Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 2 (Chương trình cả năm)

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 2 (Chương trình cả năm)

Bài 1 : Vẽ trang trí

Vẽ đậm – Vẽ nhạt

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính (đậm / đậm vừa / nhạt).

- Kỹ năng: Tạo được 3 sắc độ đậm nhạt trong bài thực hành (tr. 4, Vở tập vẽ).

- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của sắc độ màu trọng bài vẽ và các vật thể trong thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

- GV: + 1 bài trang trí hình vuông,

 +2 tranh & 2 ảnh có các độ đậm nhạt dễ nhận thấy.

 + Hình minh hoạ 3 độ đậm nhạt của màu đỏ, màu lam và màu chì đen.

 +Sáp màu, giấy A1 và nam châm để minh hoạ cách vẽ trên bảng từ.

HS : Vở tập vẽ, sáp màu.

 

doc 48 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 2 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ I
Năm học 2011 – 2012
Tuần 1
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 1 : Vẽ trang trí
Vẽ đậm – Vẽ nhạt
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính (đậm / đậm vừa / nhạt).
- Kỹ năng: Tạo được 3 sắc độ đậm nhạt trong bài thực hành (tr. 4, Vở tập vẽ).
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của sắc độ màu trọng bài vẽ và các vật thể trong thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: + 1 bài trang trí hình vuông, 
	 +2 tranh & 2 ảnh có các độ đậm nhạt dễ nhận thấy.
	 + Hình minh hoạ 3 độ đậm nhạt của màu đỏ, màu lam và màu chì đen.
	 +Sáp màu, giấy A1 và nam châm để minh hoạ cách vẽ trên bảng từ.
HS : Vở tập vẽ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(3 phút)
Gợi ý HS nhận xét hình minh hoạ (gắn trên bảng)
Nhận ra 3 độ đậm - đậm vừa - nhạt của cùng một màu.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
( 4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các sắc độ màu ở bài trang trí; ở tranh và ảnh chụp.
- Liên hệ : các sắc độ màu ở hoa, lá, đồ vật xung quanh.
- Gợi ý HS nhận xét các độ đậm nhạt của các hình in trong Vở tập vẽ (tr. 4)
Tìm ra vị trí sắp đặt của sắc độ màu trong tranh, ảnh và trong bài vẽ trang trí -> thấy được vẻ đẹp của sự hài hoà do màu và sắc độ tạo nên.
Nhận thấy các độ đậm nhạt tạo nên sự hài hoà, vui mắt, hấp dẫn người xem.
HĐ2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
(5 phút)
Giảng và minh hoạ cách vẽ 3 sắc độ của một màu xanh lam cho cả lớp quan sát.
Nắm bắt cách vẽ đậm nhạt bằng nét chì đen, màu sáp.
HĐ3: Thực hành
(17 phút)
Hướng dẫn HS chỉ chọn 1 màu để vẽ 3 độ màu vào hình 5 tr.4 trong Vở tập vẽ (mỗi hình vẽ cùng một độ đậm)
Vẽ cá nhân theo hướng dẫn.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
Chọn 8 bài đạ diện để tổ chức HS nhận xét.
Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ cho cả lớp.
Khen ngợi HS tích cực, bài vẽ khá.
Nêu được: 
- đúng 3 sắc độ khác nhau hay chưa.
- độ đều của màu trong hình.
Bình chọn bài tốt nhất.
Biểu dương bạn học tốt.
Dặn dò
(1 phút)
- Quan sát độ đậm nhạt trong các tranh ảnh .
- Chuẩn bị đủmàu cho năm học.
Tuần 2
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 2: Thường thức Mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS làm quen, nhận biết vẻ đẹp của tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
- Kỹ năng: Tập phân tích các hình ảnh, sắp xếp bố cục và màu sắc để nói lên cảm nhận thích hay không thích bức tranh.
- Thái độ: Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II. Chuẩn bị.
- GV: + Tranh in trong Vở tập vẽ.
	 + 4 Phiếu thảo luận và 4 tranh thiếu nhi về tình bạn trong Bộ tranh TTMT.
