Giáo án môn Toán 3 - Học kì 1

Giáo án môn Toán 3 - Học kì 1

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

+ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập .

3.Bài mới:

a.Hoạt động1:Giới thiệu bài:

Mục tiêu: HS nắm được tên bài học.

+ Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số

b.Hoạt động2: Ôn tập về đọc viết số:

Mục tiêu: HS đọc, viết số có 3 chữ số một cách thành thạo hơn.

Cách tiến hành:

+ 1học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.

+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.

+ Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

+ Nhận xét, chữa bài

 

doc 190 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 3 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: NGÀY DẠY:
Toán :
ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
- Biết cách đọc , viết , so sánh các số cĩ ba chữ số.
* HS làm các bài 1,bài 2,bài 3,bài 4 SGK.
* HS khá giỏi làm thêm bài 5 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập .
3.Bài mới:
a.Hoạt động1:Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nắm được tên bài học.
+ Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số
b.Hoạt động2: Ôn tập về đọc viết số:
Mục tiêu: HS đọc, viết số có 3 chữ số một cách thành thạo hơn.
Cách tiến hành:
+ 1học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Nhận xét, chữa bài
c. Hoạt động 3: Ôn tập về thứ tự số
Mục tiêu: Ôn tập về thứ tự các số có ba chữ số.
Cách tiến hành:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự làm bài.
+ Nhận xét, chữa bài.
+ Tại sao lại điền 312 vào sau 311.
+Tại sao lại điền 398 vào sau 399?
d. Hoạt động 4: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Tại sao điền được 303 < 330.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có 3 chữ số cách so sánh các phép tính với nhau.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+ Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong các số trên?
+ Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 5:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
4 Hoạt động 5 Củng cố và dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài.
+ Về nhà làm 1,2,3/3.
+ Nhận xét, tiết học.
+ Nghe giới thiệu.
+ Viết (theo mẫu)
+ Học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm.
+ Vì số đầu tiên là số 310, số thứ hai là 311, 311 là số liền sau của 310, 312 là số liền sau của 311.
+ 1 học sinh.
+ 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Gọi học sinh trả lời.
+ Học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Là 735.
+ Vì 735 có số trăm lớn nhất.
+ Số 142 vì số 142 có số trăm bé nhất.
* HS khá giỏi làm 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
+ Viết các số 537; 162; 830; 241; 519; 425
a). Theo thứ tự từ bé đến lớn :
 162; 241; 425; 519; 537
b). Theo thứ tự từ lớn đến bé:
 537; 519; 425; 241; 162
* Rút kinh nghiệm :

TUẦN 1: NGÀY DẠY:
Toán : CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Không nhớ)
A. MỤC TIÊU.
- Biết cách cộng , trừ các số cĩ ba chữ số(khơng nhớ) và giải tốn cĩ lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
* HS làm các bài 1(cột a,c),bài 2,bài 3,bài 4 SGK
* HS khá giỏi làm thêm bài 1(cột b), bài 5 SGK
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Học sinh lên bảng làm bài1,2,3/3.
+ Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1:Ôn tập về phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số:
Mục tiêu: Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Cách tiến hành:
* Bài 1 (Cột a,c)
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
+ Yêu cầu học sinh đổi chép vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2:
+ Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn. Yêu cầu 4 học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình.
b) Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn:
Mục tiêu: Củng cố về giải toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
Cách tiến hành:
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
+ Khối lớp 1 có bao nhiêu học sinh?
+ Số học sinh của Khối lớp 2 như thế nào so với số học sinh của Khối lớp 1?
+ Vậy muốn tính số học sinh của Khối lớp 2 ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Bài 5:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nhắc lại cách làm bài toán về nhiều hơn ít hơn.
+ Về nhà làm bài 1,2,3/5.
+ 3 học sinh lên bảng.
+ Tính nhẩm.
+ Học sinh làm vào vở.
+ 9 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
* HS khá giỏi làm thêm cột b
+ Đặt tính rồi tính.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- 2 cộng 6 bằng 8, viết 8
 + 416 - 5 cộng 1 bằng 6, víêt 6
 768 - 3 cộng 4 bằng 7, viết 7
+ Có 245 học sinh.
+ Số học sinh Khối lớp 2 ít hơn số học sinh của Khối lớp 1 là 32 em.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
+ Gọi 1 học sinh.
* HS khá giỏi làm 
* Rút kinh nghiệm :

TUẦN 1: NGÀY DẠY:
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
- Biết cộng , trừ các số cĩ ba chữ số(khơng nhớ).
- Biết giải bài tốn về “Tìm x”, giải tốn cĩ lời văn( cĩ một phép trừ)
* HS làm các bài 1,bài 2,bài 3 SGK
* HS khá giỏi làm thêm bài 4 SGK
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/5.
+ Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nhớ được tên bài học mà các em sẽ học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
b. Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập:
Mục tiêu: Như mục tiêu chính của bài.
Cách tiến hành:
* Bài1:
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính:
+ Đặt tính như thế nào?
+ Thực hiện tính như thế nào?
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh trả lời cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?
+ Trong đó có bao nhiêu nam?
+ Vậy muốn tìm số nữ ta phải làm gì?
+ Tại sao?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Bài4:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh thi ghép hình giữa các tổ trong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc. 
+ Tuyên dương tổ thắng cuộc.
+ Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác .
4. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Gọi học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết .
+ Gọi 3 học sinh.
+ Nghe giới thiệu.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
+ Thực hiện tính từ phải sang trái.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làmvào vở
+ 285 người
+ 140 nam
+ Ta phải thực hiện phép trừ.
+ Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết số nam là 140 người, muốn tìm số nữ ta phải lấy tổng số người trừ đi số nam đã biết.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Số nữ trong đội đồng diễn là:
 285 – 140 = 145 (người)
 Đáp số: 145 người
* HS khá giỏi làm 
+ Thi ghép hình giữa các tổ.
+ 2 học sinh.
* Rút kinh nghiệm :

TUẦN 1: NGÀY DẠY:
Bài dạy : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần )
A. MỤC TIÊU.
- Biết cách thực hiện phép cộng các số cĩ ba chữ số ( cĩ nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc .
* HS làm các bài 1(cột 1,2,3),bài 2(cột 1,2,3),bài 3(a),bài 4 SGK
* HS khá giỏi làm các bài 1(cột 4,5),bài 2(cột 4,5),bài 3(b),bài 5 SGK
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/5.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2.Bài mới:
a. Hoạt động1: Giới thiệu bài:
Mục tiêu: HS nhớ được tên bài học mà các em sẽ học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục đích và giờ học và ghi tên bài lên bảng.
b. Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có ba chữ số .
MuÏc tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành:
 Phép cộng 435+127
+ Giáo viên viết lên bảng 435 + 127. Yêu cầu học sinh đặt tính
+ Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, sau đó cho học sinh nêu cách tính.
 Phép cộng 256+162
+ Giáo viên viết lên bảng và các bước tiến hành tương tự như với phép cộng 435 + 127.
Lưu ý: Phép cộng 435 + 127 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 Phép cộng 256 + 162 là có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm.
c. Hoat động3: Luyện  ... dm
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2/97 VBT
- Nhận xét chữa bài và cho điểm hs 
2.Bài mới:
a- Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông 
- Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và y/c hs tính chu vi 
- Y/c học sinh tính theo cách khác
- 3 là gì của hv ABCD
- Hình vuông có mấy cạnh , các cạnh như thế nào với nhau
- Kết luận: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4
b- Luyện tập-thực hành:
* Bài 1:
- 1 học sinh nêu y/c của bài 
- Cho hs tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào 
- Y/c học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
*Bài 3:
- Gọi 1học sinh đọc đề bài
- Y/c học sinh quan sát hình vẽ
- Muốn tính chu vi HCN ta phải biết được điều gì?
- Hình chữ nhật được tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
- Chiều dài HCN mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Y/c học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
- 1học sinh nêu y/c của bài
- Y/c học sinh tự làm bài 
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cô vừa dạy bài gì
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh.
- Chu vi hình vuông ABCD là:
 3+ 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là:
 3 x 4 = 12 (dm)
- 3 là độ dài cạnh nhau của hv ABCD 
- 4 cạnh bằng nhau
- Làm bài
- Ta tính chu vi của HCN có cạnh là 20 cm
- Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm
 Giải:
 Đọan dậy đó dài là:
 10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số: 40 cm
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng chua HCN
- Chiều rộng HCN chính là độ dài cạnh viên gạch hình 
vuông
- Chiều dài của HCN gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Chiều dài của HCN là:
 20 x 3 = 60 (cm)
chu vi của hình chữ nhật là:
 (60 + 20) x 2 = 160 (cm)
 Đáp số: 160 cm
- Học sinh giải vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
Chu vi của hình vuông MNPQ là:
 3 x 4 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm 
* Rút kinh nghiệm :
Tuần : 18
Tiết : 87
LUYỆN TOÁN :
Bài dạy : CHU VI HÌNH VUÔNG
A. MỤC TIÊU.
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuơng(độ dài cạnh x 4).
- vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuơng qua việc giải bài tốn cĩ nội dung liên quan dến chu vi hình vuơng.
* HS làm các bài 1,bài 2,bài 3,bài 4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Vẽ sẵn 1 hình vuông có cạnh 3dm
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
b- Luyện tập-thực hành:
* Bài 1:
- 1 học sinh nêu y/c của bài 
- Cho hs tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào? 
- Y/c học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
*Bài 3:
Hd HS LÀM VBT 
*Bài 4a:
- Gọi 1học sinh đọc đề bài
- Y/c học sinh quan sát hình vẽ
- Muốn tính chu vi HV ta phải biết được điều gì?
-Hình vuông được tạo thành bởi 2 viên gạch hoa có cạnh là bao nhiêu?
- Chiều dài HV mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Y/c học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4b:
- 1học sinh nêu y/c của bài
- Y/c học sinh tự làm bài 
- Chữa bài 
- Làm bài
- Ta tính chu vi của HCN có cạnh là 15 cm
- Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm
 Giải:
 Đọan dậy đó dài là:
 15 x 4 = 60 (cm)
 Đáp số: 60 cm
- Ta phải biết được Cạnh Hv
- Cạnh hình vuông chính là độ dài 2 cạnh viên gạch hình vuông
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Cạnh hình vuông là:
 20 x 2 = 40 (cm)
chu vi của hình vuông là:
 40*4=160 = 160 (cm)
 Đáp số: 160 cm
- Học sinh giải vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Chiều dài của hình chữ nhật là:
 20 x 4 = 80(cm)
 Chu vi hình chữ nhật là :
(80+20)*2=200(cm )
Đáp số : 200cm 

Thứ tư Ngày 09 tháng 01 năm 2008 
Tuần : 18
Tiết : 88
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuơng qua việc giải tốn cĩ nội dung hình học.
* HS làm các bài 1(a),bài 2,bài 3,bài 4 SGK
* HS khá giỏi làm các bài 1(b) SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/99 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs 
2.Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1(a)
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
*Bài 2:
- Gọi hs đọc đề bài
- Hướng dẫn:Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50cm
- Số đo cạnh viết theo đơn vị cm, đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra m
*Bài 3:
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Bài tóan cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì
- Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào ? vì sao?
- Y/c hs làm bài
*Bài 4:
- gọi 1hs đọc đề bài
- bài toán cho biết những gì 
- Nửa chu vi của HCn là gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm như thế nào đề tính được chiều dài của HCN
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
3.Củng cố, dặn dò:
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, tính chu vi HCN , hình vuôngđể kiểm tra cuối HKI
- Nhận xét tiết học
- 3 học sinh 
* Hs khá , giỏi làm thêm b
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải
a, Chu vi hình chữ nhật là
 (30 +20) x 2 = 100 (m)
b, Chu vi hình chữ nhật đó là
 (15 + 8) x 2 = 46 (cm)
 Đáp số : a: 100 (m)
 b: 46 (cm)
 -H/s làm bài vở , 1hs lên bảng làm bài
 Giải
 Chu vi của khung tranh đó là:
 50 x 4 = 200 (m)
 Đổi 200 cm = 2m
 Đáp số : 2m 
 - Chu vi hình vuông là24cm
 - Cạnh của hình vuông 
 - Ta lấy chu vi chia cho 4 Vì chu vi bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh bằng chu vi chia cho 4
 - Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài
 Giải
 Cạnh của hình vuông đó là
 24 : 4 = 6 (cm)
 Đáp số 6m
- Biết nửa chu vi củahcn là 60 m và chiều rộng là 20m
- Chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hcn đó
 - Bài toán hỏi chiều dài của hcn
 - Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết
 - Hs làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài
 Giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
 60 – 20 =40 (m)
 Đáp số :40m 
* Rút kinh nghiệm :
TRƯỜNG TH CAM THÀNH BẮC GV :NGUYỄN THỊ NHÀN LẮM
 TUẦN 18 : Thứ năm Ngày 30 tháng 12 năm 2010 
 Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
 A. MỤC TIÊU.
 - Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số cĩ hai, ba chữ số với (cho) số cĩ một chữ số.
 * HS làm các bài 1,bài 2(cột 1,2,3),bài 3,bài 4 SGK
 * HS khá giỏi vlàm các bài 2(cột 4),bài 5 SGK
 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1.Kiểm tra bài củ
 - Gọi hs lên bảng làm bài 1 ,2 ,4/ 101vbt
 - Nhận xét,chữa bài và cho điểm hs
 2. Hướng dẩn luyện tập
 * Bài 1
 - 1 hs nêu y/c của bài
 - Y/c hs tự làm bài sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
 *Bài 2(cột 1,2,3)
 - 1 hs nêu y/c của bài
 - Y/c hs tự làm bài
 - Chưã bài ,y/c một số hs nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài 
 - Nhận xét và cho điểm hs
 *Bài 3
 - Gọi 1 hs đọc đề bài
 - Y/c hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
 - Y/c hs làm bài
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4
 - 1 hs đọc đề bài
 - Bài toán cho biết những gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
 - Muốn biết sau khi đã bán 1/3 số vải thì còn lại bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì?
- Y/c hs làm tiếp bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh . 
*Bài 5
-1hs nêu y/c của bài
-Y/c hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài
3.Củng cố,dặn dò
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về ôn tập thêm về phép nhân,phép chia
- Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì
 - 3 học sinh.
 - Hs làm vào vở
 * Hs khá , giỏi làm thêm cột 4
 - Hs cả lớp làm vào vở,2hs lên bảng làm bài
 - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2
 - Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (100 + 60) x 2 = 320 (m)
 Đáp số: 20m
- Một cuộn vải dài hai mươi mét, đã bán được 1/3 cuộn vải.Hỏi cuộn vải còn lại bao nhiêu mét?
- Có 81 mét vải,đã bán 1/3 số vải
- Bài toán hỏi số mét vaỉ còn lại sau khi 
đã bán
- Ta phải biết đã bán được bao nhiêu mét vải, sau đó lấy số vải ban đầu trừ đi số mét vải đã bán
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Số mét vải đã bán là:
 81 : 3 = 27 (m)
 Số mét vải còn lại là:
 81 – 27 = 54 (m)
 Đáp số: 54m
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
a- 25 x 2 + 30 = 50 + 30 = 80
b- 75 + 15 x 2 = 75 + 30 = 105
c- 70 + 30 : 2 = 70 + 15 = 85
* Rút kinh nghiệm :

Thứ sáu Ngày 11 tháng 01 năm 2008 
Tuần : 18
Tiết : 90
Bài dạy : KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU.
Tập trung vào việc đánh giá :
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6,7.
- Biết nhân số cĩ hai, ba chữ số với số cĩ một chữ số(cĩ nhớ một lần), chia số cĩ hai, ba chữ số cho số cĩ một chữ số (chia hết và chia cĩ dư).
- Biết tính giá trị biểu thức số cĩ đến hai dấu phép tính.
- tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuơng.
- Xem đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
- Giải bài tốn cĩ hai phép tính.
* Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_3_hoc_ki_1.doc