Giáo án môn Toán lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Tuần 34

Giáo án môn Toán lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS củng cố về.

- Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chiađã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

- Nhận biết một phần mấy của một số (bằng hình vẽ)

- Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau.

- Đặc điểm của số 0 trong các phép tính.

 Rèn kỹ năng làm tính và giải toán đúng các bài tập.

Yêu thích học toán.

 

doc 10 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 2 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 7/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA(tt)
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS củng cố về.
Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chiađã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Nhận biết một phần mấy của một số (bằng hình vẽ)
Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau.
Đặc điểm của số 0 trong các phép tính.
 Rèn kỹ năng làm tính và giải toán đúng các bài tập.
Yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Bảng phụ : bảng quay, tờ giấy A3 ghi nội dung bài tập.
HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về phép nhân và phép chia.
Sửa bài 3/ VBT- 85. GV ghi sẵn nội dungbài tập lên bảng.
Cho HS lên bảng sửa bài.
GV thu chấm 1 vài vở – nhận xét.
Chốt kiến thức bài tập.
Bài mới: 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Thực hành tính nhân, chia.
 MT : Giúp HS củng cố về nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 Cách tiến hành: 
Bài 1 : Tính nhẩm ?
Yêu cầu HS dựa vào bảng nhân, chia để làm bài.
Cho HS tự làm bài. 
Hỏi : Khi biết 4 x 5 = 20 có thể ghi ngay kết quả của 20 : 4 không ? Vì sao ?
à GV nhận xét : Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng : 
Bài 2 : 
Cho HS nêu yêu cầu của bài.
Gọi 1 HS nêu cách tính bài : 2 x 2 x 5 ?
Cho HS tự làm bài 
GV nhận xét, lưu ý cho HS tính lần lượt từ trái sang phải và trình bày như đã qui định.
* Hoạt động 2 : Ôn tập về 1/5 và giải toán có lời văn.
 MT : Giúp HS củng cố về nhận biết một phần mấy của một số (bằng hình vẽ) và giải toán bằng phép chia.
 Cách tiến hành: 
Bài 5 : Tô màu 1/5 số ô vuông ở mỗi hình sau : (GV đính bảøng bài tập)
Cho HS nêu đề bài, giải thích cách tìm 1/5 số ô vuông của hình 1.
Yêu cầu HS tự làm vào vở.
GV cho HS rút ra kết luận về 1/5.
Bài 4 : 
Yêu cầu HS đọc đề bài .
Bài toán cho gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Muốn biết số nhóm được chia cam ta làm thế nào ?
Đơn vị bài toán là gì ?
Cho Hs làm bài, 1 HS lên bảng quay làm 
GV nhận xét , chốt lại cách giải.
Chấm 1 số vở.
5. Củng cố – dặn dò : (3’)
Dặn dò : Xem lại bài tập – Về nhà làm bài 3/86 – VBT. 
Chuẩn bị : Oân tập về đại lượng. 
Nhận xét tiết. 
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở bài tập.
Sửa bài : 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
Có thể ghi ngay kết quả 20 : 4 = 5, vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
Tính 
HS làm vào vở bài tập.
Sửa bài : 4 HS lên bảng cầm bảng con làm bài + Lớp đếm từ 1 -> 10. Bạn nào làm nhanh + đúng nhất à Thắng.
Lớp nhận xét giơ thẻ Đ, S.- > sửa vở.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
HS : hình (1) có tất cả 10 ô vuông, tô màu 2 ô vuông -> tô màu 1/5 ô vuông.
HS làm bài.
Sửa bài : 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng tô màu 1/5 số ô vuông. à Lớp nhận xét Đ, S 
Sửa vở.
- Có hình chữ nhật chia làm 5 phần bằng nhau, lấy 1 phần, được 1/5 hình chữ nhật. 
1 HS đọc – lớp gạch dưới các dữ kiện bài toán.
 HS : có 28 quả cam chia cho các nhóm, mỗi nhóm được 4 quả cam. 
Hỏi có mấy nhóm được chia cam .
Lấy số cam có tất cả chia cho số cam của một nhóm.
Đơn vị của bài toán là “nhóm”
HS lớp giải vào vở. 
Sửa bài : nhận xét bài làm trên bảng -> Sửa vở.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 8/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy :ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về.
Củng cố xem đồng hồ (Khi kim phút chỉ số 12 hoặc số 3 hoặc số 6)
Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
Giải toán có liên quan đến đơn vị đo là lít, là đồng (tiền Việt Nam)
Giúp HS rèn luyện các năng lực thực hành, vận dụng các kiến thức đã học để làm đúng các bài tập.
HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Mô hình đồng hồ, 2 tờ giấy A3, có nội dung bài tập 2, bảng quay.
HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về phép nhân, phép chia.
Sửa sẵn bài tập 3/ VBT – 86.
Ghi sẵn tóm tắt lên bảng, gọi 1 HS đọc bài.
Gọi 1 em lên bảng sửa bài 
GV chấm 1 số vở nhận xét.
chốt cách giải bài toán chia thành phần bằng nhau.
Bài mới: 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
 * Hoạt động 1 : Thực hành xem đồng hồ : 
 MT : Giúp HS củng cố về kỹ năng xem đồng hồ (Khi kim phút chỉ đến số 12 hoặc số 3 hoặc số 6)
 Cách tiến hành: .
Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Cho HS nêu bài tập.
Yêu cầu HS quan sát hình vẽtrong VBT ghi giờ ở dưới đồng hồ tương ứng.
GV chốt lại cách xem giờ : “1 giờ có 60 phút. Khi kim phút chỉ vào số 3 (trên đồng hồ thứ hai) thi đồng hồ đang chỉ 5 giờ 15 phút. Khi kim phút chỉ vào số 6 (trên đồng hồ thứ 1) thì đồng hồ đang chỉ 3 giờ 30 phút, 3 giờ 30 phút còn gọi là 3 giờ rưỡi”
Bài 2 : Nối 2 đồng hồ chỉ cung giờ buổi chiều (theo mẫu)
Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ ở bài tập, đọc giờ đồng hồ (1)
4 giờ chiều còn gọi mấy giờ ?
Vậy đồng hồ (1) và đồng hồ nào chỉ cùng 1 giờ ?
Cho HS làm tương tự với các giờ còn lại.
GV đính 2 tờ A3 có nội dung bài tập lên bảng cho HS sửa bài.
GV nhận xét chốt đồng hồ tròn (2) và đồng hồ điện tử (7) đều chỉ cùng 1 giờ (cùng buổi chiều). Chẳng hạn 14 : 00 tương ứng với 2 giờ chiều.
* Hoạt động 2 : Ước lượng số đo độ dài :
 MT : Giúp HS củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
 Cách tiến hành: 
Bài 5 : Viết mm, cm, dm, m, km vào chỗ chấm thích hợp.
GV : bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như : gang tay, cột cờ,
Cho HS đọc câu a, một gang tay của mẹ dài khoảng 2 .. và yêu cầu HS suy nghĩ để điền tên đơn vị đúng vào chỗ trống trên.
GV có thể “mô tả” để HS lựa chọn đơn vị thích hợp ở các câu còn lại.
GV cho vài HS giải thích vì sao lựa chọn đơn vị đo thích hợp đó.
Nhận xét : Chốt : Bằng “tưởng tượng” các em hãy tập ứơc lượng số đo độ dài của một số vật quen thuộc cho thích hợp .
* Hoạt động 3 : Giải toán có lời văn.
 MT : Giúp HS giải toán có liên quan đến đơn vị đo là lít .
 Cách tiến hành: 
Bài 3 : 
Gọi HS đọc đề bài.
Hướn dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính (lưu ý HS ghi tên đơn vị “l”)
à GV nhận xét chốt cách giải. Chấm một số vở.
5. Củng cố – dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò : về nhà xem lại bài và làm bài tập 4/87.
Chuẩn bị : Oân tập về đại lượng (tt). 
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 HS nêu.
HS tự làm bài vào vở.
