Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 13

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 13

Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I/ Mục tiêu :

 A/ Tập đọc :

 1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

 - Đọc đúng các từ ngữ: bok pa, lũ làng, huân chương.

 - Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời thoại.

 2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu được nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài.

 - Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 
 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007.
 Tập đọc - Kể chuyện : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I/ Mục tiêu :
 A/ Tập đọc :
	1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các từ ngữ: bok pa, lũ làng, huân chương...
	- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời thoại..
	2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
	- Hiểu được nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài.
	- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
B) Kể chuyện :
	1- Rèn kỹ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật trong chuyện.
	2- Rèn kỹ năng nghe: 
II/ Đồ dùng :
	- Ảnh anh hùng Núp trong SGK.
III/ Hoạt động trên lớp 
	Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 TẬP ĐỌC
A) Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh tiếp nối nhau đọc bài : Cảnh đẹp non sông . và trả lời câu hỏi ( SGK)
 - GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- Chuyện: “ Người con của Tây Nguyên” kể về Anh hùng Quân đội Đinh Núp (người dân tộc Ba Na), ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, anh Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu rất giỏi, lập được nhiều chiến công.
2- Luyện đọc: 
GV đọc mẫu 
- Đọc từng câu: 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3- Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu bài:
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đầu ?
+ Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì ?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình ?
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
4- Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn Học sinh đọc đúng đoạn 3 ( giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động).
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét , bình chọn bạn đọc tốt nhất.
KỂ CHUYỆN:
1- GV nêu nhiệm vụ: Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong chuyện..
2- Hướng dẫn Học sinh kể bằng lời của nhân vật .
- Trong đoạn văn mẫu trong SGK người kể nhập vai n/vật nào để kể lại đoạn 1 ?
- Giáo viên nhắc Học sinh :
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân làng Kông Hoa, song cần chú ý: Người kể cần xưng “ tôi”. Nói lời của một nhân vật từ đầu đến cuối câu chuyện.
+ Kể đúng chi tiết trong câu chuyện nhưng có thể dùng từ, đặt câu khác, tưởng tượng thêm một vài chi tiết phụ, không lệ thuộc hoàn toàn vào lời văn trong chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn cá nhân kể hay nhất, đúng nhất.
3 học sinh đọc 
- Học sinh xem ảnh anh hùng Đinh Núp.
- HS nối nhau đọc từng câu 
- HS nối nhau đọc từng đoạn
 - HS đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2 (từ Núp đi 
Đại hội... đến mừng không biết bao nhiêu).
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2
+ Đất nước mình bây giờ...làm rẫy giỏi.
+ Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa... công kênh đi khắp nhà.
- 1 Học sinh đọc phần cuối đoạn 2.
+ Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ: “ Pháp ... đúng đấy!Đúng đấy !
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 
+ Đại hội tặng dân làng một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy...
... Một huân chương cho Núp.
+ Mọi người xem những món quà ấy là những .. “trước ... coi đến mãi nửa đêm”.
- Học sinh thi đọc đoạn 3.
- 3 Học sinh nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
-1 Học sinh đọc Yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- Cả lớp đọc thầm theo
Nhân vật anh Núp, để kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp .
- Học sinh chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp Học sinh tập kể.
- 3-4 Học sinh thi kể trước lớp.
IV/ Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì ?
( Ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp).
- GV nêu nhận xét tiết học.
 - Dặn dò:Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 * Chuẩn bị bài “ Cửa Tùng” 
 Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2007.
Chính tả : Nghe viết : ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
 I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả:	
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
	- Luyện đọc, viết đúng một số từ có vần khó, dễ lẫn ( iu/ uyu), tập giải đúng các câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn 
II/ Đồ dùng - Chép sẵn bài tập 2 .
III/ Các hoạt động trên lớp 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên đọc: lười nhác, nhút nhát, khát nước, khác nhau.
- GV nêu nhận xét - ghi điểm. 
B) Bài mới:
1- Giới thiệu : Giáo viên Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
2- Hướng dẫn Học sinh viết chính tả.
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết thong: thả , rõ ràng. 
- Hướng dẫn nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả.
+ Đêm trăng trên Hồ Tây như thế nào ? 
- Học sinh viết những tiếng khó.
VD: Toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt...
b) Giáo viên đọc cho Học sinh viết. 
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên đọc 
- Giáo viên nhận xét chữa lỗi chính tả chung ở trên bảng. ( 3 em): 
- Giáo viên thu 1 số vở chấm điểm.
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Bài tập 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét ( về chính tả, phát âm), chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên phát hiện và sửa lỗi phát âm cho Học sinh .
- Đường đi khúc khuỷu, , gầy khẳng khiu,khuỷu tay.
Bài tập 3: Lựa chọn bài 3 b.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
(b) Con khỉ - cái chổi - quả đu đủ.
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh viết bài còn mắc lỗi về nhà luyện tập: Với mỗi từ viết sai viết lại 1 dòng. Học thuộc lòng các câu đố.
 - 2 Học sinh lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con.
- 2 Học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió đông nam... sóng vỗ... hương sen... ngọt ngào.
Bảng con 
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh viết vào vở bài tập.
- 2 Học sinh thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp sau đó, đọc kết quả.
- 1 số Học sinh đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
- Cả lớp đồng thanh đọc . 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và các câu đố.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, làm ra giấy nháp.
- 1 số Học sinh lên bảng viết lời giải đố, đọc kết quả. 
- 2 Học sinh đọc lại 
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
 Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2007.
 Tập đọc : CỬA TÙNG 
I/ Mục tiêu 
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	- Chú ý đọc đúng các từ ngữ: lịch sử,, mặt biển , sóng biển...
	- Đọc đúng giọng văn miêu tả.
2 -Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Biết các điạ danh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài.
- Hiểu được nội dung bài: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng. Một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
II/ Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III/ Các hoạt động trên lớp 
	Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc Người con của Tây Nguyên và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
- Trên khắp miền đất nước ta có nhiều cửa biển đẹp. Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của miền Trung. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đẹp đặc biệt như thế nào. 
2- Luyện đọc:
 Giáo viên diễn cảm toàn bài.
 Đọc từng câu: 
 Đọc từng đoạn trước lớp: 
 Đọc từng đoạn trong nhóm
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Cửa Tùng ở đâu ?
- Giới thiệu thêm: Bến Hải - Sông ở huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, là nơi phân chia 2 miền Nam - Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải.
+ Cả hai bên bờ sông có cái gì đẹp ?
+ Em hiểu thế nào là “ Bà chúa của các bãi tắm” ?
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? 
+ Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì ?
=> Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng hẫp dẫn của Cửa Tùng. 
 4- Luyện đọc lại:
- Giáo viên: đọc diễn cảm đoạn 2. Hướng dẫn Học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
5- Củng cố, dặn dò:
- Bài văn tả cảnh gì ?Cảnh đó đẹp như thế nào ? 
- GV nêu nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện đọc kỹ bài nhiều lần 
* Chuẩn bị bài sau : Người liên lạc nhỏ.
- 3 Học sinh đọc
- HS nối tiếp nhau đọc. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh đọc nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài ( giọng êm nhẹ)
+ ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.
+ Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng, và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
+ Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
+ Thay đổi 3 lần trong một ngày: Bình minh, buổi trưa , chiều tà .
+ ...Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.
- 1 số Học sinh thi đọc đoạn văn.
 - 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- 1 Học sinh đọc cả bài.
- Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
 Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2007
 Luyện từ và câu : TỪ ĐỊA PHƯƠNG . DẤU CHẤM HỎI , CHẤM THAN .
I/ Mục tiêu :
1- Nhận biết và sử dụng đúng 1 số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa, thay thế từ địa phương.
	2- Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than, qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
 II/Đồ dùng:	
 - Bảng lớp chép sẵn như bài tập 1 ,
	- Bài tập 2 chép sẵn đoạn thơ ở bảng phụ
	- Viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3.
III/ Hoạt động trên lớp 
Hoạt động củaThầy
Hoạt động củaTrò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- 2 Học sinh làm miệng bài tập 1, 3.
 - GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
 2- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
a) Bài tập 1:
- Giúp Học sinh hiểu yêu cầu của bài: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba, mẹ / má...).
- Nhiệm vụ của các em là đặt đúng vào bảng phân loại: từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
=> Qua bài tập này, các em sẽ thấy từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau.
b) Bài tập 2:
- Học sinh đọc lần lượt từng đoạn thơ, trao đổi theo cặp, tìm từ cùng nghĩa với các từ có in đậm.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét.
- Học sinh ghi nhớ các cặp từ cùng nghĩa - 1 Học sinh thử đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng các từ cùng nghĩa.
- Giáo viên nói thêm: Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết ca ngợi mẹ Nguyễn Thị Suốt một phụ nữ Quảng Bình đã vượt qua bom đạn địch chở hàng nghìn chuyến đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bằng cách sử dụng các từ địa phương ở quê hương mẹ Suốt, tác giả đã làm cho bài thơ trở nên hay hơn vì thể hiện được đúng lời một bà mẹ quê ở Quảng Bình.
 c) Bài tập 3: 
 Điền dấu câu đúng vào từng ô trống.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn, nói rõ dấu câu được điền vào ô trống.
- Cả lớp và Học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng.
...” Cá heo ! ”
: “ A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá ! ”
 Có đau không, chú mình ?
Lần sau... chú ý nhé !
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh về nhà xem lại nội dung các bài tập 1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước.
+ 1 Học sinh đọc nội dung của bài tập 
- 1 Học sinh đọc lại các cặp từ cùng nghĩa - Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm vào vở bài tập 
- 2 Học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- 3 Học sinh nhìn bảng đọc lại.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
- Viết kết quả vào giấy nháp.
- 4 Học sinh đọc lại kết quả.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm nội dung đoạn văn Cá heo ở biển Trường Sa.
-1 Học sinh lên bảng làm 
- Cho Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập
 Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2007.
 Chính tả : Nghe viết : VÀM CỎ ĐÔNG 
I/ Mục tiêu :
1- Rèn kỹ năng viết chính tả:
	- Nghe - viết chính xác, rõ ràng, đúng thể thơ 7 chữ 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
 2- Luyện viết đúng một số tiếng có vần khó ( it/ uýt). Làm đúng bài tập phân biệt thanh hỏi , thanh ngã .
II/ Đồ dùng	- Bảng lớp chép sẵn bài tập 2, 3 chia làm 3 .
III/ Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên: đọc: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu .
- GV nêu nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
2- Hướng dẫn Học sinh viết chính tả.
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- GV đọc 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông. 
+ Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Cho Học sinh đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu, các chữ dễ viết sai chính tả.
VD: Vàm Cỏ Đông, có biết, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy...
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở:
c) Chấm, chữa bài:
- GV thu 1 số vở chấm điểm.
- Nhận xét chữa lỗi chính tả: 
 3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp và Giáo viên chốt lời giải đúng.
b)Bài tập 3: Lựa chọn.
- Giáo viên chia bảng lớp làm 2 phần, 2 nhóm Học sinh chơi trò chơi thi tiếp sức.
- Thời gian 3 phút.
