Toán Tiết 111
Số bị chia - Số chia - Thương
I . Mục tiêu :
Nhận biết được Số bị chia - Số chia – Thương
Biết cách tìm kết quả của phép chia. BT1,2
Hỗ trợ : Đọc chính xác tên các thành phần và kết quả phép chia.
II. Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ kẻ BT1
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)
2. Kiểm tra : (3-4) HS sửa lại bài tập 3 trang 111 SGK.
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
18 : 2 = 9 (lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ
Lịch giảng Tuần 23 Thứ Tiết Tên bài giảng Hai :25/01/2010 Ba : 26/01/2010 Tư : 27/01/2010 Năm :28/01/2010 Sáu :29/01/2010 111 112 113 114 115 Số bị chia - Số chia – Thương Bảng chia 3 Một phần ba Luyện tập Tìm một thừa số của phép nhân Ngày dạy : 25/01/2010 Toán Tiết 111 Số bị chia - Số chia - Thương I . Mục tiêu : Nhận biết được Số bị chia - Số chia – Thương Biết cách tìm kết quả của phép chia. BT1,2 Hỗ trợ : Đọc chính xác tên các thành phần và kết quả phép chia. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ kẻ BT1 III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động : ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS sửa lại bài tập 3 trang 111 SGK. Bài giải Số lá cờ của mỗi tổ là: 18 : 2 = 9 (lá cờ) Đáp số: 9 lá cờ 3. Bài mới : (28-30)’ Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu tên gọi thành phần kết quả phép chia.’ Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia. Phép chia GV nêu phép chia 6 : 2 Yêu cầu HS tìm kết quả của phép chia ? GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”. GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi: 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương - Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương. GV nhận xét . - 6 : 2 = 3. - HS đọc:“Sáu chia hai bằng ba” - HS lập lại. - HS lập lại. - HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia. Hoạt động 3: (13-14)’ Luyện tập, thực hành.. * Bài tập 1 HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào SGK (theo mẫu ở SGK) ( Hỗ trợ : Đọc chính xác tên các thành phần và kết quả phép chia ) Nhận xét. * Bài tập 2 HS nhẩm rồi điền kết quả Nhận xét * Bài tập 3 HSKG 1/ HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào SGK - HS làm bài. Sửa bài ( HS: TB, Y ) Phép chia Số bị chia Số chia Thương 8 : 2 = 4 8 2 4 10 : 2 = 5 10 2 5 14 : 2 = 7 14 2 7 18 : 2 = 9 18 2 9 20 :2 =10 20 2 10 2/ HS tự làm vào vở.( Quan tâm HS: TB, Y ) 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12 6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 12 : 2 = 6 3/ HS thực hiện SGK 4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’ HS nêu tên thành phần và kết quả phép chia : 4 : 2 = 2 Chuẩn bị bài : Bảng chia 3. Nhận xét tiết học ./. -------------------------- Ngày dạy : 26/01/2010 Toán Tiết 112 Bảng chia 3 I . Mục tiêu : Lập được bảng chia 3 Nhớ được bảng chia 3 . Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 3); BT 1,2 Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải. II. Đồ dùng dạy học : GV : Các tấm bìa có 3 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động : ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : (3-4)’ Từ 1 phép nhân, viết 2 phép chia tương ứng và nêu tên gọi của chúng 2 x 4 = 8 4 x 3 = 12 3. Bài mới : (28-30)’ Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu bảng chia 3 Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn lập bảng chia 3 * Giới thiệu phép chia 3 Ôn tập phép nhân 3 GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn : Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm ? Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4. [ Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 4 = 3 * Lập bảng chia 3 Hình thành một vài phép tính chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 3 chấm tròn như trên, sau đó cho HS tự thành lập bảng chia. Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 3. - HS đọc bảng nhân 3 - HS trả lời và viết phép nhân 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn. - HS trả lời rồi viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa. - HS tự lập bảng chia 3 - HS đọc và học thuộc bảng chia cho 3. 3 : 3 = 1 6 : 3 = 2 ............. 30 : 3 = 10 Hoạt động 3: (13-14)’ Luyện tập, thực hành. * Bài tập 1: HS tính nhẩm. Có thể gắn phép chia với phép nhân tương ứng (nhất là khi HS chưa thuộc bảng chia). Nhận xét * Bài tập 2 Hướng dẫn HS nắm yêu cầu. ( Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải ) Chấm bài * Bài tập 3 HSKG Có thể ôn lại “Lấy số bị chia đem chia cho số chia thì được “thương” GV nhận xét . -1/ HS tính nhẩm.( HS: TB, Y ) 6 : 3 = 2 30 : 3 = 10 9 : 3 = 3 24 : 3 = 8 18 : 3 = 6 ...... 27 : 3 = 9 2/- HS đọc yêu cầu - HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở. Bài giải Số học sinh trong mỗi tổ là: 24 : 3 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh. 3/ HS tự làm bài vào SGK SBC 12 21 27 30 3 15 24 18 SC 3 3 3 3 3 3 3 3 T 4 7 9 10 1 5 8 6 4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’ HS đọc lại bảng chia 3. Chuẩn bị bài : Một phần ba.Nhận xét tiết học ./. ------------------------------- Ngày dạy : 27/01/2010 Toán Tiết 113 Một phần ba I . Mục tiêu : Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan) “Một phần ba” ,biết viết và đọc1/3 . Biết thực hành chia 1 nhóm đồ ø vật thành ba phần bằng nhau .BT 1,3 Hỗ trợ : Nhận dạng đúng nhanh, chính xác 1/3 . II. Đồ dùng dạy học : GV : Các tấm bìa hình vuông. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động : ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS đọc bảng chia 3. Sửa bài 2 trang 113 Số học sinh trong mỗi tổ là: 24 : 3 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh. 3. Bài mới : (28-30)’ Hoạt động 1: (1-2)’Giới thiệu “Một phần ba” Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn tìm hiểu về “Một phần ba” * Yêu cầu HS quan sát hình vuông Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông. - Hướng dẫn HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba. Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) đuợc 1/3 hình vuông. - HS quan sát hình vuông - HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba. - HS lập lại. Hoạt động 3: (13-14)’ Luyện tập, thực hành. * Bài tập 1 Miệng ( HT:Nhận dạng đúng nhanh, chính xác 1/3 ) - HS trả lời đúng đã tô màu 1/3 hình nào ? Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình A) Đã tô màu 1/3 hình tam giác (hình C) Đã tô màu 1/3 hình tròn (hình D) * Bài tập 2 Miệng HSKG * Bài tập 3 Miệng HS quan sát các tranh vẽ và trả lời. GV nhận xét 1/ HS quan sát hình vẽ. - HS trả lời - Hình A - Hình C - Hình D 2/ HS thực hành 3/ Hình ở phần b) đã khoanh vào 1/3 số con gà trong hình đó. 4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’ Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng : HS thực hành cắt mảnh giấy hình vuông thành 3 phần bằng nhau. Chuẩn bị bài : Luyện tập. Nhận xét tiết học ./. ------------------------------ Ngày dạy : 28/01/2010 Toán Tiết 114 Luyện tập I . Mục tiêu : Thuộc bảng chia 3. Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 3) Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo ( chia cho 3 ,chia cho 2) BT 1,2,4 Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động : ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS đọc lại bảng chia 3 .Làm lại BT1 trang 114 . 3. Bài mới : (28-30)’ Hoạt động 1: (1-2)’GTB Luyện tập Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành * Bài tập 1 Yêu cầu HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào SGK. Nhận xét * Bài tập 2 Yêu cầu HS mỗi lần thực hiện hai phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột. Chẳng hạn: 3 x 6 = 18 18 : 3 = 6 Nhận xét. * Bài tập 3 HSKG - Hướng dẫn tính và viết theo mẫu: 8 cm : 2 = 4 cm * Bài tập 4 làm vở - Yêu cầu HS tự làm vào vở. ( Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải ) - Chấm bài. * Bài tập 5 HSK 1/ HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào SGK - Gọi HS lên làm trên bảng.( HS: TB, Y ) 6 : 3 = 2 30 : 3 = 10 9 : 3 = 3 .... 18 : 3 = 6 2/- HS thực hiện hai phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột. - HS tính và viết theo mẫu vào bảng con 3 x 6 = 18 3 x 1 = 3 18 : 3 = 6 .... 3 : 3 = 1 3/ HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu 15 cm : 3 = 5 cm 9 kg : 3 = 3 kg 14 cm : 2 = 7 cm 21 l : 3 = 7 l 10 dm : 2 = 5 dm 4/ HS đọc đề bài và phân tích. - Cả lớp làm bài vào vở ( HS: TB, Y ) Bài giải: Số kilôgam gạo trong mỗi túi là: 15 : 3 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg gạo 5/ Giải lớp 4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’ Chơi trò chơi “Tìm nhanh kết quả” 3 : 3 6 : 3 21 : 3 1 4 2 3 7 Chuẩn bị bài : Tìm một thừa số trong phép nhân. Nhận xét tiết học ./. ------------------------------ Ngày dạy : 29/01/2010 Toán Tiết 115 Tìm một thừa số của phép nhân . I . Mục tiêu : -Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa cho thừa số kia . - Biết tìm thừa số x trong các BT dạng ; X x a = b , a x X = b ( với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học ) -Biết giải bài toán có 1 phép tính chia (trong bảng chia 2).BT 1,2 . Hỗ trợ : Nêu chính xác câu ghi nhớ. II. Đồ dùng dạy học : GV : 3 tấm bìa có hai chấm tròn III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động : ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS làm vào bảng con : 6 : 3 = 21 : 3 = 12 : 3 = 24 : 3 = 3. Bài mới : (28-30)’ Hoạt động 1: (1-2)’Giới thiệu Tìm một thừa số của phép nhân . Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết - Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? - HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn. - GV viết lên bảng như sau: 2 x 3 = 6 Thừa số Thừa số Tích - Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng như thế nào ? - 6 chấm tròn. - Viết 2 x 3 = 6 - HS viết : 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2 - GV nêu: Có phép nhân x x 2 = 8 - Số x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm x . - Từ phép nhân x x 2 = 8 ta có thể lập được phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số x ta lấy 8 chia cho thừa số 2”. - GV hướng dẫn HS viết và tính: x = 8 : 2 x = 4 - Cách trình bày: X x 2 = 8 X = 8 : 2 X = 4 - GV nêu: 3 x x = 15 - Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và trình bày bài giải. - Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. ( Hỗ trợ : Nêu chính xác câu ghi nhớ ) - HS viết và tính: x = 8 : 2 x = 4 - HS viết vào bảng con : x x 2 = 8 x = 8 : 2 x = 4 - HS nhắc lại: Muốn tìm thừa số x ta lấy 15 chia cho 3. - HS viết và tính: 3 x x = 15 x = 15 : 3 x = 5 Hoạt động 3: (13-14)’ Luyện tập, thực hành. * Bài tập 1 HS tính nhẩm theo từng cột. ( HS: TB, Y ) * Bài tập 2: Tìm x (theo mẫu). HS nhắc lại cách làm. * Bài tập 3 HSKG nêu miệng * Bài tập 4 Yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài ( Quan tâm HS: TB, Y ) Chấm bài. 1/ HS tính nhẩm và làm bài. Sửa bài. 2 x 4 = 8 3 x 1 = 3 8 : 2 = 4 3 : 3 = 1 8 : 4 = 2 .... 3 : 1 = 3 2/ Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. - HS thực hiện vào bảng con x x 3 = 12 3 x x = 21 x = 12 : 3 x = 21 : 3 x = 4 x = 7 3/ HS thực hiện miệng 4/- HS đọc đề bài. - 1HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp giải vào vở. Bài giải Có tất cả số bàn học là: 20 : 2 = 10 (bàn) Đáp số: 10 bàn học 4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’ HS thi đua tìm kết quả : 3 x x = 18 A. 4 B. 6 C. 15 Chuẩn bị bài : Luyện tập Nhận xét tiết học ./.
Tài liệu đính kèm: