Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 (Chương trình cả năm)

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 (Chương trình cả năm)

Bài 1 : Vẽ trang trí

Mầu sắc và cách pha màu

I. Mục tiêu.

- Kiến thức: HS biết thêm về cách pha màu nhị hợp (da cam, lục, tím); biết thêm về các cặp màu bổ túc và màu nóng, màu lạnh.

- Kỹ năng: HS pha được màu theo hướng dẫn.

- Thái độ: HS thêm yêu thích màu sắc và thích vẽ màu.

II. Chuẩn bị.

- GV: + Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.

 + Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.

- HS : SGK, Vở tập vẽ, màu sáp.

 

doc 59 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 1 : Vẽ trang trí
Mầu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS biết thêm về cách pha màu nhị hợp (da cam, lục, tím); biết thêm về các cặp màu bổ túc và màu nóng, màu lạnh.
- Kỹ năng: HS pha được màu theo hướng dẫn.
- Thái độ: HS thêm yêu thích màu sắc và thích vẽ màu.
II. Chuẩn bị.
- GV: + Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.
	 + Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.
- HS : SGK, Vở tập vẽ, màu sáp.
III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(1 phút)
Gợi ý HS gọi tên các màu đang dùng.
Nêu loại màu, tên các màu.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(6 phút)
* Giới thiệu cách pha màu:
 - Yêu cầu HS nhắc lại 3 màu cơ bản.
 - Giới thiệu sơ đồ pha màu bổ túc.
 - Hướng dẫn HS xem thêm trong SGK (tr. 4)
* Giới thiệu các cặp màu bổ túc:
( dựa và sơ đồ SGK tr. 4 để gợi ý HS phân tích)
* Giới thiệu màu nóng, màu lạnh
( dựa trên bảng màu).
- Đỏ, vàng, lam.
- Nêu cách pha dựa trên sơ đồ biểu diễn.
- Nêu được các cặp màu bổ túc.
- Gọi tên các màu có tính nóng, các màu có tính lạnh.
HĐ2: Cách pha màu
(6 phút)
- Thị phạm với màu bột. 
- Các màu khác (sáp, chì màu, bút dạ màu) hướng dẫn để HS tự tiến hành tại lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
HĐ3: Thực hành
(17 phút)
Hướng dẫn HS làm bài tập trong Vở tập vẽ (tr. 4)
- Dùng chất liệu sáp màu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(4 phút)
Chọn 6- 8 bài đại diện để gợi ý HS nhận xét.
Bổ sung các ý kiến. Đánh giá kết quả thực hành.
Khen ngợi HS làm bài tốt.
- Nêu được các nhóm màu, tính chất màu, kỹ thuật vẽ màu.
- Tham gia đánh giá, xếp loại bài thực hành.
Kết luận
(1 phút)
Nhận xét giờ học và dặn dò: Vẽ màu vào hình vẽ tr.5 Vở tập vẽ 4.
Tuần 2
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 2 : Vẽ theo mẫu
Vẽ hoa lá
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số loại hoa, lá. Biết cách vẽ hình bông hoa, chiếc lá.
- Kỹ năng: Vẽ được một bông hoa hoặc một chiếc lá theo mẫu bày và vẽ màu theo ý thích.
- Thái độ: HS cảm nhận tốt hơn về vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên và nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị.
- GV: +Tranh, ảnh về các loại hoa, lá và các mẫu thực ( hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa huệ, lá trầu không, lá mướp).
	 + Minh hoạ cách vẽ hoa và lá.
	 + 4 bài vẽ của HS cũ.
- HS : SGK, Vở tập vẽ, chì, màu và một bông hoa (hoặc một chiếc lá) có hình dạng đơn giản, màu sắc đẹp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(3 phút)
- Trò chơi "Viết tiếp sức" tên các loại hoa ứng với màu sắc cho trước
- Nhận xét, kết luận.
Lập 4 nhóm theo màu: đỏ, vàng, tím, trắng . 
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc hoa lá đã chuẩn bị.
- Nhận xét hình ảnh về hoa lá.
Tham gia nhận xét theo gợi ý của GV.