- HS : Vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS quan sát 2 tranh in trong Vở tập vẽ và kết luận: Thiếu nhi rất thích vẻ tranh và đã vẽ được nhiều tranh đẹp.
Nhận biết cảnh sinh hoạt được vẽ trong các bức tranh rất gần gũi, quen thuộc.
HĐ1: Xem tranh in trong Vở tập vẽ.
* Tranh Đôi bạn ( thiếu nhi Việt Nam vẽ).
* Tranh "Hai bạn Han-sen và Gờ-re-len (thiếu nhi Đức vẽ).
 - Gợi ý HS nhận xét.
 - Kết luận, cho HS thấy được điểm giống và khác nhau của 2 tranh.
- Nhận xét về : tên người vẽ; chất liệu; các hình ảnh; màu sắc và nêu cảm nhận.
HĐ2: Xem tranh trong Bộ tranh.
- Gắn 4 tranh lên bảng, chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận (phiếu thảo luận), qui định thời gian 8 phút trao đổi.
- Gợi ý các nhóm khác nhận xét ý kiến vừa nêu và nói lên ý kiến của nhóm mình.
- Bổ sung nhận xét và khen ngợi HS.
Nhóm trưởng điều hành, thảo luận để trả lời các câu hỏi :
- Tranh vẽ những gì?
- Đâu là hình ảnh chính?
- Vẽ bằng những màu nào? chất liệu gì?
- Em thích bức tranh ở điểm nào? (màu sác hay hình ảnh)
HĐ3: Xem 2 bài HS cũ vẽ 
- Gắn 2 bài vẽ lên bảng.
- Gợi ý HS nêu nhận xét.
Nhận xét về hình, bố cục, màu, nêu cảm nhận.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét các nhóm, đánh giá.
- Dặn dò : sưu tầm tranh và chuẩn bị bài sau ( vẽ lá cây).
- Tham gia bầu chọn , xếp loại.
- Biểu dương nhóm tích cực.
Tuần 3
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 3 : Vẽ theo mẫu
Vẽ lá cây
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết đặc điểm hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của vài loại lá cây quen thuộc. Biết cách vẽ lá cây có hình dạng đơn giản.
- Kỹ năng: Vẽ được một lá cây theo mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ có bố cục hợp lý, diễn tả đúng đặc điểm của lá mẫu và màu sắc hài hoà; thêm yêu thích và có ý thức bảo vệ cây có ích.
II. Chuẩn bị.
- GV: + Hình vẽ một số lá cây.
	 + Bài vẽ của HS năm trước
- HS : Vở tập vẽ, chì, màu và 1 chiếc lá (lá đơn, phiến lá rộng, lá còn tươi).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (2 phút)
Tổ chức hát tập thể
Bài Lý cây xanh ( đã học ở lớp 1) hát và múa một lượt.
HĐ1: Quan sát, nhận xét 
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét hình vẽ lá được gắn trên bảng.
Kết luận: lá cây có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau.
- Hướng dẫn HS quan sát lá mẫu về: hình dạng tổng thể, vị trí cuống, kiểu sắp xếp các gân lá, màu sắc,...
Nêu được: các bộ phận của lá, vị trí sắp xếp, màu sắc, cảm nhận về hình vẽ và màu .
HĐ2: Cách vẽ chiếc lá.
(5 phút)
*Giảng kết hợp minh hoạ 3 kiểu dáng lá khác nhau: 
- phác khung hình và cuống, gân lá chính; 
- vẽ nét viền phiến và các gân lá; - vẽ đậm nhạt cho giống mẫu.
*Gợi ý HS xác định khung hình lá mẫu mang theo.
- Theo dõi.
- Nhận biết khung hình, trục lá; cách bố cục hình và cách phác hình bằng nét thẳng.
HĐ3: Thực hành
(18 phút)
- Lưu ý HS : bố cục hình, hướng của trục lá và gân lá; đặc điểm phiến lá.
- Gợi ý thêm với HS còn lúng túng.
Vẽ cá nhân, vẽ theo lá mẫu bày trước mặt ; vẽ vào Vở tập vẽ.
HĐ 4: Nhận xét , đánh giá ( 5 phút)
Chọn 6 bài đại diện. Gợi ý nhận xét.
Bổ sung và đánh giá bài cả lớp.
Tham gia nhận xét, xếp loại.
Biểu dương bạn có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1phút)
Nhận xét chung và dặn dò(chuẩn bị giấy vẽ tranh 15cm x20cm) 
Tuần 4
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 4 : Vẽ tranh
Đề tài vườn cây đơn giản
I.Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết một số loại cây trong vườn nhà. Biết cách vẽ tranh về cây.