- Đội nào tìm được nhiều tiếng nhất, đội đó thắng, Học sinh viết tiếng cuối cùng thay mặt đội đọc kết quả.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét , chốt lại lời giài đúng.
Câu b: Vẽ: Vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ voi, vẽ chuột...
 Vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, nhiều vẻ, vẻ vang...
 Nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ...
 Nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ việc, nghỉ học...
4- Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
 -Về nhà đọc lại bài 2, 3, ghi nhớ chính tả.
Học sinh viết bảng con .
- 2 Học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm vào vở bài tập - 2 Học sinh lên bảng làm, từng em đọc lại kết quả.
- Học sinh đọc yêu cầu cảu bài.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007.
 Tập làm văn : VIẾT THƯ 
 I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết: 
	1- Học sinh biết viết một bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam hoặc miền bắc theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư (theo mẫu bài thư gửi bà, tiết tập làm văn tuần 10, trang 81).
	2- Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- 2 Học sinh đọc bài viết về cảnh đẹp đất nước ta ( bài tập 2 tiết Tập làm văn tuần 11).
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Kết thúc chủ điểm Bắc - Trung - Nam, trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài tập thú vị: Viết một bức thư cho 1 bạn cùng lứa tuổi ở miền Nam ( hoặc miền bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
2- Hướng dẫn Học sinh viết thư cho bạn.
a) Giáo viên hướng dẫn phân tích đề bài 
- Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
+ Việc đầu tiên, các em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì ? Ở tỉnh nào ? Ở miền nào ?
- Lưu ý: Nếu các em không có thật 1 người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được biết qua đọc báo, nghe đài... hoặc một người bạn em tưởng tượng ra.
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+ Hình thức của lá thư như thế nào ? 
b) Hướng dẫn Học sinh làm mẫu - nói về nội dung thư theo gợi ý:
- Giáo viên nhận xét .
c) Học sinh viết thư:
- GV theo dõi, giúp đỡ Học sinh.
- Cả lớp và GV nhận xét chấm điểm những lá thư đã viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
 3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và nêu các câu hỏi gợi ý trong SGK. 
 cho 1 bạn Học sinh ở 1 tỉnh thuộc 1 miền khác với miền em đang ở...
- Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- Nêu lý do viết thư - tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK trang 81.
 1 Học sinh khá, giỏi nói mẫu phần lí do viết thư - tự giới thiệu
- Học sinh viết thư vào VBT.
5 - 7 em đọc thư.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007.
TẬP VIẾT:	 ÔN CHỮ HOA I 
I/ Mục tiêu : 
	- Củng cố cách viết chữ viết hoa I thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết tên riêng: “Ông Ích Khiêm ” bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng: “ Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ” bằng chữ cỡ nhỏ.
*/ Điều chỉnh : viết 5 dòng .
II/ Đồ dùng 
	- Mẫu chữ viết hoa I, Ô, K
 	- Các chữ “Ông Ích Khiêm ” và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.
III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra Học sinh viết bài ở nhà ( trong vở tập viết).
- 1 Học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước: Hàm Nghi, Hải Vân.
- Giáo viên nhận xét.
 B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Giáo viên: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn viết trên bảng con: 
a) Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu,vừa viết vừa hướng dẫn cách viết từng chữ.
- Giáo viên nhận xét.
b) Luyện viết từ ứng dụng - Giáo viên treo chữ mẫu và giới thiệu: Ông Ích Khiêm quê ở Đà nẵng, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sỹ chống Pháp.
c)- Học sinh viết câu ứng dụng:
“ Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ” .
- Giáo viên treo câu ứng dụng và giúp Học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm ( có ít mà biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí.
3- Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ.
 - Cho HS trực quan vở tập viết của Giáo viên.
4- Chấm, chữa bài:
- GV thu vở chấm nhanh 5 em nhận xét và sửa chữa cho học sinh. 
5- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp về nhà luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
- Học sinh mở SGK TV
- Ô, Í, K 
- Học sinh tập viết trên bảng con.
- Học sinh đọc từ ứng dụng ( tên riêng: Ông Ích Khiêm)
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết trên bảng con: Ít.

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc