Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tiết 125: Tiền Việt Nam - Nguyễn Thị Kịm Ngân

Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tiết 125: Tiền Việt Nam - Nguyễn Thị Kịm Ngân

I. Mục tiêu:

 *Sau bài häc, häc sinh biÕt:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng.

 - Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10.000 đồng).

2. Kỹ năng:

 - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.

3. Thái độ:

 - Yêu quý đồng tiền và biết được giá trị của đồng tiền, .

II. Phương pháp:

 - Đàm thoại, giảng giải, luyện tập, thực hành, .

III. Đồ dùng học tập:

 - Các loại tiền giấy Việt Nam có mệnh giá (2.000đ, 5.000đ, 10.000đ).

 - Các đồng tiền xu có mệnh giá (200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ).

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tiết 125: Tiền Việt Nam - Nguyễn Thị Kịm Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2010	 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 26 tháng 02 năm 2010.
Người soạn, giảng: Nguyễn Thị Kịm Ngân.
TOÁN
Tiết 125: TIỀN VIỆT NAM.
I. Mục tiêu:
 *Sau bài häc, häc sinh biÕt:
1. Kiến thức:
	- Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng.
	- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10.000 đồng).
2. Kỹ năng:
	- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
3. Thái độ:
	- Yêu quý đồng tiền và biết được giá trị của đồng tiền, ...
II. Phương pháp:
	- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập, thực hành, ...
III. Đồ dùng học tập:
	- Các loại tiền giấy Việt Nam có mệnh giá (2.000đ, 5.000đ, 10.000đ).
	- Các đồng tiền xu có mệnh giá (200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3/129.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: (30’).
 a. Giới thiệu bài.
 Hàng ngày khi trao đổi hàng hoá (ta vẫn gọi là mua - bán) chúng ta thường sử dụng đồng tiền để làm phương tiện trao đổi. Tiết hôm nay cô giới thiệu với các con một số loại giấy bạc có mệnh giá: 2.000đ, 5.000đ, 10.000đ.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Nội dung bài:
*Giới thiệu các tờ giấy bạc có mệnh giá
2.000đ, 5.000đ, 10.000đ.
- Cho học sinh quan sát kĩ cả hai mặt của đồng tiền và trả lời các câu hỏi:
. Tờ bạc mệnh giá: 2.000 đồng.
(?) Cô có tờ bạc mệnh giá là bao nhiêu ?
(?) Hãy nêu đặc điểm của tờ 2.000 đồng?
- Nhận xét, nhấn mạnh nội dung.
‚. Tờ bạc mệnh giá: 5.000 đồng.
(?) Cô có tờ bạc mệnh giá là bao nhiêu ?
? Hãy nêu đặc điểm của tờ 5.000 đồng ?
- Nhận xét, nhấn mạnh nội dung.
ƒ. Tờ bạc mệnh giá 10.000 đồng.
(?) Cô có tờ bạc mệnh giá là bao nhiêu ?
? Hãy nêu đặc điểm của tờ 5.000 đồng ?
- Nhận xét, nhấn mạnh nội dung.
=> Giảng:
 Trong SGK là hình ảnh của đồng tiền 10.000 cũ. Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã và đang phát hành tờ tiền mới được làm bằng chất liệu giấy Polime tốt hơn, khó bị nhàu nát, khó rách và khó thấm nước. Mặc dù có kích thước và màu sắc khác nhau nhưng giá trị của nó vẫn không thay đổi.
- Có thể giới thiệu thêm về một số đồng tiền xu giúp học sinh thực hiện bài tập 1.
 c. Luyện tập, thực hành.
*Bài 1/130: Trong mỗi chú lợn có ... ?
- Nêu yêu cầu và HD học sinh làm.
- Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền.
(?) Bài tập hỏi gì ?
(?) Vậy trong chú lợn a) có bao nhiêu tiền ?
(?) Em làm thế nào để biết được điều đó?
- Hỏi tương tự với phần b, c.
- Nhận xét, sửa sai và bổ sung.
*Bài 2/130: Phải lấy các tờ giấy bạc ...
- Nêu yêu cầu bài tập HD học sinh làm.
- Yêu cầu học sinh quan sát bài mẫu.
b) Có mấy tờ giấy bạc, đó là những loại giấy bạc nào ?
(?) Làm thế nào để lấy được 10.000đ ? Vì sao ?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 3/130: Xem tranh rồi trả lời ...
- Nêu yêu cầu bài tập. HD học sinh làm.
- Yêu cầu học sinh xem từng tranh và nêu giá của từng đồ vật.
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi:
 a) Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
(?) Vì sao em biết ?
 b) Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền ?
(?) Em làm thế nào để tìm được 2.500đ ?
 c) Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu ?
(?) Hãy xắp sếp thứ tự giá tiền của các đồ vật theo thứ tự:
 1. Từ bé đến lớn ?
 2. Từ lớn đến bé ?
- Nhận xét, sửa sai và bổ sung từng phần.
4. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhận xét tiết học.
- Về làm các Bài tập trong vở BT toán.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát chuyển tiết.
- Lên bảng thực hiện.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
4 giờ
3 giờ
..5.. giờ
Quãng đường đi
4 km
8
km
16
km
12 km
20 km
- Nhận xét, sửa sai.
- Lắng nghe.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
*Nhận biết các tờ giấy bạc có mệnh giá:
2.000đ, 5.000đ, 10.000đ.
- Quan sát kĩ các đồng bạc và trả lời các câu hỏi.
. Nhận biết tờ bạc mệnh giá: 2.000 đồng.
=> Cô có tờ giấy bạc mệnh giá là 2.000 đồng.
=> Trên tờ giấy bạc có ghi dòng chữ “HAI NGHÌN ĐỒNG” và ghi số 2000. Mặt sau có in hình các cô công nhân đang làm việc trong nhà máy dệt, ...
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
‚. Nhận biết tờ bạc mệnh giá: 5.000 đồng.
=> Cô có tờ bạc mệnh giá là 5.000 đồng.
=> Trên tờ giấy bạc có ghi dòng chữ “NĂM NGHÌN ĐỒNG” ghi số 5000. Mặt sau của tờ giấy bạc có in hình nhà máy thuỷ điện, ...
- Nhận xét, bổ sung.
ƒ. Nhận biết tờ bạc mệnh giá 10.000 đồng.
=> Cô có tờ bạc mệnh giá là 10.000 đồng.
=> Trên tờ giấy bạc có ghi dòng chữ “MƯỜI NGHÌN ĐỒNG” ghi số 10000. Mặt sau của tờ giấy bạc ...
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
*Bài 1/130: Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền ?
- Nêu lại yêu cầu bài tập.
- Làm việc theo cặp.
=> Bài tập hỏi: Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền ?
=> Trong chú lợn a) có 6.200đ.
=> Em tính nhẩm 5.000đ + 1.000đ + 200đ = 6.200đ.
b. Chú lợn b) có 8.400đ.
 Vì: 1.000đ + 1.000đ + 1.000đ + 5.000đ + 200đ + 200đ = 8.400đ
c. Chú lợn c) có 4000đ.
 Vì: 1.000đ + 1.000đ + 1.000đ + 200đ + 200đ + 200đ + 200đ + 200đ = 4.000đ.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài 2/130: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được ...
- Nêu lại yêu cầu bài tập.
- Học sinh quan sát mẫu trong sách.
=> Có 5 tờ giấy bạc loại 5.000đ.
=> Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5.000đ thì được 10.000đ.
 Vì: 5.000đ + 5.000đ = 10.000đ.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 3/130: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu lại yêu cầu bài tập.
=> Nêu: Lọ hoa giá 8.700đ, lược 4.000đ, bút chì 1.500đ, truyện 5.800đ, bóng bay 1.000đ.
- Trả lời các câu hỏi:
=> Trong các đồ vật đó đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay, giá 1.000đ. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8.700đ.
=> Em so sánh số tiền để nhận biết.
=> Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết 2.500đ.
=> Em lấy 1.000đ + 1.500đ = 2.500đ.
=> Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là: 8.700 – 4.000 = 4.700đ.
- So sánh và sắp sếp.
 1. Từ bé đến lớn:
1.000, 1.500đ, 4.000đ, 5.800đ, 8.700đ.
 2. Từ lớn đến bé:
8.700đ, 5.800đ, 4.000đ, 1.500đ, 1.000.
- Nhận xét, sửa sai và bổ sung.
- Về làm lại các bài tập trên và chuẩn bị bài sau.
********************************************************************************
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cầm Thị Thiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hoc_lop_3_tiet_125_tien_viet_nam_nguyen_thi.doc