Sửa bài : lớp trưởng dùng mô hình đồng hồ, quay kim đến vị trí (theo nội dung hình vẽ của bài tập), chỉ định 1 số bạn đọc giờ. 3 giờ 30 phút ; 5 giờ 15 phút ; 10 giờ đúng ; 8 giờ 30 phút. à lớp theo dõi, giơ thẻ Đ, S sửa vở.
1 HS nêu
4 giờ
16 giờ
Đồng hồ (1) và đồng hồ (5) chỉ cùng một giờ.
HS làm bài vào vở.
HS sửa bài 
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS : một gang tay của mẹ dài khoảng 2 dm.
HS làm bài vào vở.
Sửa bài : 5 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS đọc 1 câu à Lớp giơ thẻ Đ, S- sửa vở.
 HS giải thích ( Ví dụ : cột cờ cao khoảng 15mm quá thấp, vì không có cột cờ nào lại thấp như vậy, cho nên cột cờ phải cao khoảng 15m.
Hoạt động lớp.
- Can bé đựng 10 lít dầu, can to đựng nhiều hơn can bé 2 lít dầu. Hỏi can to đựng bao nhiêu lít dầu ? 
HS gạch dưới các dữ kiện. Phép tính giải ứng với bài toán “ nhiều hơn”.
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng quay làm.
Sửa bài : lớp nhận xét bài làm của bạn – sửa vở.
- HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 9/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS.
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian : giờ, phút. Biểu tượng về thời điểm và khoảng thời gian.
Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là kg, km .
Rèn kỹ năng các năng lực thực hành, vận dụng các kiến thức đã học làm đúng các bài tập.
Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
GV : 2 tồ giấy A3 có nội dung bài tập 1, bảng quay.
HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về đại lượng.
Sửa bài 4/87
Ghi sẵn tóm tắt lên bảng
An có : 1000đồng
Mua tem : 800đồng
An còn.đồng ?
Cho HS lên bảng chữa
GV chấm một số vở, nhận xét.
chốt cách giải “ tìm hiệu của 2 số”
Bài mới:
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Thực hành vẽ kim đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
 MT : Giúp HS nhận biết về các đơn vị đo thời gian : giờ, phút. Biểu tượng về thời gian.
 Cách tiến hành: 
Bài 1 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài
Cho HS làm bài vào vở.
Đính 2 tờ giấy A3 ( có hình vẽ như trong sách ) lên bảng, cho HS sửa bài.
Ngọc tưới cây lúc 5 giờ chiều.
Ngọc tưới cây xong lúc 5 giờ 30 phút chiều.
Ngọc đã tưới cây trong 30 phút .
GV nhận xét chốt kiến thức bài tập.
* Hoạt động 2 : Giải bài toán có lời văn
 MT : Giúp HS củng cố kỹ năng giải toán có liên quan đến các đơn vị đo là kg, km.
 Cách tiến hành: 
Bài 2 : 
Gọi HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài GV tóm tắt lên bảng, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài ( lưu ý HS tên đơn vị là kg ).
GV nhận xét chốt cách giải dạng toán “ít hơn”
Bài 4 : 
Gọi HS đọc đề toán 
Đính bảng hình biểu diễn.
GV hướng dẫn HS hiểu được rằng : việc tìm khoảng cách giữa hai điểm (chiếc tàu đánh cá và đèn biển) tương ứng với việc thực hiện phép tính : 4 – 3.
Cho HS giải bài
à GV nhận xét , chốt cách giải : muốn tìm khoảng cách giữa 2 địa điểm, ta thực hiện phép trừ.
 GV thu chấm 1 số vở.
Củng cố – dặn dò : (3’)
Trò chơi : “ Ai nhanh, Ai đúng”
GV ghi sẵn đề bài lên bảng phụ.
Một trạm bơm nước trong 6 giờ, bắt đầ bơm lúc 9 giờ. Hỏi đến mấy giờ thì bơm xong ?
Yêu cầu đại diện của 2 dãy lên viết bài.
 Số giờ bơm xong là :
 9 + 6 = 15 (giờ)
 Đáp số : 15 giờ.
GV nhận xét đánh giá thi đua chốt cách giải.
Dặn dò : Xem lại bài – làm bài tập 3/ 88.
Chuẩn bị : Oân tập về hình học. 
Hoạt động lớp, nhóm.
Vẽ thêm kim đồng hồ chỉ thời gian tương ứng và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
