Giáo án môn Tập đọc lớp 3 tuần 7

Giáo án môn Tập đọc lớp 3 tuần 7

Tập đọc- kể chuyện: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM ( 2 tiết)

I/ Mục đích yêu cầu : A/ Tập đọc

1) Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: thủ lĩnh, lỗ hổng, buồn bã .

 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo).

 2) Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu từ ngữ được chú giải cuối bài.

 - Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 3 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Tập đọc- kể chuyện: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM ( 2 tiết) 
I/ Mục đích yêu cầu : A/ Tập đọc
1) Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ ngữ: thủ lĩnh, lỗ hổng, buồn bã .... 
	- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo).
	2) Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
	- Hiểu từ ngữ được chú giải cuối bài.
	- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm
B/ Kể chuyện :
	1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK , kể lại được câu truyện .
	1- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. 
III/ Hoạt động trên lớp : 
	Hoạt động củaThầy
Hoạt động của Trò
A/ Bài cũ: 
- Đọc bài Ông ngoại 
 B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Luyện đọc:
 GV đọc mẫu toàn bài:
 Luyện đọc câu: 
 Đọc từng đoạn 
 Đọc từng đoạn trong nhóm: 
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu chuyện có những nhân vật nào ?
Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? Ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào ?
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì ?
=> GDBVMT: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh , tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh để môi trường xung quanh ta luôn sanh sạch đẹp. 
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
- Vì sao chú lính nhỏ “ run lên” khi nghe thầy giáo hỏi ?
- Phản ứng của chú lính như thế nào ? khi nghe lệnh “ Về thôi !” của viên tướng ?
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ? 
- Liên hệ: Các em khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?
4- Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn
- Gọi 4 Học sinh, tự phân các vai : Người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo.
 KỂ CHUYỆN 
1- GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
2- Hướng dẫn Học sinh kể chuyện theo tranh:
- GV treo 4 tranh lên bảng.
- GV hướng dẫn cho Học sinh nhận ra: chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm.
IV/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
- GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sửa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà tập kể lại câu chuyện.
* Bài sau: Mùa thu của em
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
Học sinh nối tiếp đọc .
4 Học sinh nối tiếp đọc 4 đoạn 
- Đọc từng cặp 
- Đọc đồng thanh 
- chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo.
- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
-Hàng rào đổ, Tướng sỹ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đề lên chú lính nhỏ.
- Thầy giáo chờ mong Học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Học sinh nêu các ý kiến.
-Chú nói: “ Nhưng như vậy là hèn”, rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú .
- Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh nêu.
- 4 Học sinh thi đọc
4 Học sinh đọc phân vai.
- Học sinh quan sát lần lượt nội dung từng tranh.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
 1 Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh phát biểu các ý.
 Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Tập đọc:	CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT.
	5
I/ Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ ngữ: lắc đầu, tan học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt.
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm ( đặc biệt nghỉ hơi đúng ở đoạn chấm câu sai). Đọc đúng các kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm).
	- Đọc phân biết được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.( Bác chữ A, đám đông, dấu chấm)
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
	- Hiểu được nội dung của bài: 
	- Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung ( được thể hiện dưới hình thức khôi hài ): Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.
	- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp ( là yêu cầu chính).
 II/ Đồ dùng : Tranh minh hoạ .
III/ Hoạt động trên lớp :
	Hoạt động của ThÇy
Hoạt động của Trò
A/ Kiểm tra bài cũ: 
 Bài “ Người lính dũng cảm” và trả lời câu hỏi 
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Luyện đọc:
 GV đọc mẫu bài:
- Đọc từng câu: 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
 Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho nhóm 4 Học sinh tự phân vai( người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông Dấu Chấm).
IV/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh lại vai trò của dấu chấm câu (giúp ngắt các câu văn rành mạch, rõ từng ý).
- Về nhà luyện đọc lại bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau : Bài tập làm văn.
 - 3 Học sinh đọc
- Học sinh nối tiếp nhau đọc .
- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc .
- 4 nhóm
4 nhóm tiếp nối nhau đọc 
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kỳ quặc.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu 3.
- Học sinh trao đổi thảo luận 
- Đại diện nhóm thi báo cáo kết quả làm bài.
 Học sinh thi đọc theo vai giữa các nhóm.
Rút kinh nghiệm : ............................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctập đọc.doc