- Các em đã sẵn sàng chưa. 1 phút bắt đầu.
- Các đội chơi xong GV phân định thắng thua, tuyên dương:
+ Đọc bài và nhận xét giúp cô các bạn đội. làm đúng chưa? (HS đọc phép tính trong con ong và kết quả nối trong bông hoa, đọc đến phép tinh nào nhận xét đ/s luôn.
+ GV: Như vậy đội. đã làm đúng và rất nhanh. Còn đội. thì sao? (HS nx đ/s chung bài đội 2, ko cần đọc phép tính)
+ GV yêu cầu HS nhận xét đội nhanh hơn, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội còn lại.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại bảng nhân 8
*GV giới thiệu bài: Cô thấy các em vận dụng rất tốt phép tính trong bảng nhân 8 để tham gia chơi trò chơi. Như vậy các em đã rất thuộc bảng nhân 8. Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 -> GV viết tên bài lên bảng
2. Bài mới
a. Hình thành bảng chia 8
- Để chuẩn bị cho giờ học, cô đã dặn cả lớp mỗi bạn chuẩn bị cho cô 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Các em đã chuẩn bị chưa, để lên bàn và kiểm tra xem mình lấy đúng chưa.
- Cô thấy các em đã chuẩn bị đồ dùng rất đúng đấy! Các em xếp 3 tấm bìa thành 1 hàng phía trước mặt giúp cô nào.
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 3 BẢNG CHIA 8 I. Mục tiêu: - Học sinh bước đầu thuộc bảng chia 8, vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8). - HS có ý thức tự phục vụ, tự quản. - Học sinh tự tin trao đổi ý kiến của mình trước lớp. II. Đồ dùng dạy – học - Máy chiếu, phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Chúng ta bắt đầu vào giờ học nhé! - Trước khi vào học bài mới, cô trò mình cùng khởi động qua một trò chơi nhé! Các em có muốn cùng cô chơi trò chơi ko? - Trò chơi có tên “Ong tìm hoa”. Cô cần hai đội chơi, mỗi đội gồm 4 bạn. Những bạn nào xung phong chơi nào? (GV gọi 8 HS chia hai đội xếp hai hàng, mỗi hàng 4 HS) - Các đội chơi và cả lớp chú ý nghe cô hướng dẫn trò chơi nhé! (GV dán lên bảng 2 bảng phụ, trong mỗi bảng phụ đều vẽ 1 cây có hai bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa trong mỗi bông viết tích của 1 phép tính trong bảng nhân 8. Xung quanh cây hoa là hình các chú ong (mỗi tranh 10 chú) trên thân các chú ong viết các phép nhân 8 (ko ghi kết quả) - Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, bên cạnh đó có những chú Ong chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhiệm vụ của các em là giúp các chú ong tìm đúng kết quả của phép tính. Khi có hiệu lệnh của cô mỗi bạn trong mỗi đội chơi sẽ truyền tay nhau bút để lần lượt lên nối phép tính ở con ong với kết quả đúng trên cánh hoa. Trong thời gian 1 phút đội nào nối được nhanh và đúng các phép tính đội đó sẽ giành phần thắng nhé! - GV chỉ vào tranh vừa dán lên bảng: tranh vẽ này là phần chơi của các bạn đội còn tranh vẽ phía bên này (GV gắn tranh 2) là phần thi của các bạn đội - Các em đã sẵn sàng chưa. 1 phút bắt đầu. - Các đội chơi xong GV phân định thắng thua, tuyên dương: + Đọc bài và nhận xét giúp cô các bạn đội... làm đúng chưa? (HS đọc phép tính trong con ong và kết quả nối trong bông hoa, đọc đến phép tinh nào nhận xét đ/s luôn. + GV: Như vậy đội... đã làm đúng và rất nhanh. Còn đội... thì sao? (HS nx đ/s chung bài đội 2, ko cần đọc phép tính) + GV yêu cầu HS nhận xét đội nhanh hơn, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội còn lại. - GV yêu cầu 1 HS đọc lại bảng nhân 8 *GV giới thiệu bài: Cô thấy các em vận dụng rất tốt phép tính trong bảng nhân 8 để tham gia chơi trò chơi. Như vậy các em đã rất thuộc bảng nhân 8. Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 -> GV viết tên bài lên bảng 2. Bài mới a. Hình thành bảng chia 8 - Để chuẩn bị cho giờ học, cô đã dặn cả lớp mỗi bạn chuẩn bị cho cô 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Các em đã chuẩn bị chưa, để lên bàn và kiểm tra xem mình lấy đúng chưa. - Cô thấy các em đã chuẩn bị đồ dùng rất đúng đấy! Các em xếp 3 tấm bìa thành 1 hàng phía trước mặt giúp cô nào. - Cô cũng có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn (GV vừa nói vừa bấm để xuất hiện 3 tấm bìa trên bảng, 3 tấm bìa sát vào nhau), Cho cô biết mỗi chúng ta có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Vì sao em biết có 24 chấm tròn? -> Đúng rồi, như vậy 8 được lấy 3 lần ta có 8 x 3 = 24, chúng ta đã biết rất rõ qua việc lập các phép nhân 8 ở giờ học trước đúng ko? -> bấm phép tính hiện lên - GV yêu cầu HS đọc - GV: Cả lớp chủ ý và làm theo cô này, Cô có bài toán sau: có 24 chấm tròn, cô chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn (GV bấm cho ba tấm bìa tách nhau ra – HS làm theo) ta được mấy tấm bìa như vậy ? - Vì sao em biết có 3 tấm bìa ? - Bạn nào có ý kiến khác không? -> GV khẳng định cách làm hay, yêu cầu HS đọc lại phép tính tìm số tấm bìa-> bấm phép tính lên bảng. GV bấm hiện 2 phép tính thẳng nhau 8 x 3 = 24 24 : 8 = 3 - GV yêu cầu 3-4 HS đọc lại 2 phép tính - Các em thấy hai phép tính này có gì liên quan với nhau ko? - GV: Rất đúng. Lấy tích 24 ở phép nhân, chia cho thừa số 8 được thương là thừa số 3. Đây là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia mà chúng ta cũng đã được tìm hiểu rất kĩ khi lập bảng chia 2, 3, 4, 5, 6. - Vậy bạn nào có thể nêu lại rõ hơn mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia nào? - GV nhận xét, khen ngợi - Các em thấy rằng từ phép nhân 8 x 3=24 ta lập được phép chia 24 : 8=3. Có nghĩa là từ 1 phép nhân 8 ta có thể viết được phép chia 8 -> viết 24 : 8=3 (bấm phép tính xuất hiện ở phần cột bảng chia 8) - Từ phép nhân 8 x2= 16 ta lập được phép chia 8 nào? (bấm pt 16: 8 =2 vào cột) - GV nhận xét, khen ngợi - Làm thế nào để tìm được kết quả phép chia 8 : 8 ? (8x1=8 vậy 8:8=1 – bấm pt vào cột) - GV nhận xét, khen ngợi - GV yêu cầu HS đọc lại 3 phép tính GV vừa viết. - Cô thấy dựa vào phép nhân 8, các em đã viết được phép chia 8 rất tốt. Vậy bây giờ dựa vào bảng nhân 8 chúng ta cùng lập các phép tính còn lại của bảng chia 8 nhé! (Kĩ thuật khăn trải bàn) - Gv dán phiếu lên bảng vừa chỉ vừa nói: - Cô có phiếu bài tập được chia thành 4 ô riêng ở 4 góc của tờ phiếu, ở giữa là một ô vuông to. Chúng ta sẽ thảo luận theo nhóm 4 như đã được phân công như những các giờ học trước. Mỗi cá nhân sẽ dựa vào bảng nhân 8 đã học để viết các phép chia 8 vào ô cá nhân của mình trong thời gian 2 phút. Hết thời gian nhóm trưởng sẽ tập trung ý kiến đúng nhất của cả nhóm lại và thống nhất viết vào ô chung, phần viết chung sẽ là 1 phút. Các em đã rõ yêu cầu chưa? - Bây giờ cô mời trưởng nhóm lên nhận đồ dùng học tập, nhóm 1,2,3 làm phiếu nhỏ, nhóm 4 làm phiếu lớn nhé! (PHÁT giấy bút cho HS). - 2 phút dành cho các nhóm bắt đầu. - Cô mời trưởng nhóm 4 trình bày báo cáo kết quả thảo luận làm việc của nhóm mình. - Cô mời các nhóm khác nhận xét nào. ? Như vậy từ các phép tính trong bảng x 8, các em viết được mấy phép chia 8 ? - Cô cũng nhất trí với các em, từ 10 phép nhân 8 chúng ta lập được 10 phép chia tương ứng, và cô xin giới thiệu: đây là bảng chia 8 ( CHIẾU bảng chia 8 đc viết theo thứ tự, các phép tính đc viết tiếp theo 3 phép tính 8: 8, 16: 8, 24: 8 đã viết) -> Gọi 1 HS đọc lại ? em có nhận xét gì về SBC trong bảng chia 8 (chỉ tay) ? Các SBC trong bảng chia 8 là thành phần nào của phép x trong bảng nhân 8 ? - GV nói: Số chia đều giống nhau và đều là 8 ? Còn thương trong các phép chia này có đặc điểm gì? ?Thương là thành phần nào trong bảng nhân 8? GV: Cô thấy các em đã phát hiện được đặc điểm của bảng chia 8, Bây giờ chúng ta cùng nhẩm thuộc trong thời gian 2 phút - GV KTra học thuộc theo cách xóa dần bảng: L1: Xóa các SBC L2: Xóa các thương: 1,3,5,7,9 L3: SC L4: Xóa sạch - Gv tổ chức 2 HS thi đọc thuộc bảng chia 8. CHUYỂN: Cô trò mình đã xây dựng được bảng chia 8. Để giúp các em vận dụng tính và giải toán tốt, chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập. Cả lớp mở vở và sgk