HS lớp tự đọc thầm yêu cầu câu a vẽ kim đồng hồ sau đó làm yêu cầu câu b.
Sửa bài : 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng sửa bài.
à lớp giơ thẻ Đ, S – Sửa vở.
Hoạt động lớp.
Minh cân nặng 31 kg, Hà nhẹ hơn Minh 3 kg. Hỏi Hà cân nặng bao nhiêu kg ?
HS gạch dưới các dữ kiện, nêu dạng toán, cách giải.
Làm vào vở, 1 HS làm trên bảng quay.
Sửa bài : nhận xét bài làm của bạn – sửa vở.
Đọc đề bài và quan sát hình biểu diễn. Đèn biển cách bờ 4 km, một chiếc tàu đánh cá đó cách đèn biển bao nhiêu km ?
HS làm vở, 1 HS làm bảng quay.
Lớp nhận xét bài làm của bạn. Đổi vở sửa.
2 đội thi đua. Đội nào giải đúng + nhanh -> thắng.
Lớp nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 10/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố :
Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hính tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật.
Nhận biết các hình vẽ đã học. Phát triển tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu.
Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ : 
GV : 2 tờ giấy to có nội dung bài tập 1, bảng quay, 2 tờ giấy có nội dung bài tập 3.
HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về đại lượng
Sửa bài 3/88
GV ghi sẵn đề bài lên bảng : Toàn đi học ở trường bán trú, mỗi ngày Toàn ở trường 8 giờ. Toàn đi học về lúc 4 giờ chiều. Hỏi Toàn đến trường lúc mấy giờ sáng ?
Cho HS lên bảng sửa.
GV chấm 1 số vở nhận xét.
Bài mới:
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Nhận dạng các hình.
 MT : Giúp HS củng cố về biểu tượng các hình đã học : đoạn thẳng, đường thẳng,, hình chữ nhật.
Cách tiến hành: .
Bài 1 : Nối mỗi hình với tên gọi của nó.
cho HS nêu yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu HS quan sát kỹ các hình trong bài tập, nối hình với tên gọi của nó.
Đính 2 tờ giấy có nội dung bài tập lên bảng, cho HS sửa bài bằng trò chơi “ Ai nhanh hơn”
GV nhận xét, cho HS nêu lại đặc điểm của từng hình.
* Hoạt động 2 : Vẽ hình.
 MT : Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình theo mẫu và biết kẻ thêm đoạn thẳng để có hình tam giác tứ giác.
 Cách tiến hành: .
Bài 2 : Vẽ hình theo mẫu.
Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Cho HS phân tích hình ngôi nhà gồm những hình nào ?
Yêu cầu HS vẽ hình vào vở + có thể cho HS tô màu hình.
Bài 3 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
Đính bảng có vẽ sẵn nội dung bài tập 3, cho HS sửa bài : Kẻ thêm một đoạn vào hình sau để được :
à GV nhận xét chốt lại đặc điểm của hình tam giác tứ giác.
Thu 1 số vở chấm.
Củng cố - dặn dò : (3’)
Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
Gắn 2 tờ giấy A3 lên bảng có nội dung
Số ? Trong hình bên
Yêu cầu 2 đội cử 2 bạn lên thi đua điền số vào chỗ chấm. Cho 2 đội suy nghĩ (2’)
GV nhận xét đánh giá thi đua.
Dặn dò : Xem lại bài. Làm bài tập 4/ 89.
Chuẩn bị : Oân tập về hình học (tt).
Hoạt động lớp, nhóm
1 HS nêu
HS quan sát làm bài vào vở bài tập.
Sửa bài : Đại diện 2 nhóm 
( mỗi nhóm 4 bạn) lên bnảg thi đua nối tiếp sức. Nhóm nào nhanh nhất + đúng nhất -> thắng.
Lớp theo dõi nhận xét Đ, S. à Sửa vở.
- HS nêu : ( VD : hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau)
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
1 HS nêu.
HS : Hình ngôi nhà gồm 1 hình chữ nhật lớn làm thân nhà, 2 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tam giác làm mái nhà.
HS vẽ hình + tô màu. 1 HS lên bảng quay vẽ.
Sửa bài : Quay bảng, HS lớp nhận xét bài làm của bạn sửa vở. 
HS đọc trong vở bài tập.