- Kỹ năng: Vẽ được tranh vườn cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
- Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ cây. Thêm yêu mến thiên nhiên, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị.
- GV: + Tranh vẽ cây (bộ tranh TTMT)
	 + Bài vẽ của HS năm trước
- HS : Giấy vẽ 15cm x 20cm để vẽ theo nhóm, chì, màu Vở tập vẽ ( để qun sát tranh)
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thười lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu
bài (2 phút)
Tổ chức cả lớp hát 1 lượt
Bài "Thật là hay" (Hoàng Lân)
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét tranh in trong Vở tập vẽ và tranh gắn trên bảng
- Gợi ý HS liên hệ thực tiễn.
Nêu được:
- Hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- Tên cây, hình dáng, đặc điểm
- Các màu chính, đậm nhạt,...
Tả những cây trong vườn nhà.
HĐ2: Cách vẽ tranh
( 5 phút)
- Gợi ý HS nhớ lại hình dáng, màu sắc các cây định vẽ.
- Minh hoạ cách vẽ: vườn một loại cây và vườn nhiều loại cây.
- Suy nghĩ, nhớ lại hình ảnh vườn nhà.
- Theo dõi, nhận ra trình tự vẽ:
 + Vẽ cây phía trước: gốc,thân > cành, vòm lá > hoa, quả, ...
 + Vẽ tiếp các cây phía sau.
 + Vẽ màu có lớp đậm, lớp nhạt.
HĐ3: Thực hành
(18 phút)
Tổ chức vẽ theo nhóm nhỏ cùng sở thích.
- Chọn bạn cùng sở thích và cùng chọn nội dung.
- Vẽ theo trình tự : cây phía trước vẽ hình to và rõ; các cây xa hơn vẽ nhỏ dần và vẽ màu có phần hoà lẫn nhau nhiều hơn,...
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Gắn các bài vẽ lên bảng và tổ chức nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và xếp loại.
- Khen ngợi các nhóm hoạt động hiệu quả.
- Nêu được: đề tài, hình ảnh, cách dùng màu.
- Bình chọn bài tốt, xếp loại.
- Biểu dương bạn học tích cực.
Kết luận, dặn dò
(1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Quan sát, vẽ tranh vườn cây khác vào vở tập vẽ.
- Chuẩn bị đất nặn ( nặn con vật)
bài 5- tập nặn tạo dáng
nặn con vật
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết đặc điểm một số con vật quen thuộc; biết cách nặn con vật ở mức đơn giản.
Kỹ năng: Nặn được con vật phù hợp với khả năng của mình theo chủ đề do nhóm lựa chọn.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và hình dáng ngộ nghĩnh của mô hình các con vật tự tạo; thêm yêu thích và có ý thức chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
GV: - ảnh, tranh về các con vật ( trâu, bò, gà, mèo, dê, thỏ, vịt );
	- đất nặn để thị phạm.
HS : Đất nặn, bảng nặn, dao gọt, tăm.
Phòng học có thêm : xô nước rửa tay, giẻ lau tay.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (2 phút)
Trò chơi: nghe tiếng kêu - gọi tên con vật.
Cử 1 trưởng trò; người đoán sai phải làm 1 động tác con vật đó.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
Gợi ý HS nhận xét qua tranh, ảnh
Nhận ra: 
- tên con vật;
- hình dáng, tỉ lệ các bộ phận chính
- màu sắc từng bộ phận;
- đặc điểm vận động, ...
- cách chăm sóc, bảo vệ con vật.
HĐ2: Cách nặn con vật
(5 phút)
- Thị phạm:
 + chia các phần đất nặn, chọn màu tương ứng với từng bộ phận
 + vê, nặn thành hình từng bộ phận;
 + lắp ghép chúng lại và chỉnh sửa động tác cho sinh động.
Theo dõi, chọn ý định nặn.
HĐ3: Thực hành
(16 phút)
Chia nhóm cùng sở thích (3 - 4 em/nhóm)
Chọn bạn lập nhóm; Thảo luận, chọn chủ đề và nặn theo trình tự hướng dẫn.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu.
- Hướng dẫn các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Khen ngợi, động viên HS.
- Các nhóm cử đại diện giới thiệu sản phẩm.
- Tham gia nhận xét, nêu ý tưởng thay đổi bố cục cho đẹp .
- Tham gia đánh giá;