HĐ2: Cách vẽ hoa, lá
(5 phút)
- Minh hoạ.
- Giới thiệu các bài vẽ của HS.
Nêu các bước vẽ .
Nhận xét, rút ra cách vẽ đúng.
HĐ3: Thực hành
(17 phút)
- Hướng dẫn HS vẽ theo mẫu đã chuẩn bị.
- Gợi ý chọn cách bày mẫu, cách phác hình trên trang giấy và vẽ màu.
Vẽ cá nhân. Thực hiện theo các bước vẽ (SGK, tr.13)
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
- Chọn 8 - 10 bài có ưu điểm, hạn chế rõ nét để tổ chức HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và xếp loại bài cho cả lớp.
- Khen ngợi, động viên HS.
- Trọng tâm: bố cục, tả đặc điểm chính, vẽ màu cho hình và nền.
- Bình chọn bài tốt nhất.
- Biểu dương bạn học tích cực.
Kết luận
(1 phút)
Nhận xét giờ học và dặn dò : chọn hoa, lá đẹp và vẽ vào giấy ở nhà; chuẩn bị giấy A4 cho bài học vẽ tranh (bài 3).
Tuần 3
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 3 : Vẽ tranh
Đề tài các con vật quen thuộc
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm chính và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc. Biết cách vẽ tranh về con vật yêu thích.
- Kỹ năng: HS vẽ được tranh phù hợp với khả năng của mình và vẽ màu theo ý thích.
- Thái độ: Thêm yêu thích, có ý thức chăm sóc, bảo vệ động vật có ích.
II. Chuẩn bị.
- GV: + ảnh chụp các con vật nuôi ( trâu, ngựa, thỏ, gà, vịt, mèo,...) và tranh thiếu nhi vẽ các con vật.
	 + 4 bài vẽ của HS cũ.
	 + Minh hoạ bảng.
- HS : Giấy vẽ A4, màu, SGK. Chọn bạn vẽ cùng sở thích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Trò chơi "Nghe tiếng kêu gọi tên con vật".
1 bạn làm tiếng kêu con vật, cả lớp gọi tên con vật đó.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét đặc điểm các con vật qua các trực quan gắn trên bảng.
- Gợi ý HS nhận xét các tranh in trong Vở tập vẽ và trong SGK.
- Gợi ý HS liên hệ với vật nuôi ở nhà.
Nhận ra: 
- Hình dáng các bộ phận chính của cơ thể con vật;
- Màu sắc các bộ phận;
- Đặc điểm vận động, sinh hoạt của các con vật.
HĐ2: Cách vẽ tranh về con vật.
(5 phút)
- Yêu cầu HS nêu trình tự vẽ tranh
- Minh hoạ bảng.
Các bước chính:
- Suy nghĩ, lựa chọn con vật định vẽ và cách thể hiện trên trang giấy.
- Vẽ con vật trước : mình => đầu=> các bộ phận khác sao cho cân đối với trang giấy.
- Vẽ thêm các hình ảnh cho phù hợp.
- Chọn màu và vẽ màu có chỗ đậm, có chỗ nhạt hợp lý.
HĐ3: Thực hành 
(18 phút)
Tổ chức HS vẽ theo nhóm nhỏ (2 - 3 HS).
- Chọn , lập nhóm cùng sở thích.
- Vẽ theo các bước cơ bản.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Gắn tất cả các bài vẽ lên bảng và tổ chức lớp nhận xét.
- Bổ sung các nhận xét và xếp loại.
- Khen ngợi, động viên HS.
Trọng tâm nhận xét:
- Bố cục.
- Diễn tả đặc điểm, tư thế vận động, các hình ảnh khác.
- Cách vẽ màu.
- Nêu cảm nhận và chọn bài đẹp.
- Biểu dương bạn có bài vẽ tốt.
Kết luận, dặn dò
(1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Tự vẽ thêm bài khác vào Vở tập vẽ (tr. 9).
- Chuẩn bị bài sau : vẽ trang trí.
Tuần 4
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 4 : Vẽ trang trí
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
I.Mục tiêu.
Kiến thức: HS hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc. Biết cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
Kỹ năng: HS chép được một hoạ tiết trang trí dân tộc theo mẫu có sẵn phù hợp với khả năng của mình và vẽ màu theo ý thích.
Thái độ: HS thêm yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị.
GV: - Hình vẽ và ảnh chụp một số hoạ tiết trang trí dân tộc trên áo, khăn đội đầu, đồ gốm, ...
	- Minh hoạ bảng hoạ tiết bông hoa sen.
