Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I/ Mục tiêu :
- Củng cố kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
- Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị :
- GV : trò chơi qua các bài tập, bảng phụ
- HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Khởi động : Hát
2.Bài cũ :
- GV kiểm tra vở và đồ dùng học Toán của HS.
- Giáo viên nhận xét.
3. bài mới
+ Giới thiệu bài : Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
Tuần 1 tiết 1.Ngày soạn: Ngày dạy: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số I/ Mục tiêu : - Củng cố kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. - Rèn kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo. II/ Chuẩn bị : - GV : trò chơi qua các bài tập, bảng phụ - HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Khởi động : Hát 2.Bài cũ : GV kiểm tra vở và đồ dùng học Toán của HS. Giáo viên nhận xét. 3. bài mới + Giới thiệu bài : Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. + Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: ôn tập về đọc, viết số + Mục tiêu: Củng cố viết, só sánh các số có 3 chữ số. - GV đưa số 160. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Giáo viên nhận xét : các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số. - Giáo viên gọi học sinh đọc số . - GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn. - GV tiến hành tương tự với số : 909. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Giáo viên gọi học sinh đọc số . GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn. Giáo viên lưu ý cách đọc 909 : chín trăm lẻ chín hay chín trăm linh chín Bài 1 : viết ( theo mẫu ) GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống Cho HS sửa bài miệng. Hoạt động 2 : ôn tập về thứ tự số + Mục tiêu: Luyện kỹ năng đọc, viết số. Bài 2 : điền số GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự điền số thích hợp vào chỗ trống Cho HS sửa bài qua trò chơi “tiếp sức” : cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 4 bạn lên điền số. GV hỏi : + Vì sao điền số 422 vào sau số 421 ? GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ số 420 đến số 429 được xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó cộng thêm 1. + Vì sao điền số 498 vào sau số 499 ? GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ số 500 đến số 491 được. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó trừ đi 1 Hoạt động 3 : ôn luyện về so sánh số và thứ tự số + Mục tiêu: So sánh đọc, viết số theo thứ tự. Bài 3 : điền dấu >, <, = GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Cho HS sửa bài qua trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” : cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền dấu. GV hỏi : + Vì sao điền 404 < 440 ? + Vì sao 200 + 5 < 250 ? Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài và đọc dãy số của bài Yêu cầu HS làm bài. Cho HS sửa bài miệng. GV hỏi : + Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào ? + Vì sao số 762 là số lớn nhất ? + Số bé nhất trong dãy số trên là số nào ? + Vì sao số 762 là số bé nhất ? - Học sinh đọc và xác định. - Cá nhân - HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con - Học sinh đọc và xác định. - Cá nhân - HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con - HS đọc. - HS làm bài - HS đọc. - HS làm bài - 2 dãy thi đua tiếp sức - Lớp nhận xét -HS đọc - HS làm bài - HS giải thích - HS đọc - HS tự tìm ra số lớn nhất và số bé nhất. - Lớp nhận xét 4/ Củng cố : - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Cho HS chơi trò chơi: Gắn số.chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy cử ra 6 bạn Dãy 1 : đính số theo thứ tự từ bé đến lớn. Dãy 2 : đính số theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV Nhận xét 5/ Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài 2 : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ) Rút kinh nghiệm:. Tuần 1 tiết 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Cộng, trừ các số có ba chữ số (Không nhớ) I/ Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố cách tính cộng trừ các số có ba chữ số. - Củng cố giải bài toán ( có lời văn ) về nhiều hơn, ít hơn - Học sinh tính nhanh, chính xác - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : các trò chơi phục vụ cho các bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Khởi động : Hát 2/ Bài cũ : đọc, viết so sánh các số có ba chữ số GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3/ Bài mới : + Giới thiệu bài : cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) + Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số + Mục tiêu: Củng cố cách tính cộng trừ. Bài 1 : tính nhẩm GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự làm bài và ghi kết quả vào chỗ chấm Cho HS sửa bài qua trò chơi “Tiếp sức” : cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền kết quả. Nhận xét Bài 2 : đặt tính rồi tính GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả GV cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Hoạt động 2 : ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. + Mục tiêu: Củng cố giải bài toán có lời văn. Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Số HS nữ như thế nào so với số HS nam ? + Muốn biết trường Thắng Lợi có bao nhiêu HS nữ ta làm như thế nào ? + Bài toán thuộc dạng nào ? Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Giá tiền một phong bì như thế nào so với giá tiền một tem thư ? + Bài toán thuộc dạng nào ? Yêu cầu HS làm bài. Bài 5 : Cho HS đọc yêu cầu bài GV hướng dẫn : lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính cộng trừ. Trong phép cộng các số tự nhiên, các số hạng không bao giờ lớn hơn tổng nên ta có thể tìm ngay được số hạng, tổng trong ba số đã cho. Yêu cầu HS làm bài. - HS đọc. - HS làm bài - HS sửa bài qua trò chơi - Lớp nhận xét - HS đọc. - HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính - HS đọc. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. - Lớp nhận xét - HS đọc - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. - Lớp nhận xét - HS làm bài - 2 dãy thi đua 4/ Củng cố : - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Cho HS chơi trò chơi: Cho HS sửa bài qua trò chơi : “Thử trí thông minh” : chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy cử ra 4 bạn. GV phát cho mỗi dãy các số và dấu, yêu cầu HS viết các phép tính đúng. - GV Nhận xét 5/ Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài 3 : luyện tập . Rút kinh nghiệm:. .. Tuần 1 tiết 3. Ngày soạn: Ngày dạy: Luyện tập I/ Mục tiêu : - Củng cố kĩ năng tính cộng trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số. - Củng cố, ôn tập bài toán về “tìm x”, giải bài toán ( có lời văn ) và xếp ghép hình - Học sinh tính nhanh, chính xác - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : - GV : đồ dùng dạy học : trò chơi, bìa hình tam giác vuông cân ở bài tập 4 - HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Khởi động : Hát 2/ Bài cũ : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3/Bài mới: + Giới thiệu bài : luyện tập + Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học + Luyện tập : Bài 1 : đặt tính rồi tính GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét GV yêu cầu HS nêu cách tính Bài 2 : Tìm x GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài GV cho HS thi ghép hình qua trò chơi yêu cầu HS trong 3 phút bạn nào ghép đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng . GV Nhận xét, tuyên dương - HS đọc. - HS làm bài - HS nêu - HS nêu - HS làm bài - HS thi đua sửa bài - HS trả lời. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. HS đọc Hs ghép hình theo yêu cầu 4/ Củng cố : - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Cho HS chơi trò chơi: Cho HS sửa bài qua trò chơi : “Ai nhanh, ai khéo” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn. GV phát cho mỗi dãy 4 hình tam giác, - GV Nhận xét 5/ Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài 4 : cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ) Rút kinh nghiệm:. .. Tuần 1 tiết 4. Ngày soạn: Ngày dạy: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) I/ Mục tiêu : - Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ) - Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng) - Học sinh tính nhanh, đúng, chính xác - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : - GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ bài tập - HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Khởi động : Hát 2/ Bài cũ : GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3/ Bài mới: + Giới thiệu bài : Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) + Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học ... vuông. - Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác. - Yêu cầu hs đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông. - Yêu cầu hs dùng êke để kiểm tra các góc của hình vuông và rút ra kết luận: + Kết luận: hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - Yêu cầu hs tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật. + Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành: + Mục tiêu: HS biết nhận dạng hình vuông thành thạo. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 2: - Yêu cầu hs nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 3: - Gọi hs đọc yêu cầu bài làm. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 4: - Yêu cầu hs vẽ hình như sgk. - Chữa bài và cho điểm HS. - Gọi tên của các hình . - Trả lời theo yêu cầu. - 2 hs đọc lại. - 2 hs nêu, hs khác nhận xét - Dùng êke để kiểm tra - Thực hành làm bài tập. - 1 hs đọc đề bài - Hs làm bài theo yêu cầu. - Vẽ hình theo đề bài. 4/ Củng cố - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về các hình đã học. - Nhận xét tiết học. 5/ Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Chu vi hình chữ nhật. Rút kinh nghiệm: . Tuần 18 tiết 86.Ngày soạn: Ngày dạy: Chu vi hình chữ nhật I. MỤC TIÊU: - Xây dựng và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan. - Học sinh biết tính chu vi hình chữ nhật thành thạo. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Thước thẳng, phấn màu. - Hs: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 85. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 3. Dạy-học bài mới: + Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: Chu vi hình chữ nhật. + Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học + Hoạt động 1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật: + Mục tiêu: Vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan. * Ôn tập về chu vi các hình: - GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu hs tính chu vi hình này. - Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ? * Tính chu vi hình chữ nhật: - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm. - Yêu cầu hs tính chu vi hình chữ nhật ABCD. - Hướng dẫn hs cách tính như sgk. - Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. - Gọi hs đọc lại. + Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành: + Mục tiêu: HS biết tính chu vi hình chữ nhật thành thạo. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu hs làm bài. - Yêu cầu hs nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 2: - Gọi hs đọc đề bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 3: - Gọi hs đọc yêu cầu bài làm. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. - Theo dõi bài . - 2 Hs trả lời - 2 hs đọc lại. - 2 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài. - Làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - Hs làm bài theo yêu cầu. 4/ Củng cố - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật. - Nhận xét tiết học. 5/ Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Chu vi hình vuông. Rút kinh nghiệm: . Tuần 18 tiết 87.Ngày soạn: Ngày dạy: Chu vi hình vuông I. MỤC TIÊU: - Xây dựng và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông. - Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán có liên quan. - Học sinh biết tính chu vi hình vuông thành thạo. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Thước thẳng, phấn màu. - Hs: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 86. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 3. Dạy-học bài mới: + Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: Chu vi hình vuông. + Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học +Hoạt động 1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông: + Mục tiêu: Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán có liên quan. - GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD có cạnh là 3dm và yêu cầu hs tính chu vi hình này. - Hướng dẫn hs cách tính như sgk. - Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4. - Gọi hs đọc lại. + Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành: + Mục tiêu: HS biết tính chu vi hình vuông thành thạo. Bài 1: - Cho hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 2: - Gọi hs đọc đề bài. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 3: - Gọi hs đọc yêu cầu bài làm. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 4: - Yêu cầu hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. - Theo dõi bài . - 2 Hs trả lời - Hs làm bài theo yêu cầu. - 1 hs đọc đề bài. - Làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - Làm bài theo yêu cầu. 4/ Củng cố - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Yêu cầu hs nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. - Nhận xét tiết học. 5/ Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. Rút kinh nghiệm: . Tuần 18 tiết 88.Ngày soạn: Ngày dạy: Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Giải các bài toán có nội dung hình học. - Học sinh biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông thành thạo. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Thước thẳng, phấn màu. - Hs: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 87. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 3. Dạy-học bài mới: + Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: Luyện tập. + Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học + Luyện tập – thực hành: Bài 1: - Gọi hs đọc đề bài. - Cho hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 2: - Gọi hs đọc đề bài. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 3: - Gọi hs đọc yêu cầu bài làm. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 4: - Gọi 1 hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. - 1 hs đọc đề bài. - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. 4/ Củng cố - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Yêu cầu hs về nhà ôn lại các bảng nhân, chia đã học, nhân chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. - Nhận xét tiết học. 5/ Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Rút kinh nghiệm: . Tuần 18 tiết 89.Ngày soạn: Ngày dạy: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: - Phép nhân, chia trong bảng; phép nhân, chia các số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông; giải bài toán về tìm một phần mấy của một số. - Học sinh biết thực hiện các phép tính theo yêu cầu thành thạo. - Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Thước thẳng, phấn màu. - Hs: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 88. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 3. Dạy-học bài mới: + Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: Luyện tập chung. + Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học + Luyện tập – thực hành: Bài 1: - Yêu cầu hs tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 2: - Gọi hs đọc đề bài. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 3: - Gọi hs đọc đề bài. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Baì 4: - Gọi 1 hs đọc đề bài. - Hướng dẫn hs làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 5: - Gọi Hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức và làm bài tập. - Chữa bài và cho điểm HS. - Hs kiểm tra bài của nhau. - 1 hs đọc đề bài - 2 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 1 hs đọc đề bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs còn lại làm vào VBT. - 3 hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm VBT. 4/ Củng cố - Gọi vài HS nhắc lại tựa bài. - Yêu cầu hs về nhà ôn lại các bảng nhân, chia đã học, nhân chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. Ôn tập về giải toán có lời văn. - Nhận xét tiết học. 5/ Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Kiểm tra cuối HKI. Rút kinh nghiệm: . ------------------------------------------------------------------------- Tuần 18 tiết 90.Ngày soạn: Ngày dạy: Bài: Kiểm tra cuối học kỳ 1
Tài liệu đính kèm: