Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 13

Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 13

1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa số để học sinh so sánh và trả lời.

2. Dạy học bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

2.2 Hướng dẫn luyện tập

Bài 1: Giáo viên dán bảng phụ lên bảng

* Giáo viên nhận xét và điền kết quả vào bảng phụ.

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc đề bài

- Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì ?

- Yêu cầu học sinh tính số bò ?

- Vậy số bò gấp mấy lần số trâu ?

- Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò

- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở.

-Chữa bài và cho điểm học sinh

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13: 
 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2009
TOÁN : SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I.MỤC TIÊU : 
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	- Bảng phụ bài 2/6- Các hình vuông bài 3/61
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập 2/60 - 	2 em đọc bảng chia 8
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a. Ví dụ:
* Nêu bài toán: (Vẽ hình minh họa)
- Khi ... CD dài gấp 3 lần ... AB Þ đoạn thẳng AB bằng 1/3 đoạn thẳng CD.
b. Bài toán
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán
- Mẹ bao nhiêu tuổi ?
- Con bao nhiêu tuổi ?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
- Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ?
- Hướng dẫn cách trình bày bài giải.
2.3 Luyện tập - thực hành:
Bài 1:- Yêu cầu học sinh đọc dòng đầu tiên của bảng.
- 8 gấp mấy lần 2 ?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
Bài 2 :- Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 3:- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh ?
- Vậy trong hình a, số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng ?
- Yêu cầu học sinh làm các phần còn lại
3. Củng cố - dặn dò 
- 4 học sinh làm bài trên bảng
- 2 em đọc bảng chia 8 và trả lời 1 số phép chia bất kì.
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB : 6 : 2 = 3 (lần)
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Mẹ 30 tuổi
- Con 6 tuổi
- Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần
- Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ
- 8 gấp 4 lần 2
- 2 bằng 1/4 của 8
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Học sinh đọc đề.
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở 
- Học sinh đọc đề.
- Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
- Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
- Làm bài và trả lời câu hỏi
 Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
 TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
 - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn .
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Bảng phụ bài 1- Các hình tam giác bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa số để học sinh so sánh và trả lời.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Giáo viên dán bảng phụ lên bảng
* Giáo viên nhận xét và điền kết quả vào bảng phụ.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì ?
- Yêu cầu học sinh tính số bò ?
- Vậy số bò gấp mấy lần số trâu ?
- Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở.
-Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3: Làm vào vở
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4 : yêu cầu 
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp dùng bảng con tính kết quả từng cột và giơ bảng.
- Có 7 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò ?
- Phải biết số bò gấp mấy lần số trâu?
- Số con bò là: 7 + 28 = 35 (con)
- Số con bò gấp 35 : 7 = 5 lần số trâu
- Số trâu bằng 1/5 số bò
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số con vịt đang bơi ở dưới ao là:
48 : 8 = 6 (con vịt)
Số con vịt đang bơi ở trên bờ là:
48 - 6 = 42 (con vịt)
 ĐS: 42 con vịt
HS xếp 4 hình tam giác như hình vẽ SGK .
Chuẩn bị bài mới : Bảng nhân 9
 Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
TOÁN: BẢNG NHÂN 9
I.MỤC TIÊU :
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận được phép nhân trong giải tóan , biết đếm thêm 9 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 9 hoặc 9 hình tam giác, 9 hình vuông...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập 4/62 về nhà của tiết 62.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Hướng dẫn thành lập bảng nhân 9
- Gắn 1 tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn ?
- 9 hình tròn được lấy mấy lần ?
- 9 được lấy mấy lần ?
- 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 9 x 1 = 9.
- Gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 hình tròn, vậy 9 hình tròn được lấy mấy lần? 
- Vậy 9 được lấy mấy ?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 9 được lấy 2 lần
- 9 nhân 2 bằng mấy ?
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1:-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 2:-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề
 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 