- Biểu dương các nhóm có sản phẩm đẹp, rõ chủ đề.
Kết luận
(2 phút)
Nhận xét giờ học; hướng dẫn lớp thu dọn , vệ sinh; dặn dò.
Thu dọn, vệ sinh .
bài 6 - vẽ trang trí
màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS biết sử dụng 3 màu cơ bản và biết thêm 3 màu mới (xanh lá cây, da cam, tím) được tạo thành do pha trộn các màu cơ bản với nhau.
Kỹ năng: Vẽ được màu theo ý thích và hình có sẵn (hình vẽ phỏng theo tranh Vinh hoa của làng tranh Đông Hồ).
Thái độ: Cảm nhận được sự phong phú, hấp dẫn của màu vẽ.
II. Chuẩn bị.
GV: - Phóng to  ... ng và vẽ màu theo ý thích;
Thái độ : Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối về hình và màu trong trang trí.
II. Chuẩn bị
GV : - 2 khăn tay ( 1 khăn được trang trí và 1 khăn không có trang trí );
	- 2 bài trang trí hình vuông đẹp;
	- 3 bài vẽ của HS cũ ( tốt, đạt và chưa đạt yêu cầu).
	- Giấy vẽ A4 kẻ sẵn hình vuông 14cm x 14cm đủ cho HS thực hành cặp đôi.
	- Minh hoạ cách trang trí.
HS : Vở tập vẽ , chì, thước, compa, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét 2 chiếc khăn tay;
- Gợi ý nhận xét các bài trang trí in trong Vở tập vẽ (tr.37) và bài trên bảng.
- Nhận ra chiếc khăn được trang trí đẹp hơn.
- Nhận biết : cách vẽ các hoạ tiết chính, phụ và cách sắp xếp chúng trong hình vuông; cách vẽ màu cho các hoạ tiết.
HĐ2: Cách trang trí
(5 phút)
Giảng và minh hoạ.
Giới thiệu 3 bài vẽ của HS cũ.
Nắm được các bước tiến hành :
- Kẻ hình vuông và các đường trục;
- Chia hình vuông thành mảng chính và các mảng phụ;
- Chọn hoạ tiết phù hợp và vẽ vào các mảng; hoạ tiết ở mảng phụ giống nhau và vẽ bằng nhau.
- Chọn màu và vẽ màu: các hình giống nhau, bằng nhau vẽ cùng màu sắc; hình cạnh nhau vẽ khác màu,...
Nhận ra bài vẽ đúng cách, cần học tập.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Chia cặp vẽ, giao nhiệm vụ và phát giấy vẽ.
Các cặp thảo luận và thể hiện.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày kết quả.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và tổ chức đánh giá bài vẽ.
- Khen ngợi, động viên HS.
- Gắn các bài vẽ theo vị trí đã chia trên bảng.
- Nhận xét, bình chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cặp vẽ hoàn thành tốt bài tập.
Dặn dò
(1 phút)
Tự vẽ bài khác vào Vở tập vẽ ở nhà ( hình thực hành tr.37)
Bài 32 - thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS bước đầu nhận biết các thể loại tượng;
Kỹ năng : Nắm được hình dáng, cấu trúc, chất liệu và biết sơ lược về ý nghĩa của tượng trong cuộc sống.
Thái độ : Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tượng; có ý thức giữ gìn những tác phẩm diêu khắc.
II. Chuẩn bị
GV : - Tượng nhỏ : cô gái Pacô, Tiều phu, Ngư ông.
	- ảnh chụp tượng đài : Hoàng Văn Thụ, Mẹ Suốt, Quang Trung, Võ Thị Sáu;
	- ảnh chụp tượng cổ : Hiệp tôn giả, phật Adiđa.
	- Câu hỏi thảo luận ( viết trên giấy A0) và phiếu trả lời cho 4 nhóm.
HS : Vở tập vẽ. Ngồi theo 4 nhóm.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(4 phút)
Gợi ý HS nhận xét, so sánh sự khác nhau giữa tranh, ảnh và tượng thông qua các tượng nhỏ và ảnh chụp.
Giảng cho HS biết :
- tượng cổ xưa không có tên tác giả, chất liệu chủ yếu là gỗ sơn, đá và đất , bày trong đền, miếu, chùa; 
- tượng hiện đại có tên tác giả, chất liệu phong phú, trưng bày trong nhà và ngoài trời.
Nhận biết : Tượng có hình khối, nhìn và sờ mó được cả mặt trước, mặt bên và mặt sau; tranh và ảnh chỉ cho ta thấy được một mặt. 
HĐ1: Tìm hiểu về tượng cổ
(10 phút)
* Tượng Hiệp tôn giả.
- Gợi ý HS nhận xét về hình dáng, tư thế, màu sắc pho tượng.
- Bổ sung : Biểu hiện lòng nhân từ , khoa dung của nhà Phật. Tượng Hiệp tôn giả là một trong 18 pho tượng Phật cổ ở chùa Tây Phương , Hà Nội.
 * Tượng Phật Adiđà.
- Gợi ý HS nhận xét về hình dáng, tư thế pho tượng.
- Bổ sung: tượng Phật Adiđà ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh tạc bằng khối đá hoa cương, cao cả bệ 2,74 m ! Đã có từ thời nhà Lý , cách đây khoảng 1000 năm.
- Tượng cổ không có tên tác giả và thường đặt trong các chùa, đền, miếu,
- Nhận biết : Phật đứng ung dung, thư thái. Nét mặt đăm chiêu suy nghĩ. Hai tay dặt lên nhau trên một gốc cây già. Màu sơn nâu đỏ làm chủ đạo.
- Nêu được : Phật ngồi trên toà sen, hai tay đặt ngửa trước bụng, nét mặt hiền từ, khoan dung, tĩnh tâm. Mình mặc áo cà sa mềm mại.
HĐ2: Tìm hiểu về tượng hiện đại
(14 phút)
- Chia nhóm, cử nhóm trưởng, giao phiếu trả lời cho các nhóm, quy định thời gian thảo luận và hiệu lệnh.
- Giao nhiệm vụ : Trả lời nội dung các câu hỏi gắn trên bảng.
 + Nhóm 1: thảo luận về tượng đài Quang Trung.
 + Nhóm 2: thảo luận về tượng dài Mẹ Suốt.
 + Nhóm 3: thảo luận về tượng anh hùng Võ Thị Sáu.
 + Nhóm 4: thảo luận về tượng đài Hoàng Văn Thụ.
- Tổ chức đại diện các nhóm trình bày và gợi ý các nhóm khác nhận xét.
- Bổ sung và kết luận :
 +các tượng hiện đại đều có tên tác giả.
 + tượng Quang Trung đặt ở gò Đống ĐA, Hà Nội , là tượng đài kỷ niệm chiến thắng Bgọc Hồi - Đống Đa lịc sử. Tượng vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh dân tộc VN chống quân xâm lược nhà Thanh.
 + tượng đài HVT ở TP Lang Sơn,thể hiện lòng biết ơn người anh hùng của dân tộc lang Sơn,...
Các nhóm thảo luận, cử thư ký ghi lại nội dung đã thống nhất. Cử người trình bày trước lớp.
Câu 1 : Hình dáng, tư thế pho tượng như thế nào ?
Câu 2: Pho tượng làm bằng chất liệu gì?
Câu 3: Ai sáng tác pho tượng đó?
HĐ3: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm. Khen ngợi các cá nhân tiêu biểu , xuất sắc trong giờ học.
Tham gia đánh giá.
Dặn dò
(1 phút)
- Sưu tầm và tập nhận xét tượng qua ảnh chụp, tượng thật.
- Vẽ một tranh theo ý thích vào tr.39 Vở tập vẽ.
Bài 33 - vẽ theo mẫu
Vẽ cái bình đựng nước
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS nhận biết đặc điểm hình dáng, chất liệu, màu sắc của một số bình đựng nước thông dụng. Biết cách vẽ cái bình đựng nước.
Kỹ năng : Vẽ được hình cái bình đựng nước theo mẫu bày và tự trang trí theo ý thích.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp sáng tạo của bài vẽ cái bình nước; biết giữ gìn, vệ sinh vật dụng phục vụ sinh hoạt.
II. Chuẩn bị
GV : - Mấu vẽ : bình đựng nước 2lit bằng nhựa màu đỏ nhạt , vải nền ghi sáng, đặt dưới tầm mắt.
	- hình vẽ một số kiểu dáng bình đựng nước khác ( trên giấy A4).
	- minh hoạ cách vẽ hình.
HS : Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, cách trang trí của một số bình đựng nước qua hình vẽ.
- Gợi ý liên hệ thực tế.
- Bày mẫu và gợi ý HS nhận xét
- Nhận biết : Bình đựng nước là đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của mọi gia đình. Có rất nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và cách trang trí.
- Kể thêm các kiểu dáng khác; ý thức giữ gìn, vệ sinh bình nước uống.
- Nhận xét, so sánh : hình dáng, vị trí, kích thước , màu sắc , đậm nhạt của các bộ phận trên cái bình làm mẫu vẽ.
HĐ2: Cách vẽ
(5 phút)
Giảng và minh hoạ cách vẽ : Phác khung hình vừa với phần giấy -> so sánh và phác vị trí miệng, đáy, thân, tay cầm,... -> vẽ chi tiết -> trang trí thêm và vẽ màu.
Theo dõi.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Hướng dẫn HS nhìn, so sánh các bộ phận của mẫu thật kỹ rồi mới vẽ.
