai, số dư là 1. Vậy ta nói phép chia 236 : 5 = 417 là là phép chia có dư ở các lượt chia.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu : giúp học áp dụng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số vào việc giải bài toán có liên quan đến phép chia
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : điền số : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Viết ( theo mẫu ) : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu học sinh đọc cột thứ nhất trong bảng
Giáo viên hướng dẫn : dòng đầu tiên trong bảng là : số đã cho, dòng thứ hai là số đã cho giảm đi 8 lần, dòng thứ ba là số đã cho giảm đi 4 lần
+ Số đã cho đầu tiên là số nào ?
+ 184m giảm đi 8 lần là bao nhiêu mét ?
+ 184m giảm đi 4 lần là bao nhiêu mét ?
+ Muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS suy nghĩ để tìm kết quả
648
6
3
216
04
 3
 18
 18
 0
6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1
Hạ 8 được 18; 18 chia 3 được 6, viết 6. 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
6 chia 3 được 2
Viết 2 vào thương
2 nhân 3 bằng 6
4 chia 3 được 1
1 nhân 3 bằng 3
18 chia 3 được 6
Cá nhân
HS suy nghĩ để tìm kết quả
236
20
5
417
 36
 35
 1
23 chia 5 được 4, viết 4. 4 nhân 5 bằng 20; 23 trừ 20 bằng 3.
Hạ 6 được 36; 36 chia 5 được 7, viết 7. 7 nhân 5 bằng 35; 36 trừ 35 bằng 1
2 chia 5 không được 
23 chia 5 được 4
Viết 4 vào thương
4 nhân 5 bằng 20
36 chia 5 được 7
7 nhân 5 bằng 35
Cá nhân
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
Học sinh đọc
Có 405 gói kẹo xếp đều vào 9 thùng. 
Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói kẹo?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Học sinh đọc
Số đã cho đầu tiên là số 184m
184m giảm đi 8 lần là 184 : 8 = 23m
184m giảm đi 4 lần là 184 : 4 = 46m
Muốn giảm một số đi một số lần ta lấy số đó chia cho số lần.
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
4. Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( tiếp theo ) 
----------------------------------
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc + Kể chuyện.
HỦ BẠC CỦA NGƯỜI CHA 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, vất vả, thản nhiên,...
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông lão ).
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới : hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, 
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, học sinh dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Hũ bạc của người cha. 
Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão 
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
- GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
 -HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Một trường tiểu học vùng cao 
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : luyện đọc 
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh  ... của HS
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : mũi dao, con muỗi, tủi thân, múi bưởi, núi lửa.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe – viết đúng chính tả, chính xác một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên 
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ưi / ươi
Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x hoặc ât / âc 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe – viết đúng chính tả, chính xác một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên
Phương pháp : vấn đáp, thực hành 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn 
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn .
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : gian, thần làng, giỏ, chiêng trống,truyền,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Hướng dẫn học sinh viết bài :
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ưi / ươi, s / x hoặc ât / âcPhương pháp : thực hành 
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Khung cửi
Mát rượi
Cưỡi ngựa 
Gửi thư
Sưởi ấm
Tưới cây 
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm ơ4û bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé 
Sâu : sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng 
Xẻ : xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ
Sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ 
Bật : bật đèn, bật lửa, nổi bật, tất bật, bần bật 
Bậc : bậc thang, bậc cửa, cấp bậc, thứ bậc 
Nhất : thứ nhất, đẹp nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất, hạng nhất 
Nhấc : nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gối 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Đoạn này chép từ bài Nhà rông ở Tây Nguyên
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 3 câu
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe và viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vần ưi hoặc ươi vào chỗ trống 
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Toán.
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HỌC SINH 
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : giới thiệu bảng chia ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đặt tính rồi tính ( theo mẫu ) :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng :
A 125m B
?m
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Yêu cầu học sinh làm bài.
GV cho HS thi đua tiếp sức
Nhận xét 
 B D
4cm
4cm
4cm
4cm
A C E
Hát
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Học sinh nêu
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Quãng đường AB dài 125m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB.
Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
GV nhận xét tiết học.
------------------------------------
Kĩ thuật.
CẮT DÁN CHỮ V
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. 
Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: cắt, dán chữ H, U ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : cắt, dán chữ V ( 1’ )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết quan sát và nhận xét về hình dạng, kích thước của chữ V
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ V, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Chữ V rộng mấy ô ?
+ Nhận xét về hình dáng chữ V ?
Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói : Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ V trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ V chỉ cần kẻ chữ V rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Bước 1 : Kẻ chữ V .
Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn :
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào 1 hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu như hình 2. 
Hình 2 
Bước 2 : Cắt chữ V .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V ( Hình 3 ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nữa chữ V, bỏ phần gạch chéo ( Hình 3 ) Mở ra được chữ V như chữ mẫu ( Hình 1 )
Bước 3 : Dán chữ V .
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ V theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ V và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ V theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Chữ V rộng 1 ô.
Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
Hình 1
Hình 3
Hình 4
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ E 
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc