Giáo án môn Toán 2 Tuần 29

Giáo án môn Toán 2 Tuần 29

Toán Tiết 141

Các số từ 111 đến 200 .

I . Mục tiêu :

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

- Biết thứ tự của các số từ 111 đến 200.BT 1,2(cột a),3

- Hỗ trợ : Đọc, viết số chính xác .

II. Đồ dùng dạy học :

- GV : Bộ thực hành toán.

- HS : Bộ thực hành toán.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động : ( 1-2)

 2. Kiểm tra : (3-4) HS làm vào bảng con : Điền > <>

 101 . 103 105 . 105

 109 . 108 106 . 110

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 2 Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng Tuần 29 
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
Hai :22/03/2010
Ba : 23/03/2010
Tư : 24/03/2010
Năm :25/03/2010
Sáu :26/03/2010
141
142
143
144
145
Các số từ 111 đến 200 .
Các số có ba chữ số .
So sánh các số có ba chữ số .
Luyện tập 
Mét 
Ngày dạy : 22/03/2010 Toán Tiết 141
Các số từ 111 đến 200 .
I . Mục tiêu : 
Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
Biết thứ tự của các số từ 111 đến 200.BT 1,2(cột a),3
Hỗ trợ : Đọc, viết số chính xác .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bộ thực hành toán.
HS : Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS làm vào bảng con : Điền > < =
 101 ..... 103 105 .... 105
 109 ..... 108 106 .... 110
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Các số từ 111 đến 200 .
Hoạt động 2: (13-14)’: Đọc , viết các số từ 111 đến 200.
GV nêu vấn đề và trình bày như SGK
GV nêu số : 142, 121, 173, ...
- Viết và đọc số 111
- Xác định số trăm , chục, đơn vị.
- HS điền và đọc : 112
- HS lấy các ô vuông tương ứng .
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
GV nêu yêu cầu .
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
(Hỗ trợ : Đọc, viết số chính xác )
Nhận xét
* Bài tập 2 b,c HSKG 
Nhận xét
* Bài tập 3
GV hướng dẫn mẫu
123 < 124
Chấm bài.
1/
- HS kẻ bảng vào vở và làm bài.
 110 : Một trăm mười
 111 : Một trăm mười một
 117 : Một trăm mười bảy
 154 : Một trăm năm mươi tư
 181 : Một trăm tám mươi mốt
 195 : Một trăm chín mươi lăm.
2. HS điền các số còn thiếu vào SGK 
a) 111, 112, 113,114, 115,116, 117 118, 119,120, 121, 122, 123, 124, 125, 126,127, 128, 129, 130.
c) 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200.
3. HS làm vào vở.( HS: TB, Y )
 123 < 124 120 < 152
 129 > 120 186 = 186
 126 > 122 135 >125
 136 = 136 148 > 128
 155 < 158 199 < 200
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS viết lại các số từ 111 đến 200 .
Chuẩn bị bài : Các số có ba chữ số .Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 23/03/2010 Toán Tiết 142
Các số có ba chữ số .
I . Mục tiêu : 
Nhận biết được các số có ba chữ số , biết cách đọc , viết chúng . Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm , số chục , số đơn vị .BT 2,3
Hỗ trợ :Đọc, viết số chính xác .
 II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bộ thực hành toán. HS : Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS làm vào bảng con : Viết các số ; 112, 115, 122.
 112 ..... 123 135 .... 125
 129 ..... 120 199 .... 200
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Các số có ba chữ số .
Hoạt động 2: (13-14)’: Đọc , viết các số có ba chữ số.
* Giới thiệu các số có 3 chữ số.
 Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục?
- Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị?
- Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.
- 243 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252.
- Tìm hình biểu diễn cho số: GV đọc số .
- Có 2 trăm.
- Có 4 chục.
- Có 3 đơn vị.
- HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243.
- HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba.
- 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc.
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1 HSKG 
* Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu .(HS: TB, Y)
- Nhận xét
* Bài tập 3
- GV hướng dẫn mẫu
 Tám trăm hai mươi : 820
 ( Quan tâm HS: TB, Y )
( Hỗ trợ :Đọc, viết số chính xác )
- Nhận xét
1/ Miệng 
2/ HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách đọc và chọn số tương ứng .
3. HS đọc yêu cầu và làm vào SGK .
Đọc số
Viết số
Chín trăm mười một
Chín trăm chín mươi mốt
...
Tám trăm chín mươi mốt .
911
991
...
891
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS viết lại các số có ba chữ số do GV đọc .
Chuẩn bị bài : So sánh các số có ba chữ số . Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 24/03/2010 Toán Tiết 143
So sánh các số có ba chữ số .
I . Mục tiêu : 
Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các số có ba chữ số , nhận biết thứ tự các số ( không quá 1000).BT: 1, 2 a,3 dòng 1
Hỗ trợ : Đọc số chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bộ thực hành toán.
HS : Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS viết vào bảng con 4 số có ba chữ số.
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu So sánh các số có ba chữ số .
Hoạt động 2: (13-14)’: Ôn cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- GV treo dãi số viết sẵn : 
- 402 đến 410 ; 121 đến 130
- 151 đến 160 ; 551 đến 560
( Hỗ trợ : Đọc số chính xác )
- HS đọc từng số .
- Nhận xét.
* So sánh các số có ba chữ số.
