Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: TIẾT SỐ 67 + 68

NHÀ ẢO THUẬT

I. Mục đích yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 + Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em (Trả lời được các CH trong SGK).

- HS khá, giỏi bước đầu có giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 của câu chuyện

 B. Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ

* HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác;

- HS yếu kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý của GV

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 23
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện: tiết số 67 + 68
Nhà ảo thuật
I. Mục đích yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 + Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
+ Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em (Trả lời được các CH trong SGK). 
- HS khá, giỏi bước đầu có giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 của câu chuyện
 B. Kể chuyện: 
 Kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ
* HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác; 
- HS yếu kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý của GV
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Thể hiện sự cảm thông
 - Tự nhận thức bản thân
 - Tư duy sáng tạo:bình luận , nhận xét
III. Các phương pháp/Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung
 - Trình bày ý kiến cá nhân.
 - Thảo luận nhóm.
 - Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 - HS: SGK, vở ghi đầu bài
V. Các hoạt động dạy- học:
Tập đọc: Tiết số 67
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ: 
 - GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Cái cầu”
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu bài.
 2. Luyện đọc:
 a. GV đọc mẫu: 
 - GV đọc giọng kể bình thản, thân mật, hồ hởi. Đoạn 4: đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ
 b. HD luyện đọc và giải nghĩa từ:
 - Luyện đọc câu:
GV gọi HS nối tiếp nhau đọc câu.
GV sửa lỗi phát âm.
 - Luyện đọc đoạn:
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ, tập đặt câu với từ “tình cờ, chứng kiến, thám phục”
 - Luyện đọc trong nhóm:
 3. Tìm hiểu bài:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 ? Vì sao, hai chị em Xô- phi không đi xem ảo thuật?
 ? Hai chị em Xô- phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
 ? Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?
 ? Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô- phi và Mác?
 ? Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
 ? Theo em, chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa?
 - GV giảng.
 4. Luyện đọc lại:
 - GV đọc mẫu đoạn 3.
 - Hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật.
Nhấn giọng vào từ: “Không dám, nằm viện, cần tiền, bất ngờ, bắn ra, nóng mềm,”
 - GV hướng dẫn luyện đọc bài
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, TL: Vì bố các em nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời.
- Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- HS đọc thầm đoạn 3, 4; trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc lại đoạn văn
- HS thi đọc nối đoạn 
- 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện: Tiết số 68
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. GV nêu nhiệm vụ.
 - Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô- phi hoặc Mác.
 2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
 - GV nhắc HS nhập vai mình là Xô- phi hoặc Mác kể theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
 - GV nhận xét lời kể, bình chọn bạn kể hay.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- 1 HS nhập vai kể mẫu 1 đoạn truyện theo tranh.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo vai.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
Củng cố, dặn dò:
 ? Các em học được ở Xô- phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
 ? Truyện khen ngợi chị em Xô- phi. Truyện còn ca ngợi ai nữa?
 - GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
Thứ tư ngày 2 tháng 2 năm 2010
Tập đọc : Tiết số 69
Chương trình xiếc đặc sắc
I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
- Hiểu ND tờ quảng cáo trong bài; bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm ND, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo (Trả lời được các CH trong SGK).
 - HS khá, giỏi biết đọc bản quảng cáo với giọng vui, nhộn.
- HS yếu trả lời được CH 3 theo gợi ý cụ thể của GV
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Tư duy sáng tạo:bình luận , nhận xét
 - Ra quyết định
 - Quản lí thời gian
III. Các phương pháp/Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung
 - Trình bày ý kiến cá nhân.
 - Thảo luận nhóm.
 - Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 - HS: SGK, vở ghi đầu bài
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ:
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Luyện đọc:
 a. GV đọc toàn bài: 
 - GV đọc rõ ràng, rành mạch, vui. Ngắt nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc từng câu: 
GV nghe, sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Đọc từng đoạn trước lớp:
GV giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ khó trong bài.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm:
 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 - GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời.
 ? Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
 ? Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?
 ? Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
 ? Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
4. Luyện đọc lại:
 - GV đọc mẫu đoạn: “Nhiều tiết mục mới ra mắt  dẻo dai”. 
 - GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc dưới nhiều hình thức.
 - GV và lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
 5. Củng cố- dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2, 3 HS kể lại câu chuyện “ Nhà ảo thuật”, trả lời câu hỏi trong SGK.
* Luyện đọc
ã Đọc từ, cụm từ khó: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo, tu bổ, lứa tuổi, giảm giá, liên hệ,
+ 1 – 6 : mồng một tháng sáu
+ 50% : năm mươi phần trăm
+ 10%; 5180360
- HS nối tiếp đọc từng câu trong tờ quảng cáo.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm bản quảng cáo và trả lời: để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- HS đọc thầm bản quảng cáo trao đổi nhóm và trả lời: Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất : tiết mục, điều kiện của rạp, thời gian biểu diễn, cách liên hệ, muc vé.+ Thông báo rất ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn đều ngắn, tách ra thành từng dòng riêng
+ Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau, + Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo thêm hấp dẫn,...)
- HS đọc cả bài dưới nhiều hình thức.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
chính tả: Tiết số 45
Nghe - viết: nghe nhạc
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ: BT (2) a / b (SGK). 
- HS yếu làm BT chính tả phương ngữ theo gợi ý của GV
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ chép 2 lần BT 2a.
 - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 - GV gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút) 
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
 - GV đọc thong thả, rõ ràng bài viết. 
 ? Bài thơ kể chuyện gì?
 - GV hướng dẫn HS nắm cách trình bày bài chính tả:
 ? Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 - Yêu cầu HS phát hiện tiếng khó và luyện viết những chữ dễ viết sai: “ mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm, vút, réo rắt,.”
 b. GV đọc cho HS viết bài
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
 c. Chấm, chữa bài 
 - GV chấm 8, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập( 10 phút)
 Bài tập 2a: 
- GV mở bảng phụ gọi 2 HS lên bảng thi điền đúng nhanh. Sau đó đọc kết quả.
 - GV và lớp nhận xét, kết luận bạn thắng cuộc. 
 Bài tập 3a:
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
 - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
 4. Củng cố, dặn dò( 3phút)
 - GV biểu dương những HS viết đúng, viết đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu các em về nhà viết lại bài.
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm trả lời: Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy...
- HS đọc thầm bài chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó hoặc dễ lẫn.
- HS viết bài vào vở, soát bài.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- HS không chấm đổi vở KT
- HS nêu yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi điền đúng nhanh. Sau đó đọc kết quả.
- 5, 7 HS đọc lại lời giải.
- 3 nhóm HS thi tiếp sức.
- 1 số HS nhìn bảng đọc lại kết quả. Cả lớp viết lời giải đúng.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
chính tả: Tiết số 46
Nghe - viết: người sáng tác quốc ca việt nam
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ: BT (2) a / b (SGK). 
- HS yếu làm BT chính tả phương ngữ theo gợi ý của GV
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - ảnh Văn Cao trong SGK.
 - 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.
 - Bảng phụ chép BT3.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 - GV gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: lửa lựu, lập loè
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút) 
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
 - GV đọc thong thả, rõ ràng đoạn văn. Sau đó giải nghĩa từ: 
 + Quốc hội: Cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.
 + Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
 - GV cho HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao- người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
 ? Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 - Yêu cầu HS phát hiện tiếng khó và luyện viết những chữ dễ viết sai.
 b. GV đọc cho HS viết bài
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
 c. Chấm, chữa bài 
 - GV chấm 8, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập( 10 phút)
 Bài tập 2a: 
 - GV theo dõi HS làm bài.
 - GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 tốp HS nối tiếp nhau thi điền nhanh vào 3 chỗ trống trong khổ thơ.
 - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3: 
 - GV nhận xét chung.
 4. Củng cố, dặn dò( 3phút)
 - GV biểu dương những HS viết đúng, viết đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu các em về nhà viết lại bài.
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp.
- HS nghe
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao- người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó hoặc dễ lẫn.
- HS viết bài vào vở, soát bài.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- HS không chấm đổi vở KT
- HS tự làm bài cá nhân vào vở.
- 3 tốp HS nối tiếp nhau thi điền nhanh vào 3 chỗ trống trong khổ thơ.
- 1 số HS đọc lại khổ thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc 2 câu mẫu.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- HS đọc miệng câu văn mình viết được.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Thứ năm ngày 3 tháng 2 năm 2011
