Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 9

Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 9

2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông

- Giáo viên vẽ góc vuông lên bảng ® Đây là góc vuông AOB. Giới thiệu góc đỉnh O, cạnh OA, OB.

- Tiếp tục cung cấp góc không vuông

3. Giới thiệu ê-ke :

- Giáo viên nêu cấu tạo ê-ke

- Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông, không vuông.

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học Lớp 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9: 
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
TOÁN GÓC VUÔNG,GÓC KHÔNG VUÔNG
I.MỤC TIÊU : 
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu)
II. ĐỒ DÙNG :	 Ê-ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	B. Kiểm tra bài cũ : Học sinh lên giải bài 3.
	C. Bài mới : 1. Giới thiệu về góc
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-	Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất.
-	Yêu cầu quan sát tiếp đồng hồ thứ 2, thứ 3
-	Học sinh xem hình ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành một góc.
-	GV vẽ 2 kim gần như 2 tia SGK
 -GV mô tả -Giáo viên đưa hình vẽ góc :
-	HS quan sát có biểu tượng: Hai cạnh xuất phát từ 1 điểm.
	A	M	C	
O	 B P 	 N E D
Vẽ tia OM, ON chung đỉnh góc O. Ta có đỉnh O, cạnh OM, ON.
 Hdẫn HS đọc tên các góc : Góc đỉnh O, cạnh ON, OM
	N
	O	M
2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
-	Giáo viên vẽ góc vuông lên bảng ® Đây là góc vuông AOB. Giới thiệu góc đỉnh O, cạnh OA, OB.
	 -2 HS đọc tên đỉnh và các 
cạnh của góc AOB. A
	 	 O	 B
-	Tiếp tục cung cấp góc không vuông 
3. Giới thiệu ê-ke :
-	Học sinh xem ê-ke
-	Giáo viên nêu cấu tạo ê-ke
-	HS chỉ ê-ke của mình.
-	Dùng ê-ke kiểm tra góc vuông, không vuông.
-	Chỉ 2 góc không vuông.
4. Thực hành :
* Bài 1 : Nêu 2 tác dụng :
-	Kiểm tra G/Vuông GV thao tác
-	HS kiểm tra 4 góc HCN ở SGK.
-	Dùng ê-ke vẽ góc vuông.
-	Vẽ theo mẫu SGK.
-	HS tự vẽ đỉnh M, cạnh MC , MD 
* Bài 2 : (dòng 3 dòng 1) Treo bảng phụ, 
-	HS quan sát 
- Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông;
- Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông .
* Bài 3 : Tương tự bài 2.
* Bài 4 : Hình bên có bao nhiêu góc ?
-	HS quan sát khoanh vào vở 6 góc
-	Dùng ê-ke kiểm tra , đánh dấu vào GV.
-	Có 4 góc vuông
3.Củng cố - Dặn dò: 
 - Học sinh nhắc lại cách vẽ góc vuông, góc không vuông.
- Về nhà luyện vẽ góc vuông, góc không vuông.
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2009	
TOÁN: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG ÊKE
I.MỤC TIÊU : 
- Biết sử dụng ê kê để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG :	 Ê-ke
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra : 
-	Học sinh làm bài tập 3
-	Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
3. Bài mới :
* Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O.
- Học sinh tự vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B
-	Yêu cầu HS kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2 : Gọi 1 học sinh đọc đề
-	Hình bên phải có mấy góc vuông ?
-	Học sinh quan sát, tưởng tượng có thể dùng ê-ke để kiểm tra đếm số góc vuông và trả lời.
* Bài 3 : Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ các hình nào ?
-	HS quan sát hình vẽ SGK, chỉ 2 miếng bìa 1 và 4, 2 và 3, ghép lại để được góc vuông như hình A hoặc B.
-	Học sinh thực hành ghép.
* Bài 4 : Dành cho hs giỏi
- Học sinh thực hành gấp giấy tạo góc vuông.
-	Giáo viên kiểm tra từng học sinh.
4. Củng cố, dặn dò :
-	Củng cố kiến thức mới học.
-	Luyện thêm về góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm2009
TOÁN: ĐỀ-CA-MÉT, HÉC-TÔ-MÉT 
I.MỤC TIÊU :
- Biết tên gọi,kí hiệu của đề- ca- mét, héc- tô- mét .
- Biết quan hệ giữa héc- tô- mét và đề- ca- mét
-Biết đổi từ đề -ca –mét,héc tô- mét ra mét .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 18m = ............. dm;	1km 	= .................m
 7m = ............. cm 6cm 	= .................mm
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ở lớp 2 các em đã học đơn vị đo độ dài nào ?
	Mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét, ki-lô-mét.
2. GT đơn vị đo độ dài dam, hm
-	Giáo viên giới thiệu : Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Đề-ca-mét viết tắt là dam.
-	Đọc : đề-ca-mét
	1 dam = 10m
-	Đọc : 1 đề-ca-mét bằng 10 mét
-	Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài.