Vẽ cá nhân, vẽ vào vở.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đại diện để gắn lên bảng, gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ trên bảng; Xếp loại bài vẽ còn lại trong lớp.
- Nhận xét giờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Xếp bài vẽ ra đầu bàn. Tham gia nhận xét các bài trên bảng.
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn học có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Chuẩn bị giấy A4 để vẽ tranh, bài cuối năm (Bài 34).
Bài 34 - vẽ tranh
đề tài phong cảnh
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS nhận biết đề tài phong cảnh; biết cách vẽ tranh phong cảnh;
Kỹ năng : Vẽ được tranh phong cảnh theo ý thíc và phù hợp với khả năng;
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
II. Chuẩn bị
GV : - 4 tranh phong cảnh ( tranh TTMT );
	- Tờ tranh : hướng dẫn cách vẽ tranh (bộ tranh ĐDDH ).
HS : Giấy A4, màu vẽ.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (2 phút)
Tổ chức hát múa tập thể
Bài hát "Quê hương tươi đẹp" (dân ca Nùng).
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh.
Kết luận: Tranh phong cảnh vẽ những cảnh vật ngoài thiên nhiên; 2 bức tranh in trong Vở tập vẽ đều là tranh phong cảnh; tranh phong cảnh coa thể vẽ thêm người, con vật nhưng lấy cảnh vật làm hình ảnh chính.
- Gợi ý HS liên hệ thực tế.
- Nhận biết : 
 + nội dung các bức tranh;
 + cách vẽ , cách sắp xếp các hình ảnh trong mỗi bức tranh;
 + cách sử dụng màu sắc trong các bức tranh,...
- Kể những hình ảnh quen thuộc có thể đưa vào tranh vẽ.
HĐ2: Cách vẽ tranh
(3 phút)
Dùng tờ tranh hướng dẫn để gợi ý HS nêu trình tự vẽ một bức tranh.
Nêu được các bước : Nhớ lại, chọn hình ảnh, chọn cách sắp xếp các hình ảnh =>Vẽ hình ảnh chính =>Vẽ thêm vài hình ảnh khác =>Vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi , hướng dẫn HS còn lúng túng : chọn hình ảnh phù hợp với khả năng, chọn cách bố cục hợp lý, chọn cách vẽ màu cho hình ảnh chính nổi bật.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 12 bài đại diện để gắn lên bảng, gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ trên bảng; Xếp loại bài vẽ còn lại trong lớp.
- Nhận xét giờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Xếp bài vẽ ra đầu bàn. Tham gia nhận xét các bài trên bảng.
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn học có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Chọn mỗi em 2 bài vẽ em ưng ý nhất trong năm học, cắt rời dể tham gia Triển lãm tranh của lớp (Bài 35)
Bài 35 - tổng kết
Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu.
Kiến thức : HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ.
Kỹ năng : Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu trong năm.
Thái độ : Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV : - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc.
HS : cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày.
III. Các hoạt động chính trong giờ học.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
1. Dán các bài vẽ lên giấy A0
( 10 phút)
Hướng dẫn HS chọn bài theo phân môn để dán lên giấy nền, ghi tên bài vẽ, tên người vẽ.
Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội dung yêu cầu phía dưới mỗi bài vẽ
2. Trưng bày
( 20 phút)
Treo các tờ giấy A0 đã dán bài vẽ lên tường.
Tổ chức HS quan sát và nhận xét
Quan sát, nhận xét, bình chọn những bài đẹp nhất trong năm của lớp.
3. Đánh giá
(5 phút)
Nhận xét kết quả học tập .
Biểu dương các cá nhân có thành tích học tập tốt nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_2.doc