Giáo án môn Toán lớp 3 - Học kì II - Tuần 28, 29

Giáo án môn Toán lớp 3 - Học kì II - Tuần 28, 29

A. Mục tiêu.

Giúp học sinh:

q Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

q Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số.

q Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.

B. Đồ dùng dạy học.

q Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 & 2.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 15 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 3 - Học kì II - Tuần 28, 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 28
Tiết : 136
Bài dạy : SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000.
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số.
Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 & 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 135.
+ Nêu lại qui tắc so sánh các số trong phạm vi 10 000.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* So sánh các số trong phạm vi : 100 000.
a) Hoạt động 1: So sánh các số có số các chữ số khác nhau.
Mục tiêu: HS so sánh được các số khác nhau
Cách tiến hành: 
+ Viết lên bảng 99 999 ... 100 000 và yêu cầu học sinh điền dấu (> ; < ; =) thích hợp vào ô trống.
+ Vì sao em điền dấu < ?
b) Hoạt động 2: So sánh hai số có cùng chữ số.
Mục tiêu: HS so sánh dược các số có cùng chữ số
Cách tiến hành: 
+ Yêu cầu học sinh điền dấu ( ; =) vào chỗ trống : 76 200 ..... 76 199.
+ Vì sao em điền như thế?
+ Khi so sánh các số có 4 chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào?
+ Với các số có 5 chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có 4 chữ số, em nào nêu được cách so sánh các số có 5 chữ số với nhau?
Kết luận: Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp (từ trái sang phải). Nếu tới hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. Nếu tất cả các số ở các hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
+ Học sinh so sánh 76 200 ..... 100 000 và giải thích kết quả so sánh.
+ Khi có 76 200 > 76199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76 199 ..... 76 200.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Học sinh tự làm bài.
+ Học sinh lớp nhận xét bài trên bảng.
Bài tập 2.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 1. Chú ý yêu cầu học sinh giải thích cách điền các dấu điền được trong bài.
Bài tập 3.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
+ Vì sao 92386 là số lớn nhất trong các số: 83269 ; 92368 ; 29 836 ; 68932.
+ Vì sao 54370 là số bé nhất trong các số: 74203 ; 100 000 ; 54307 ; 90241.
Bài tập 4.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu HS giải thích cách xếp của mình?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
a) Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
 74152 ; 64521 ; 47215 ; 45512.
b) Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 87561 ; 87516 ; 76851 ; 78615.
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Đầu tiên ta so sánh số các chữ số với nhau, số nào có nhiều chữ số thì lớn hơn và ngược lại. Nếu bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng hàng từ trái sang phải.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 học sinh lên bảng điền dấu, cả lớp làm vào giấy nháp. 
 99 999 < 100 000.
Học sinh giải thích: Vì 99 999 kém 100 000 một đơn vị; vì 99 999 có 5 chữ số còn 100 000 là số có 6 chữ số ...
+ Học sinh điền: 76 200 > 76 199
+ Học sinh nêu ý kiến.
+ Gọi h.sinh trả lời, lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời. Lớp nhận xét và bổ sung.
+ 76 200 > 76 199 vì hai số có Hàng chục nghìn, nghìn, bằng nhau nhừng hàng trăm 2 > 1 nên 76 200 > 76 199.
+ trả lời: 76 199 < 76 200.
+ Điền dấu so sánh các số, 2 học sinh lên bảng mỗi em làm một cột, lớp làm vào vở bt. 
a) 4589 35 275
 8000 = 7999+1 99 999 < 100 000
 3527 > 3519 86 573 < 96 573
+ Học sinh nhận xét đúng, sai.
+ 1 Học sinh lên bảng khoanh tròn vào số lớn nhất trong phần a và số bé nhất trong phần b.
+ Nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
+ Vì số 92 386 là số có hàng chục nghìn lớn nhất trong các số.
+ Vì số 54 370 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh giải thích trước lớp, Giáo viên và học sinh nhận xét và bổ sung.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ,ngày tháng năm 20 .
Tuần : 28
Tiết : 137
Bài dạy : LUYỆN TẬP
Tuần : 28 Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009
Tốn
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Củng cố về so sánh các số có năm chữ số.
Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
Củng cố về phép tính với số có bốn chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng viết nội dung bài tập 1 SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 136.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. 
Bài tập 1.
+ Trong dãy số này số nào đứng sau số 99600
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 2: Yêu cầu học sinh tự làm bài, đọc bài. Hỏi: Trước khi điền dấu so sánh, chúng ta phải làm gì?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự nhẩm và viết kết quả.
Bài tập 4:Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu số em tìm được?
Bài tập 5:Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Số 99 601.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Chúng ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả của các vế. 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2009
Tốn
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Luyện ghép hình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4 SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 137.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:Yêu cầu học sinh tự làm bài, khi chữa bài y.cầu học sinh nêu qui luật của từng dãy số.
Bài tập 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài tập 2:Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài?
+ Bài toán trên thuộc thuộc dạng toán nào đã học? Học sinh tự làm bài.
Bài tập 4:Yêu cầu học sinh quan sát và tự xếp hình, có thể tổ chức cho học sinh thi xếp hình nhanh.
3. Hoạt động 2 : Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một phần, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Tìm X.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh đọc đề trong SGK.
+ Là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh xếp được hình .
Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009
Tốn
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích của các hình.
Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Các hình minh họa trong sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 138.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 Giới thiệu về diện tích của một hình. 
* Ví dụ :
+ Đưa ra hình P, hỏi: Diện tích hình P bằng mấy ô vuông?
+ Dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N, vừa thao tác vừa nói: Tách hình P thành 2 hình M và N. em hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình?
Vậy Diện tích của hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N.
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài tập 1: Gọi HS đọc các yêu cầu a, b, c trước lớp và làm bài.
Bài tập 2:Yêu cầu học sinh tự làm bài, g.viên chữa bài, nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lới.
Bài tập 3:Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình vẽ và đoán kết quả?
+ Có thể yêu cầu học sinh cắt hình B để ghép thành hình tam giác A.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Diện tích hình P bằng 10 ô vuông.
+ HS quan sát và trả lời: Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông.
+ 1 HS đọc.Học sinh làm bài và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
+ 3 à 4 Học sinh nêu kết quả phỏng đoán  ... g.
+ Học sinh trả lời theo cách tìm của mình (bằng cách đếm, thực hiện phép cộng 4 + 4 + 4 hoặc 3 + 3 + 3 + 3 hay nhân 4 x 3; 3 x 4).
+ Được chia thành 3 hàng.
+ Mỗi hàng có 4 ô vuông.
+ Hình chữ nhậ ABCD có:
 4 x 3 = 12 (ô vuông).
+ Mỗi ô vuông là 1 cm2 .
+ Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12 cm2
+ HS dùng thước đo và báo cáo kết quả: Chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm.
+ Thực hiện phép tính : 4 x 3 = 12.
+ Vài học sinh nhắc lại kkết luận.
+ Bài tập y/c tìm diện tích và chu vi HCN.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Chiều dài
5 cm
10 cm
32 cm
Chiều rộng
3 cm
4 cm
8 cm
Diện tích hình chữ nhật
5 x 3 = 15 (cm2)
10 x 4 = 40 (cm2)
32 x 8 = 256 (cm2)
Chu vi hình chữ nhật
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
(10 + 4) x 2 = 28 (cm)
(32 + 8) x 2 = 80 (cm)
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Gọi HS đọc đề và yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt.
 Chiều rộng : 5 cm.
 Chiều dài : 14 cm.
 Diện tích : ....... ?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Gọi HS đọc đề và hỏi: Em có nhận xét gì về chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật trong phần b?
+ Vậy muốn tính được diện tích của hình chữ nhật b, chúng ta phải làm gì trước?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.
+ Bài tập về nhà: Viết vào ô trống.
+ Học sinh đọc đề trong SGK, 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải.
 Diện tích của miếng bìa hình chữ nhật là :
 14 x 5 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2.
+ HS đọc đề và trả lới: Chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo.
+ Phải đổi số đo chiều dài thành xăng-ti-mét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Diện tích hình chữ nhật là:
 5 x 3 = 15 (cm2)
b) Đổi 2 dm = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là:
 20 x 9 = 180 (cm2).
+ Vài học sinh nêu lại trước lớp.
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tuần 29
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009
Tốn
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
Rèn kỹ năng tính diện tích hình chữ nhật có kích thước cho trước.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Hình vẽ trong bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 141.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1 Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Khi tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật, chúng ta phải chú ý điều gì ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài tập 2: Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập : Một học sinh đọc đề toán?
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn tính diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì?
+ Đã biết số đo chiều dài chưa?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
 Tóm tắt
 Chiều rộng : 5 cm.
 Chiều dài : gấp 2 chiều rộng.
 Diện tích : ..... ? cm.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
+ Số đo các cạnh phải cùng một đơn vị.
+ 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở .
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Chiều rộng hình chữ nhật là 5 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm diện tích hình chữ nhật.
+ Biết được số đo chiều rộng và số đo chiều dài.
+ Chưa biết và phải tính.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải.
 Chiều dài của hình chữ nhật là:
 5 x 2 = 10 (cm)
 Diện tích của hình chữ nhật là:
 10 x 5 = 50 (cm2)
 Đáp số : 50 cm 2
Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2009
Tốn
DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
Biết được qui tắc tính diện tích hình vuông khi biết số đo cạnh của nó.
Vận dụng qui tắc để tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Giáo viên chuẩn bị cho mỗi học sinh một hình vuông kích thước 3 cm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 142.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
+ Phát cho h.sinh hình vuông . Hình vuông ABCD gồm bao nhiêu ô vuông?
+ Làm thế nào để em tìm ra được 9 ô vuông?
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD?
+ Yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông 
+ Y.cầu HS thực hiện nhân 3cm x 3cm.
Giới thiệu: Muốn tình diện tích hình vuông ta lấy độ dài của một cạnh nhân với chính nó.
 Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài tập 1:Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông?Học sinh tự làm bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Gồm 9 ô vuông.
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. (như tiết 142).
+ HS thực hiện phép nhân 3 x 3 = 9cm2.
+ 3 học sinh nhắc lại kết luận.
+ 2 học sinh nhắc lại, lớp theo dõi.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài tập 2:Gọi 1 HS đọc đề toán.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài tập 3:Yêu cầu học sinh tự làm bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
Tốn
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
Rèn kỹ năng tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 143.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1; Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2: Gọi Học sinh đọc đề bài.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3: Hãy tính chu vi và diện tích của mỗi hình, sau đó so sánh chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD với chu vi và diện tích hình vuông EGHI ?
+ Theo dõi học sinh làm bài và hướng dẫn những học sinh chưa hiểu cách làm.
+ G.viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Tính d.tích hình vuông có cạnh: 7cm; 5cm.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Diện tích hình vuông là :
 7 x 7 = 49 (cm2)
b) Diện tích hình vuông là :
 5 x 5 = 25 (cm2)
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 (5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là
 5 x 3 = 15 (cm2)
 Chu vi hình vuông EGHI la
 4 x 4 = 16 (cm)
 Diện tích Hình vuông EGHI là
 4 x 4 = 16 (cm2).
 Thứ sáu ngày 3 tháng4năm 2009
Tốn
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A. MỤC TIÊU Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (cả đặt tính và thực hiện phép tính)
Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính, tính diện tích của hình chữ nhật.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 144.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng :45732 + 36194
+ Đặt tính và tính 45732 + 36194.
+ Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện 
 45732 + 36194.
+ Nêu qui tắc tính.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài tập 1:Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính?
Bài tập 2: Học sinh làm bài tương tự như bài 1.
Bài tập 3: Hình chữ nhật ABCD có kích thước như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, giảng lại về những dữ kiện à sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Thực hiện phép cộng 45732 + 36194
+ Học sinh tính và báo cáo kết quả.
+ Học sinh lần lượt nêu các bước tính như sách giáo khoa để có kết quả .
+ Y.cầu chúng ta thực hiện tính cộng các số.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ HS làm xong nêu cách tính của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Thực hiện các yêu cầu như bài tập 1.
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 9cm và chiều rộng là 6cm.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 28&29.doc