luyện từ và câu: Tiết số 23
Nhân hoá - Ôn tập cách đặt và trả lời Câu hỏi như thế nào? 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 Củng cố hiểu biết về nhân hoá: Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa (BT1, 2); 
- Ôn luyện cách đặt và trả lời được câu hỏi Như thế nào? (BT3). 
- HS làm được các BT theo gợi ý của GV.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: SGK, bảng phụ viết nội dung BT3.
 - HS: SGK, vở viết, vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ(5 phút) 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới(35 phút)
 1. Giới thiệu bài(1- 2 phút) 
 2. Hướng dẫn làm bài tập(30 phút)
 Bài tập 1: 
 - GV treo trước lớp một cái đồng hồ, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV dán tờ phiếu lên bảng lớp, gọi 3 HS làm thi trên bảng lớp.
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 2: 
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS đọc bài và làm bài theo cặp, trả lời trước lớp.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3:
 - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. 
 - Nhận xét chốt lại bài làm đúng.
 3. Củng cố, dặn dò(3 phút)
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - Yêu cầu các em làm lại BT3 vào vở.
- 2 HS làm BT2, 3 tiết trước.
- 1 HS nhắc lại Nhân hoá là gì?
- HS nghe
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc bài thơ “Đồng hồ báo thức”.
- HS quan sát đồng hồ báo thức.
- HS tự làm bài.
- 3 HS làm thi trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo cặp: 1 em nêu câu hỏi, em kia trả lời.
- Nhiều cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
Tập viết: Tiết số 23
Ôn chữ hoa: Q
I. Mục đích, yêu cầu :
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T thông qua BT ứng dụng: Viết tên riêng (Quang Trung - 1 dòng) và câu ứng dụng (Quê em bắc ngang - 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
- HS khá, giỏi viết tên riêng: 2 dòng cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng: 2 lần
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV: Mẫu chữ viết hoa Q. Các chữ Quang Trung và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
 - HS: Vở tập viết, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ(3 phút) 
 - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà và yêu cầu HS viết lại từ ở tiết trước. 
 - GV nhận xét, ghi điểm .
 B. Dạy bài mới(37 phút) 
 1. Giới thiệu bài (2 phút)
 2. Hướng dẫn viết trên bảng con(10- 12 phút)
 a. Luyện chữ viết hoa: 
 - GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.
 - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 b. HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
 - GV giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753- 1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
 c. Luyện viết câu ứng dụng:
 - GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ: Tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê.
 3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết(12 - 15 phút)
 - GV nêu yêu cầu về chữ viết. Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế.
 4. Chấm, chữa bài(5 - 7 phút)
 - GV chấm nhanh 8, 10 bài.
 - Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 5. Củng cố, dặn dò(2 phút)
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà viết tiếp. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Phan Bội Châu 
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Q, T, B.
- HS tập viết từng chữ Q, T trên bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng: Quang Trung 
- HS nghe.
- HS tập viết trên bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nghe
- HS tập viết trên bảng con: Quê, Bên
- HS viết vào vở.
- Những HS không chấm đổi vở KT chữ viết cho nhau.
- HS nghe, sửa lỗi.
- HS nghe
Thứ sáu ngày 4 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn: Tiết số 23
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Kể được một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý; Viết được điều đã kể thành một đoạn văn ngắn. 
- HS khá-giỏi kể lại được buổi biểu diễn nghệ thuật rõ ràng, tự nhiên, sinh động, viết được đoạn văn dài 7-8 câu; 
- HS yếu viết đoạn văn dài 4-5 câu.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Thể hiện sự tự tin
 - Tư duy sáng tạo:bình luận , nhận xét
 - Ra quyết định
 - Quản lí thời gian
III. Các phương pháp/Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung 
Làm việc nhóm-chia sẻ thông tin
 Trình bày 1 phút
 - Đóng vai
IV. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: SGK, bảng phụ chép gợi ý về bài kể.
 - HS: SGK, vở viết, vở BTTV.
V. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ(3 phút) 
 - Gọi 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới(37 phút)
 1. Giới thiệu bài(2 phút) 
 2. Hướng dẫn HS làm BT (33 phút)
 Bài tập 1:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
 - GV nhắc HS có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
 - GV nhận xét nhanh lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm.
 Bài tập 2: 
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.
 - Gọi 1 số HS đọc bài.
 - GV chấm 1 số bài viết hay và nhận xét bài làm của HS.
 3. Củng cố, dặn dò(2 phút)
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài viết nếu chưa xong và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK.
- 1 HS làm mẫu trả lời nhanh theo các gợi ý.
- 1 vài HS kể
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bài vào vở.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- HS nghe, học tập.
- Cả lớp bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 23 GDKNS.doc