Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 22

Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 22

TOÁN : LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

 - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.

- Củng cố kỹ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm )

 II/Đồ dùng:

- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, lịch năm 2005.

 III/ Hoạt động trên lớp :

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2008 
TOÁN : 	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kỹ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)
	II/Đồ dùng:
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004, lịch năm 2005.
 	III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Một năm có bao nhiêu tháng ?
- Kể tên các tháng trong năm ?
- Những tháng nào có 31 ngày ? 30 ngày?
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
- GV nhận xét bảng lớp, ghi điểm 
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: 
- Giáo viên treo tờ lịch năm 2004 cho học sinh xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh làm 1 câu để biết ngày 3/2 là thứ mấy, trước tiên phải xác định phần lịch tháng 2, ta xác định được ngày 3/2 là thứ 3 vì ngày 3 ở trong hàng “thứ 3”.
- Bài 2: 
- Giáo viên treo tờ lịch năm 2005 và hướng dẫn Học sinh làm tương tự bài 1.
Bài 3: 
- Cho Học sinh sử dụng cách nắm bàn tay để xác định các tháng có 30 ngày, 31 ngày.
Bài 4: 
- Hướng dẫn Học sinh : Cần phải xác định được tháng 8 có 31 ngày. Sau đó có thể tính dần : Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật, ngày 31 tháng 8 là thứ hai, ngày 01 tháng 9 là thứ 3, ngày 02/9 là thứ 4. Vì vậy phải khoanh vào chữ nào ?
4- Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- GV nêu nhận xét tiết học. 
 * Bài sau: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. 
- Học sinh trả lời
- Học sinh xem lịch
- Học sinh nhóm đôi 
- Vài nhóm lên nêu kết quả .
* Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Học sinh nhóm đôi 
- Vài nhóm lên nêu kết quả .
* Học sinh nêu yêu cầu bài.
 Học sinh làm miệng .
* Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Chữ C
 Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. 
	II/ Đồ dùng:
- Một số mô hình hình tròn 9 (bằng bìa hoặc nhựa) mặt đồng hồ, chiếc đĩa
- Com pa dùng cho giáo viên và Học sinh. 
	III/ Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Ngày 3/2/2008 là thứ mấy ? - Giáo viên treo lịch, Học sinh lên chỉ.
- Tháng 2 có mấy ngày chủ nhật ?
- GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số vật có dạng hình tròn 
2- Giới thiệu hình tròn:
- Giáo viên đưa ra 1 số vật có dạng hình tròn ( mặt đồng hồ), giới thiệu “ mặt đồng hồ có dạng hình tròn)
- Giáo viên giới thiệu 1 hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm 0, bán kính, OM, đường kính AB.
( Giáo viên mô tả biểu tượng trên hình vẽ để Học sinh nhận biết.
- Hướng dẫn HS nhận xét trong 1 hình tròn: 
- Tâm O chia đường kính AB làm mấy phần bằng nhau ?
- Tâm O gọi là gì của đường kính AB ? 
- Vì sao ?
- Độ dài đường kính như thế nào so với bán kính ?
3- Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn:
- Cho học sinh quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm:
+ Cách xác định khẩu độ com pa bằng 2 cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay 1 vòng vẽ thành hình tròn.
4- Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn.
a) - OM, ON, OP, OQ là bán kính.
 - MN, PQ là đường kính.
b) OA, OB là bán kính.
- AB là đường kính.
- ( CD không qua tâm O nên CD không là đường kính, IC, ID không là bán kính)
 Bài 2: 
- Cho học sinh tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm và hình tròn tâm I bán kính 3 cm.
Bài 3:
a) Học sinh vẽ được bán kính OM, đường kính CD ở hình tròn trong sách giáo khoa. 
b) Học sinh dựa vào nhận xét của bài học để thấy câu cuối đúng, 2 câu đầu sai.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh đặc điểm của hình tròn.
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài học
* Bài sau: Vẽ trang trí hình tròn.
- Thứ sáu .
 - 4 ngày.
- Học sinh nhận biết vật đó 
- Học sinh quan sát hình tròn.
- 2 phần bằng nhau
Gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Gấp 2 lần bán kính.
- Học sinh nhắc lại.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh quan sát hình vẽ và làm vào vở.
- Học sinh nêu kết quả 
* Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh vẽ hình tròn vào vở.
* Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào SGK bài tập a.
 Thứ tư ngày 13 tháng 2 năm 2008
TOÁN : 	 VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Dùng com pa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản). Qua đó các em thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó.
	II/ Đồ dùng:
- Com pa,Bút chì màu để tô màu.
 	III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
Xác định tâm, bán kính, đường kính trên hình tròn GV vẽ trên bảng .
 GV nhận xét - ghi điểm
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
Bài 1 : Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng “2 cạnh ô vuông”, sau đó ghi các chữ A, B, C,D.
Bước 2: Dựa trên hình mẫu, Học sinh vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC.
Bước 3: Dựa trên hình mẫu, Học sinh vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA.
Bài 2: Cho học sinh tô màu (theo ý thích) vào hình ở bài 1. Giáo viên cho học sinh xem 1 số hình đẹp, nhận xét tuyên dương.
 4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà trang trí tiếp. 
 * Bài sau: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- 2 học sinh lên bảng .
- Học sinh quan sát
+ Học sinh đọc đề bài.
 Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
*/ Điều chỉnh : Bài 2/ 113 bỏ cột phần b.
	II/ Đồ dùng:
Bảng con. 	
 III/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
103 X 2 215X 3
- GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ:
- Giáo viên giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số vàviếtlên bảng: 
1034 X 2 = ?
- Cho học sinh nêu cách tính, Giáo viên nhận xét như SGK.
- Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang: 1034 X 2 = 2068
3- Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần:
- Giáo viên viết lên bảng: 2125 X 3 = ?
- Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang: 2125 X 3 = 6375.
- Lưu ý học sinh:
+ Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “ Phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
+ Nhân rồi cộng với ‘phần nhớ” ở hàng liền trước.
4- Thực hành:
Bài 1 : 
- Giáo viên ghi các phép tính lên bảng 
- Học sinh nói lại cách tính.
Bài 2: 
- Cho học sinh làm vào vở - 1 số học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét chữa bài.
 Bài 3: 
 Số viên gạch xây bốn bức tường là :
 1015 X 4 = 4060 ( viên ) 
 ĐS : 4060 viên gạch
Bài 4:
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
*Bài sau: Luyện tập 
- 2 Học sinh lên bảng làm
lớp làm bảng con
- 1 Học sinh lên bảng đặt tính và tính - lớp làm bảng con.
- 1 Học sinh lên bảng đặt tính và tính - lớp làm bảng con.
+ Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào SGK 
- 1 số học sinh lên bảng làm.
 + Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào phần a. 
- 2 học sinh lên bảng làm
+ Học sinh đọc đề bài.
- 1 Học sinh lên bảng 
- Cả lớp làm bài vào vở số 3.
+ Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm miệng
 Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP
 	I/ Mục tiêu : Giúp học sinh.
 - Rèn luyện kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần).
- Củng cố: Ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kỹ năng giải toán có hai phép tính.
 	II/ Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính: 
1324 x 2 1236 x 3
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
Bài 1 : 
- Viết thành phép nhân rồi thực hiện tính nhân, ghi kết quả đó.
- Nhận xét chữa bài trên bảng 
- Bài 2: 
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?
Bài 3: Giải 
Số lít dầu chứa trong cả hai thùng :
 1025 X 2 = 2050 ( lít )
Số lít dầu còn lại là :
2050 – 1350 = 700 ( lít )
 ĐS : 700 lít 
Bài 4:
- Hướng dẫn phân biệt “thêm” và “gấp”.
1015 + 6 = 1021 
1015 x 6 = 6090
4- Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- GV nêu nhận xét tiết học.
* Bài sau: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tt).
- 2 Học sinh lên bảng làm, dưới làm bảng con.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào SGK
- 3 Học sinh lên bảng làm
- Học sinh đọc kết quả.
+ HS nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh phát biểu.
- HS cả lớp làm vào SGK
+ Học sinh đọc đề toán.
- 1 Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh giải vào vở
- Học sinh tự chấm bài vào vở.
+ Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm vào SGK
- 3 Học sinh lên bảng làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document (2).doc