HS suy nghĩ lựa chọn cách vẽ và vẽ vào vở bài tập.
Sửa bài : Cho 2 dãy mỗi dãy vừa hát vừa chuyền 2 bông hoa. Kết thúc bài hát 2 bông hoa trong tay ai thì người đó lên bảng sửa bài.
à Lớp nhận xét Đ, S. Đổi vở kiểm tra chéo.
- 2 đội ti đua. Lớp cỗ vũ đếm 1, 2, 3. Đội nào nhanh + đúng nhất à thắng.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 34 Ngày dạy: 11/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS ôn tập củng cố về :
Tính độ dài đường gấp khúc 
Tính chu vi tam giác, hình tứ giác.
Xếp (ghép) hình đơn giản.
Kỹ năng : Giúp HS rèn luyện các năng lực thực hành, vận dụng các kiến thức đã học để làm đúng các bài tập.
Thái độ : Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ :
GV : Bảng quay, giấy khổ lớn vẽ sẵn hình bài 4.
HS : VBT, các hình tam giác rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về hình học.
GV gọi 2 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu.
1 đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng OPQR
1 đoạn thẳng AB.
1 hình tứ giác ABCD.
1 đường thẳng AB à GV chấm điểm
- Sửa bài 4/ 89.
Vẽ sẵn hình lên bảng, cho HS sửa bài.
Số ? Trong hình bên
Có 8 hình tam giác
Có 3 hình chữ nhật
GV thu vài vở chấm, nhận xét .
Bài mới: 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Oân về đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
 MT : Giúp HS củng cố về kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Tính độ dài của đường gấp khúc sau :
Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc
Yêu cầu HS đọc tên 2 đường gấp khúc (a), (b).
Cho HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
GV nhận xét, cách tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 4 : 
Đính bài tập 4 lên bảng, gọi HS đọc đề bài
GV cho HS quan sát hình vẽ, rồi ước lượng hình vẽ, nhận xét.
GV có thể hướng dẫn HS : Ước lượng bằng mắt ta thấy, tổng độ dài các đoạn thẳng MN, OP, QC (của đừơng gấp khúc AMNOPQC) bằng độ dài đoạn thẳng BC (của đường gấp khúc ABC)
Vậy độ dài hai đường gấp khúc ABC và AMNOPQC.
Yêu cầu HS tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
-> Vậy độ dài đường gấp khúc ABC và AMNOPQC bằng nhau.
à GV nhận xét . Chốt kiến thức bài tập.
* Hoạt động 2 : Oân chu vi hình tam giác .
 MT : Giúp HS tính chu vi hình tam giác thành thạo.
 Cách tiến hành: 
Bài 2 : 
Cho HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
Cho HS thực hành, 1 HS lên bảng làm.
à GV nhận xét chốt lại cách chu vi hình tam giác.
 GV nhận 1 số vở nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò : (3’)
Tở chức cho HS thi xếp hình. Trong thời gian 5’ đội nào nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
GV nhận xét đánh giá thi đua.
Dặn dò xem lại bài. Làm bài 3/ 90. 
Hoạt động lớp, nhóm.
1 HS nêu yêu cầu đề bài.
HS nêu : “ tính tổng các độ dài đoạn thẳng”
HS : đường gấp khúc ABCD
 đường gấp khúc MNPQR
HS lớp làm vở. Đại diện 2 nhóm lên bảng làm.
Sửa bài : quay 2 bảng, lớp nhận xét bài àm của từng bạn, giơ thẻ Đ,S.à Sửa vở.
1 HS đọc
HS quan sát, dự đoán.
HS làm bài vào vở.
Sửa bài : Cho 2 dãy mỗi dãy vừa hát vừa chuyền 2 bông hoa. Kết thúc bài hát, 2 bông hoa trong tay ai thì người đó lên bảng làm. Lớp nhận xét Đ, S. Đổi vở kiểm tra chéo.
Hoạt động lớp.
Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là AB = 15 cm, BC = 25cm, AC = 30 cm.
 HS : Ta tính “tổng độ dài của các cạnh”.
HS làm vào vở.
Sửa bài : Nhận xét bài làm của bạn -> sửa vở.
- Cả lớp chia làm 2 đội cùng thi đua.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 34.doc