* GV hướng dẫn như SGK
Hàng trăm 2 và 2
Hàng chục 3 và 3
Đơn vị 4 và 5
- So sánh 194 .... 139
- So sánh 199 .... 215
- HS so sánh :
 234 .... 235
 2 = 2 
 3 = 3 
 4 < 5 Vậy 234 < 235
- HS so sánh : Hàng trăm 1 = 1
 Hàng chục 9 > 3
 Vậy 194 > 139
- HS so sánh : Hàng trăm 1 < 2
 Vậy 199 < 215
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
 Bài tập 1
Yêu cầu HS tự làm bài.
( Quan tâm HS: TB, Y )
Nhận xét.
* Bài tập 2 b,c HSKG 
Khoanh vào số lớn nhất.
Nhận xét.
* Bài tập 3 dòng 2,3 HSKG 
- GV gợi ý HS nhận ra đặc điểm dãy số. ( Quan tâm HS: TB, Y )
Nhận xét.
1/ HS làm vào bảng con.
 127 > 121 865 = 865
 124 < 129 648 < 684
 182 549
2/ HS tự khoanh vào SGK.
 a) 695 b) 979 c) 751
3/ HS thảo luận nhóm đôi và ghi vào SGK.
 971, 972, 973, 974, 975, 976,...., 1000.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS so sánh 971 và 972 và nêu cách so sánh ?
Chuẩn bị bài : Luyện tập. Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 25/03/2010 Toán Tiết 144
Luyện tập
I . Mục tiêu : 
Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số .
Biết cách so sánh các số có ba chữ số .Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.BT 1,2(cột a,b),3 (cột1 ),4. Hỗ trợ : Đọc số to, rõ, chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bộ thực hành toán. HS : Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ HS làm vào bảng con các bài so sánh sau : Điền > < =
 567 . . . 687 318 . . . 117 
 833 . . . 833 724 . . . 734
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Luyện tập 
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
* Bài tập 2 c,d HSKG 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì
Yêu cầu HS làm bài.
( Quan tâm HS: TB, Y )
Chữa bài sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số .
* Bài tập 3 cột 2 HSKG 
Nêu yêu cầu của bài và cho HS cả lớp làm bài.( Quan tâm HS:TB, Y )
Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài tập 4
Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì?
Chữa bài.
1/ Thực hiện yêu cầu của GV.
( Hỗ trợ : Đọc số to, rõ, chính xác )
2/
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền các số còn thiếu vào chỗ trống.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở .
a) 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1000
b) 910, 920, 930, 940, 950, 960, 970, 980, 990, 1000.
c) 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 220, 221.
d) 693, 694, 695, 696, 697, 698, 699, 700, 701.
3/ 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
 543 < 590 342 < 432
 670 897
 699 < 701 695 = 600 + 95
4/ HS đọc yêu cầu.
- Phải so sánh các số với nhau.
 299, 420, 875, 1000
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
Hai HS thi đua viết đúng các số từ 683 đến 700.
Chuẩn bị bài : Mét.Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy : 26/03/2010 Toán Tiết 145
Mét
I . Mục tiêu : 
Biết mét là đơn vị đo độ dài , biết đọc , viết kí hiệu đơn vị mét .
Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : đề – xi – mét ; xăng – ti – mét .
Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản . BT : 1,2,4
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Thước mét, dây dài 3 mét.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ HS làm lại bài tập 3 trang 149.
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu “Mét”
Hoạt động 2: (13-14)’: 
* Đưa ra thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
- Viết “m” lên bảng.
- Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
- Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 
	1 m = 10 dm
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
- Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 
1 m = 100 cm
- Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
- Dài 10 dm.
- HS đọc:1 mét bằng 10 đeximet.
- 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.( HS: TB, Y )
- Nhận xét.
* Bài tập 2
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài tập 3 HSKG 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cây dừa cao mấy mét?
- Cây thông cao ntn so với cây dừa?
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
( Quan tâm HS: TB, Y )
- Chữa bài, nhận xét .
* Bài tập 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK.
- Nhận xét.
1/
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Điền số 100 vì 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 1dm = 10 cm 100cm = 1 m
 1 m = 100 cm 10 dm = 1 m
2/ Thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp
 17 m + 6 m = 23 m
 8 m + 30 m = 38 m
 47 m + 18 m = 65 m
 15 m - 6 m = 9 m
 38 m - 24 m = 14 m
 74 m - 59 m = 15 m
3/ HS đọc đề bài.
- Cây dừa cao 8m
- Cây thông cao hơn cây dừa 5m. 
- Hỏi cây thông cao bao nhiêu m?
- Thực hiện phép cộng 8m và 5m
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở . Bài giải
Cây thông cao là:
5 + 8 = 13 (m)
Đáp số: 13m
4/
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền cm hoặc m vào chỗ trống.
a)	Cột cờ trong sân trường cao 10 m.
b) Bút chì dài 19cm.
c) Cây cau cao 6m.
d) Chú Tư cao 165cm.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học.
Chuẩn bị bài : Kilômét. Nhận xét tiết học ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tuan 29.doc