	- 3 bài vẽ của HS cũ.
HS : Giấy vẽ khổ 15cm x 20cm, chì, màu, SGK,Vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài.
(2 phút)
Gợi ý HS nhớ lại và nêu một số hoạ tiết trên áo, váy, khăn, trên các công trình kiến trúc đền, miếu,...
Nêu được nơi em đã nhìn thấy các hoạ tiết trang trí, các đồ vật cổ được trang trí.
HĐ1: Quan sát, nhận xét.
(4 phút)
- Hướng dẫn HS nhận xét hình ảnh vẽ lại các hoạ tiết trang trí dân tộc in trong SGK và Vở tập vẽ.
- Giới thiệu các hình vẽ, ảnh chụp hoạ tiết (trình bày trên giấy A1).
- Hoạ tiết mô phỏng hình vật gì.
- Hoạ tiết đặt trong khung hình gì.
- Xác định các trục chính của hoạ tiết.
HĐ2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
(5phút)
- Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK (tr. 12)
- Minh hoạ bảng.
- Trao đổi về cách tiến hành.
- Theo dõi.
HĐ3: Thực hành.
(19 phút)
Hướng dẫn HS chọn một hoạ tiết phù hợp với khả năng ( trên bảng hoặc hình in trong SGK)và chép lại vào giấy vẽ, vẽ màu theo ý thích.
Vẽ cá nhân: 
- chọn hoạ tiết. 
- chép theo trình tự các bước.
- Vẽ màu có chỗ đậm, có chỗ nhạt.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
(4 phút)
- Chọn 6 - 8 bài có ưu, nhược điểm rõ nét để gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá, xếp loại bài đã hoàn thành cho cả lớp.
- Hướng dẫn HS cách sửa các sai sót và động viên HS hoàn thành bài ở tiết luyện tập.
- Tham gia nhận xét.
- Bình chọn bài khá.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương bạn học tích cực, bài vẽ khá.
Kết luận.
(1 phút)
- Nhắc HS tự chép lại hoạ tiết trong Vở tập vẽ ở nhà.
- Chuẩn bị: sưu tầm tranh phong cảnh và đọc trước nội dung bài 5.
bài 5 - thường thức mĩ thuật
xem tranh phong cảnh
I.Mục tiêu.
Kiến thức: HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
Kỹ năng: HS tập phân tích tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc để cảm nhận vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
Thái độ: HS thêm yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị.
GV: - SGK, SGV, tranh phong cảnh trong bộ tranh mĩ thuật (8 tranh).
	- Phiếu thảo luận nhóm.
HS : SGK, Vở tập vẽ. Xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài.
( 7 phút)
- Giới thiệu 4 tranh cho cả lớp xem chung và nhận xét ngắn về tranh.
- Kết luận: Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật (cảnh là chính); có thể vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau; tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, ở nhà vừa để trang trí, vừa để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên.
Tìm hiểu: tên tranh, nét chung của 4 tranh, các ý cần phân tích về tranh.
HĐ1: Xem tranh.
(11 phút)
- Chia lớp thành 4 nhóm / 4 tranh (phong cảnh Sài Sơn,Phố cổ, Cầu Thê Húc và Hồ Gươm).
- Giao nội dung thảo luận.
-Kết luận và nhận xét, đánh giá hoạt động của từng nhóm.
*Trọng tâm nội dung thảo luận:
- Đề tài của tranh.
- Hình ảnh chính, phụ.
- Chọn màu và vẽ màu của tác giả
- Nêu cảm nhận về bức tranh
( cử đại diện trình bày)
*Nhận xét về các nhóm khác.
HĐ2: Xem tranh khác (4 tranh)
(10 phút)
Tổ chức nhận xét chung
Tham gia nhận xét tranh và nhận xét cảm nhận của bạn khác; chọn đặt tên khác cho bức tranh.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Nhận xét chung.
- Khen ngợi nhóm, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động.
Tham gia nhận xét và đánh giá, biểu dương bạn học tích cực.
Dặn dò
(2 phút)
- Sưu tầm thêm tranh phong cảnh.
- Tự vẽ một cảnh thích nhất vào Vở tập vẽ (tr. 13).