	Héc-tô-mét viết tắt là hm.
-	Đọc : Héc-tô-mét
	1 hm = 100m
	1 hm = 10 dam
- Vài HS đọc lại, đồng thanh ghi nhớ.
-	GV ước lượng thực tế 1dam, 1hm.
3. Thực hành :
* Bài 1(dòng 1,2,3)
-	Hướng dẫn học sinh làm cột 1.
-	Viết bảng : 1hm = .........m
-	Hỏi : 1hm bằng bao nhiêu mét ?
-	1hm = 100m
-	Vậy điền số 100 vào chỗ chấm.
-	2 học sinh lên bảng làm.
-	Yêu cầu học sinh tự làm tiếp.
-	Lớp làm bài vào vở.
* Bài 2 (dòng 1,2)
-	Nhận xét, chữa bài.
a. Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc lại mẫu SGK.
-	Học sinh nêu yêu cầu bài.
-	Hướng dẫn tương tự bài 1.
® 4dm = 40m.
-	Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
-	Học sinh dựa vào kết quả câu a để trả lời miệng 2 câu tiếp.
	7dam = 70m , 9dam = 90m
* Bài 3 : (dòng 1,2)
-	Học sinh quan sát mẫu, yêu cầu học sinh đọc mẫu. Tự làm, chữa bài.
-	HS quan sát mẫu, làm bài
4. Củng cố, dặn dò :
 Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I.MỤC TIÊU :
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại .
- Biết mối quan hệ giữa các đợn vị đo thông dụng (km và m; mvà mm) .
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng kẻ như khung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	B. Kiểm tra bài cũ : 2 học sinh lên bảng làm bài 2b.
	C. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bảng đo độ dài từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
-	GV chú ý đơn vị cơ bản nhất là mét.
-	HS nêu đơn vị đo độ dài đã học và điền vào bảng kẻ sẵn hoàn thiện như SGK.
-	Điền mét vào giữa bảng, ký hiệu : m
	Học sinh nhận xét đơn vị nhỏ hơn mét, đơn vị lớn hơn mét
-	Học sinh điền bên phải đơn vị m.
-	Học sinh điền bên trái đơn vị m.
-	Học sinh nêu quan hệ giữa các đơn vị đo	
-	Qua bảng đơn vị đo độ dài , em có rút ra nhận xét gì ?
-	Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp, kém nhau 10 lần. 
-	Cho HS nhận biết : 1km = 1.000m
	 1m 	= 1.000m	
-	Học sinh đọc nhiều lần để ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài vừa lập.
2. Thực hành 
* Bài 1 (dòng 1,2,3) Yêu cầu học sinh tự làm
-	2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở. 
	Chữa vài ý khó: 1m = 100cm,1m = 1000mm
-	Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 (dòng 1,2 3) Hướng dẫn học sinh làm như bài 1.
-	Học sinh lần lượt làm từng câu của bài.
-	HS nêu sự liên hệ giữa hai đơn vị.
	1hm = 100m Þ 8hm = 800m
* Bài 3 : (dòng 1,2 )Viết bảng 32dm x 3 = ....
-	1 học sinh đọc đề và mẫu
-	Hỏi : Muốn tính 32dm nhân 3 ta làm như thế nào ?
-	Ta lấy 32 nhân 3 được 96, viết 96, sau đó viết kí hiệu đơn vị dm vào
-	Yêu cầu học sinh tự làm bài tiếp.
-	Học sinh tự làm bài tiếp.
3. Củng cố, dặn dò :
-	Đổi vở chấm chéo.
-	Củng cố kiến thức bài về chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
 TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : 
- Bước đầu biết đọc,viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia ).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra học sinh đoc học thuộc bảng đơn vị đo độ dài chưa ? 
	B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài tập 1b (dòng 1,2 3) 
-	GV hướng dẫn học sinh một bài mẫu.
-	Học sinh theo dõi, trả lời.
-	Viết lên bảng 3m2dm = ..............dm
-	Yêu cầu học sinh đọc.
-	Đọc : 3 mét 2 đề-xi-mét.
-	Muốn đổi 3m2dm thành dm, ta đổi:
	+ 3m bằng bao nhiêu dm ?
-	3 m bằng 30dm.
	+ Vậy 3m2dm bằng 30dm cộng 2dm bằng 32dm.
-	Thực hiện phép cộng 
	30dm + 2dm = 32dm.
® Vậy khi muốn đổi số đo có 2 đơn vị thành số đo có một đơn vị, ta làm như thế nào ?
-	... Ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
-	Yêu cầu học sinh tiếp tục làm các thành phần còn lại của bài.
-	Học sinh tự làm bài tập.
-	Chữa bài.
2. Bài tập 2
-	Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
-	1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-	Gọi 2 học sinh lên bảng làm.
-	2 học sinh lên bảng giải.
-	Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện 
-	Học sinh dưới lớp làm vở bài tập.
3. Bài tập 3 (cột 1)
-	Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
-	Viết lên bảng 6m3cm........ 7m.
-	So sánh các số đo độ dài và điền dấu so sánh vào chỗ chấm.
-	Yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho kết quả so sánh. Vì sao ?
C. Củng cố dặn dò : - Về luyện thêm về các số đo độ dài.
-	6m3cm < 7m
	Vì 6m và 3cm = 603cm; 7m = 700cm
	® 603 cm < 700cm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_hoc_lop_3_tuan_9.doc