 - 1 học sinh làm bài trên bảng lớp.
Bài 4:-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 9 là số nào ?
- 9 cộng thêm mấy thì bằng 18 ?
- Tiếp sau số 18 là số nào ?
- Em làm thế nào để tìm được số 27 ?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm 
3. Củng cố - dặn dò:
- 2 em mang hình tam giác lên bảng, thi đua xếp nhanh.
- Quan sát và trả lời: Có 9 hình tròn
- 9 hình tròn được lấy 1 lần
- 9 được lấy 1 lần
- Học sinh đọc phép nhân: 9 nhân 1 bằng 9.
- Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời: 9 hình tròn được lấy 2 lần.
- 9 được lấy 2 lần
- Đó là phép tính 9 x 2
- Vì 9 x 2 = 9 + 9 mà 9 + 9 = 18 nên 9 x 2 = 18
- 9 nhân 2 bằng 18
- Đọc đồng thanh, sau đó học thuộc lòng bảng nhân.
- ... tính nhẩm
- Làm bài và đổi vở chấm chéo.
- Làm bài
- Tính từ phải sang trái 
9 x 6 + 17 = 54 + 17 
 = 71
 Bài giải 
 Số học sinh của lớp 3B là : 
 9 x 3 = 27 
 Đáp số 27 bạn 
- ... đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- ... số 9.
- Tiếp sau số 9 là số 18
- 9 cộng thêm 9 bằng 18
- Tiếp sau số 18 là số 27
- Em lấy 18 cộng với 9
- Làm bài tập
- Một số học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
 GV chấm bài nhận xét 
 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009 
 TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU : 
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9 )
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Viết sẵn nội dung bài tập 4 lên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
-	Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc bảng nhân 9. 
2. Dạy học bài mới
Bài 1:
-	Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính trong phần a.
-	Yêu cầu học sinh cả lớp làm phần a. 
-	Yêu cầu học sinh tiếp tục làm phần b
-	Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự các thừa số trong hai phép tính nhân 9 x 2 và 2 x 9
-Vậy ta có 9 x 2 = 2 x 9
- Tiến hành tương tự để học sinh rút ra 5 x 9 = 9 x 5 ; 9 x 10 = 10 x 9.
* Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2: Làm bảng con câu a, câu b làm vào vở
Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia.
Bài 3: Làm vở bài tập
-	Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu học sinh làm bài
Bài 4: ( dòng 3,4) Tổ chức trò chơi: “Nhanh đúng”
-	Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-
3. Củng cố - dặn dò :
-	Yêu cầu học sinh ôn lại bảng nhân 9
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-	2 học sinh lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét 
-... tính nhẩm.
-	Học sinh nối tiếp nhau đọc.
-	Làm bài vào vở, đổi vở chấm chéo.
-	4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
-	Hai phép tính này cùng bằng 18. Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau.
- Nghe giáo viên hướng dẫn sau đó 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- Bài tập yêu cầu viết kết quả phép nhân thích hợp vào chỗ trống.
 Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2009
 TOÁN: GAM
 I MỤC TIÊU : 
- Biết gam là đơn vị đo khối lượng và liên hệ giữa gam và ki- lô- gam .
- Biết đọc kểt quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ .
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- 1 chiếc đĩa cân, 1 chiếc cân đồng hồ- 1 số quả, vật để cân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ:
-	Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2/65 về nhà của tiết 64.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa gam và ki lô gam.
-	Yêu cầu học sinh nêu đơn vị đo khối lượng đã học.
-	Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1 kg 
-	Thực hành cân -	Gói đường như thế nào so với 1 kg ?
-	Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ?
-	Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng là gam. Gam viết tắt là G đọc là gam.
-	Giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,...
- Giới thiệu 1000g = 1kg
2.3 Luyện tập -thực hành
Bài 1: Làm miệng
-	Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam ?
-	Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng 700g ?
Bài 2: Làm bằng bút chì vào SGK
-Có thể dùng cân đồng hồ thực hành cân trước lớp để học sinh đọc số cân, 
Bài 3: Làm vào SGK 
- Viết lên bảng 22 g + 47 g và yêu cầu học sinh tính.
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Bài 4: Làm vào vở
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
Bài 5 (Dành cho hs giỏi)
3. Củng cố - dặn dò :
-	2 học sinh lên bảng trả lời
-Nghe giới thiệu
- Ki lô gam
- Gói đường nhẹ hơn 1 kg.
- Chưa biết
-	Học sinh đọc Gam
-Học sinh QS hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật
- Hộp đường cân nặng 200g
- 3 quả táo cân nặng 700g.
- Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g, 500g + 200g = 700g. Vậy 3 quả táo cân nặng 700g
- HS làm bài
- Tính 22g + 47g = 69g
- Học sinh đọc đề.
-	1học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
 Bài giải 
 Trong hộp có số gam sữa là :
 455 – 58 = 397 (g) 
 Đáp số 397 g sữa
 Bài giải 
 Cả 4 túi mì chính cân nặng là :
 210 x 4 = 840 ( g ) 
 Đáp số 840 g 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hoc_lop_3_tuan_13.doc