- Quan sát quả dạng hình cầu và chuẩn bị màu, Vở tập vẽ, đọc trước bài 6.
bài 6 - vẽ theo mẫu
vẽ quả dạng hình cầu
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được đẹp của một số loại quả dạng hình cầu; biết cách vẽ quả dạng hình cầu.
Kỹ năng: Vẽ được quả theo mẫu bày ( bố cục cân đối, tả đ ...  dáng các bộ phận chính của người, con vật, thế và dáng hoạt động,...
- Nhận xét về hình dáng, màu sắc, tỉ lệ các bộ phận và cách tạo dáng động cho hình con vật và con người,...
- Nhận ra cách nặn và sắp xếp sản phẩm theo các chủ đề, cách kết hợp hài hoà giữa đất nặn với vật liệu khác để tạo sản phẩm,...
HĐ2: Cách nặn
(3 phút)
Yêu cầu HS nêu cách nặn.
Hướng dẫn các nhóm chọn đề tài, cách hết hợp các vật liệu, tạo dáng sản phẩm.
Nêu trình tự tiến hành.
HĐ3: Thực hành 
(18 phút)
Gợi ý các nhóm chọn chủ đề, đặt tên nhóm. 
Theo dõi và gợi ý HS mạnh dạn sáng tạo.
Thảo luận, phân công thực hiện . Cử người đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
- Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm;
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và kết luận, đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi HS tích cực, nhóm có sản phẩm đẹp.
Vệ sinh, dặn dò (2 phút)
- Hướng dẫn HS thu dọn, vệ sinh .
- Vẽ vài dáng con vật, dáng người vào Vở tập vẽ (tr. 55).
- Chuẩn bị giấy vẽ 15cm x21cm để vẽ theo mẫu (bài 31).
Bài 31 - vẽ theo mẫu
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS nắm được cấu tạo, đặc điểm và biết cách vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu; 
Kỹ năng : Sắp xếp hình vừa với trang giấy. Vẽ được hình gần giống mẫu bày.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ đồ vật; ham thích quan sát, tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II. Chuẩn bị
GV : - Mẫu vẽ : Lọ hoa hình trụ màu hồng + quả bưởi chín màu vàng + vải nền màu ghi xanh, đặt dưới tầm mắt.
	- 2 bài vẽ chì mẫu dạng hình trụ và hình cầu.
	- minh hoạ .
HS : giấy vẽ, chì, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét 3 ảnh chụp in trong SGK tr.74.
- Gợi ý nhận xét 2 bài vẽ chì gắn trên bảng.
- Bày mẫu , điều chỉnh và gợi ý nhận xét mẫu vẽ.
- Nhận ra các mẫu bày đều có 2 vật mẫu : một có dạng hình trụ và một có dạng hình cầu. 
- Thấy được cách sắp xếp hình, cách vẽ nét, vẽ đậm nhạt,...
- Nhận xét về : vị trí sắp xếp, tỉ lệ các chiều, so sánh kích thước, đậm nhạt trên các vật mẫu,...
HĐ2: Cách vẽ
(4 phút)
Yêu cầu HS nêu trình tự tiến hành bài vẽ.
Minh hoạ hình theo hướng nhìn từ giữa phòng học.
Nêu được trình tự : Ước lượng chiều cao so với chiều ngang, phác khung hình chung vừa với trang giấy =>Tìm tỉ lệ từng vật mẫu, phác khung hình riêng =>Nhìn mẫu,phác các nét chính =>Vẽ chi tiết =>Tìm các mảng có độ đậm nhạt khác nhau và vẽ đậm nhạt (bằng chì hoặc bằng màu). 
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi, giúp HS sắp xếp bố cục hợp lý ; vẽ đậm nhạt bằng nét, không dùng thước dựng hình,...
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức gắn các bài vẽ lên bảng.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung , cho HS thấy chỗ chưa đạt cần chỉnh sửa khi vẽ theo mẫu; Xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi những cá nhân tích cực và bài vẽ tốt nhất.
- Gắn bài lên bảng.
- Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương những bạn học có kết quả tốt nhất.
Dặn dò
(1 phút)
Quan sát các kiểu dáng và cách trang trí chậu cảnh.
Chuẩn bị giấy A4 cho bài 32 - tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
Bài 32 - vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS thấy được sự đa dạng của các loại chậu cảnh; biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
Kỹ năng : Vẽ tạo dáng và trang trí được một cái chậu cảnh theo ý thích.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hấp dẫn của các loại chậu cảnh; có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây cảnh.
II. Chuẩn bị
GV : - ảnh chụp một số cái chậu cây cảnh đẹp (dán chung vào tờ giấy A0);
	- minh hoạ vài cách tạo dáng chậu cảnh và gợi ý cách trang trí.
HS : SGK, giấy A4, thước kẻ, chì, màu ( Chuẩn bị theo cặp đôi cùng sở thích ).
III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(5 phút)
- Yêu cầu HS nói về vai trò của chậu cây cảnh.
- Gợi ý HS nhận xét các kiểu dáng và cách trang trí chậu cảnh qua ảnh chụp gắn trên bảng và được in trong SGK tr.77.
- Cây cảnh thường trồng trong chậu, trang trí cho nơi ở, nơi làm việc thêm đẹp, con người sẽ có cảm giác gần với thiên nhiên hơn
- Nhận xét và tuỳ chọn một kiểu dáng chậu cảnh em thấy ưng ý nhất. Nêu ý kiến về cách trang trí trên chậu đó .
HĐ2: Cách tạo dáng và trang trí
(5 phút)
Yêu cầu HS nêu trình tự cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh, kết hợp minh hoạ bảng, lưu ý vẽ hình vừa với phần giấy.
Trình tự tiến hành : Chọn kiểu dáng, phác khung hình =>Vẽ trục đối xứng => Tìm tỉ lệ của miệng, thân, đế,...chậu và phác nét thẳng =>Vẽ chi tiết =>Tìm vị trí trang trí, chia mảng, vẽ hoạ tiết => Vẽ màu cho các hình .
HĐ3: Thực hành
(18 phút)
Tổ chức HS vẽ cặp đôi.
Theo dõi và gợi ý HS mạnh dạn sáng tạo trong thực hành.
Thực hiện trên giấy A4.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
- Tổ chức gắn các bài vẽ lên bảng.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung , chỉ cho HS thấy chỗ chưa đạt cần chỉnh sửa khi vẽ hình và màu; 
 Xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi những cá nhân tích cực và bài vẽ tốt nhất.
- Gắn bài lên bảng.
- Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương những bạn học có kết quả tốt nhất.
Dặn dò
(1 phút)
Tập xé hoặc cắt dán hình một chậu cảnh và trang trí theo ý thích và Vở tập vẽ (tr.57) ở nhà.
Bài 33 - vẽ tranh
đề tài vui chơi trong mùa hè
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS biết tìm, chọn nội dung và cách vẽ tranh về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
Kỹ năng : Vẽ được tranh rõ nội dung và phù hợp với khả năng.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ về mùa hè của thiếu nhi; thêm yêu thích các hoạt động trong dịp nghỉ hè.
II. Chuẩn bị
GV : - Sử dụng tranh in trong Vở tập vẽ (tr.58) và trong SGK (tr.80 & 81).
	- Hình gợi ý cách vẽ (ĐDDH).
HS : SGK,Vở tập vẽ, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Trò chơi "Thi viết tiếp sức" tên các hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong hè.
Mỗi dãy lớp cử 5 bạn chơi, trong 1 phút lần lượt chuyển phấn cho nhau viết mỗi người một tên hoạt động , viết xong lại chuyển cho người khác,... Đội nào ghi được nhiều hơn (sau khi đã loại những tên ghi trùng lặp) sẽ là đội thắng cuộc.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh in trong Vở tập vẽ và SGK.
- Liên hệ với cuộc sống của HS ở địa phương.
- Nhận xét về : các hình ảnh chính, phụ, màu sắc của các tranh; Nhận biết nội dung của đề tài tranh phản ánh
- Tả sơ lược một vài hoạt động em đã tham gia trong hè.
HĐ2: Cách vẽ tranh
(3 phút)
Yêu cầu HS nêu trình tự các bước vẽ tranh dựa theo hình gợi ý treo trên bảng.
Dựa vào ý 2 tr.80 SGK để trả lời.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi và gợi ý HS vẽ lại những hoạt động em nhớ nhất; sắp xếp bố cục cho hợp lý.
Vẽ vào vở.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 10 bài đại diện, gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá bài đã hoàn thành cho cả lớp.
- Nhận xét giờ học. Liên hệ thực tế. Khen ngợi, động viên HS.
- Tham gia nhận xét.
- Tham gia xếp loại. Bình chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
- HS vẽ chưa xong tiếp tục hoàn thành ở nhà.
- Chuẩn bị giấy A4, chọn chủ đề thích hợp để vẽ tranh đề tài tự chọn (bài cuối năm).
Bài 34 - vẽ tranh
đề tài tự do
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS biết chọn đề tài mình thích nhất để vẽ tranh; Củng cố cách vẽ tranh đề tài.
Kỹ năng : Vẽ được tranh theo ý thích, phù hợp với khả năng.
Thái độ : Có ý thức tìm tòi, phát hiện và sáng tạo trong học tập mĩ thuật thông qua hoạt động vẽ tranh đề tài.
II. Chuẩn bị
GV : - 6 tranh thuộc các đề tài : phong cảnh, con vật, sinh hoạt, chân dung và tĩnh vật
	- Hình gợi ý cách vẽ (ĐDDH).
HS : Giấy vẽ A4, ,màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(1 phút)
Nêu yêu cầu bài vẽ cuối năm. Gợi ý HS nhớ lại những đề tài đã được vẽ trong năm học.
Nêu được các đề tài yêu thích nhất.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh gắn trên bảng và tranh in trong SGK.
- Gợi ý HS liên hệ các đề tài, chọn nội dung cụ thể để vẽ tranh.
- Nhận xét, thấy được các đề tài vẽ tranh rất phong phú, có nhiều cách thể hiện khác nhau.
- Nêu, mô tả nội dung em chọn để vẽ.
HĐ2: Cách vẽ tranh
(3 phút)
Gợi ý HS nêu các bước vẽ một tranh đê tài dựa theo hình gợi ý.
Nêu được : Chọ nội dung, chọn cách sắp xếp hình ảnh =>Vẽ hình ảnh chính =>Vẽ hình ảnh khác =>Chọn và vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
(21 phút)
Theo dõi; giúp HS tìm nội dung phù hợp với khả năng và phát huy tính sáng tạo trong vẽ tranh.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày kết quả.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung. Xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi những cá nhân tích cực và bài vẽ tốt nhất.
- Gắn bài lên bảng.
- Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương những bạn học có kết quả tốt nhất.
Dặn dò
(1 phút)
Chọn mỗi em 1 - 2 bài vẽ ưng ý nhất trong năm , cắt rời để tham gia Triển lãm kết quả một nâm học mĩ thuật của lớp vào tuần sau.
Bài 35 - tổng kết
Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu.
Kiến thức : HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ.
Kỹ năng : Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu trong năm.
Thái độ : Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV : - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc.
HS : cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày.
III. Các hoạt động chính trong giờ học.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
1. Dán các bài vẽ lên giấy A0
( 10 phút)
Hướng dẫn HS chọn bài theo phân môn để dán lên giấy nền, ghi tên bài vẽ, tên người vẽ.
Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội dung yêu cầu phía dưới mỗi bài vẽ
2. Trưng bày
( 20 phút)
Treo các tờ giấy A0 đã dán bài vẽ lên tường.
Tổ chức HS quan sát và nhận xét
Quan sát, nhận xét, bình chọn những bài đẹp nhất trong năm của lớp.
3. Đánh giá
(5 phút)
Nhận xét kết quả học tập .
Biểu dương các cá nhân có thành tích học tập tốt nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_4_du_35_bai.doc