đồng thời cất thẻ chấm tròn gọn gàng. b. Luyện tập Bài 1: - Bài 1 yêu cầu gì? - Các em đã rõ yêu cầu của bài chưa, bây giờ cả lớp làm bài vào vở ô li - GV viết nhanh 4 cột tính lên bảng - Bạn nào xung phong chữa bài 1: Bạn viết kết quả 2 cột tính đầu, bạn viết kq các cột tính còn lại. - Nhận xét bài các bạn ? Vì sao em tìm được 0 : 8 = 0 --> GV: Đúng rồi. Điều này các em đã biết khi học lớp 2. ? Nhìn vào bài cho cô biết: Phép tính nào không có trong bảng chia 8? - GV chỉ 2 phép tính 56 : 7 và 56 : 8 và hỏi: Em có nhận xét gì về hai phép tính này? - GV: Rất tốt. Dựa vào phát hiện này các em có thể tìm thương lớn nhất và thương nhỏ nhất của các phép chia có SBC bằng nhau. - Trong bài này, em vận dụng kiến thức nào để tính nhẩm nhanh - HS đổi chéo vở kiểm tra, 2 HS ở 2 bàn khác nhau báo cáo bài làm - Cô khen lớp mình làm bài rất tốt. Chúng ta tiếp tục chuyển sang bài 2 Bài 2 - Đọc yêu cầu bài 2 - BT 2 có 4 cột tính, tương tự như bài tập 1, các em hãy hoàn thành bài 2 vào vở. - GV viết nhanh bài lên bảng. Cô mời 2 bạn lên bảng điền kqua cho cô, mỗi bạn 2 cột - Những bạn nào làm xong bài giơ tay. Tất cả chúng ta đã xong, bây giờ các em cùng nhìn lên bảng, đọc và nhận xét bài của bạn - Làm thế nào để tính nhẩm nhanh - Đọc cho cô các phép tính ở cột 1. - Em thấy các phép nhân chia này có mối liên quan nào không? -> GV: Bài tập 2, lần nữa cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Từ 1 phép nhân chúng ta lập được 2 phép chia và nếu như khi các em quên kết quả của phép chia thì các em có thể dựa vào phép nhân để tìm kết quả đó. CHUYỂN: Qua 2 bài tập, cô thấy các em tính nhẩm rất tốt. Để xem các em vận dụng bảng chia 8 vào giải toán có tốt như vậy không. Chúng ta cùng làm bài tập 3 Bài 3 - Gọi học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì? - Bài toán hỏi gì? - Y/c học sinh suy nghĩ và giải toán - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV đánh giá, nhận xét. Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán - Cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm lên thực hiện trên bảng. - GV nhận xét + khen thưởng. 3. Củng cố - Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong tất cả các bài tập, cô thấy cả lớp làm bài rất tốt. Vậy giờ học toán hôm nay chúng mình đã được ôn lại và biết thêm những kiến thức gì? Chúng ta hãy suy nghĩ và viết suy nghĩ của mình vào trong phiếu cô đã phát lúc đầu giờ trong thời gian 2 phút, sau đó cô dành cho các em 1 phút lên bảng để trình bày suy nghĩ của mình nhé! - HS trình bày - GV khen ngợi. - GV tuyên dương HS tích cực trong giờ học. - VN ôn kĩ lại bảng chia 7 và chuẩn bị cho bài học tiếp theo - 8 HS xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 4 hs - HS lắng nghe - HS dưới lớp cổ vũ, GV theo dõi - HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở - HS lắng nghe - 24 chấm tròn - 8 được lấy 3 lần là 8 x 3 = 24 - 2 HS đọc lại phép tính nhân vừa viết - 3 tấm bìa như vậy - vì em đếm trên mặt bàn có 3 tấm bìa - 24 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa 8 chấm tròn, em lấy 24: 8 =3, tức là 3 tấm bìa - 3-4 HS đọc lại 2 phép tính - Lấy tích 24 ở phép nhân chia cho thừa số 8 được thương là thừa số 3 - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc lại 3 phép tính GV vừa viết - HS lắng nghe - HS lên nhận đồ dùng - Các nhóm bắt đầu - HS báo cáo - 2-3 nhóm nhận xét - 10 phép chia - 1 HS đọc lại - là 1 dãy số đếm thêm 8 từ 8 đến 80 - tích - dãy số đếm thêm 1 từ 1 đến 10 - Học sinh đọc đề bài. - HS làm bài - HS nhận xét - vì 0 chia cho 1 số được KQ là 0 - 56 : 7 và 56 : 8 - SBC của hai phép chia này bằng nhau, số chia nào nhỏ hơn thì thương sẽ lớn hơn. - bảng chia 8 - HS đổi vở - Tính nhẩm - HS lên bảng điền kết quả - dựa vào các bảng nhân, chia đã học - 1 HS đọc - Em thấy khi ta lấy tích chia thừa số này đc thừa số kia - 1 HS đọc - Có 32 m vải được cắt thành 8 mảnh bằng nhau - Mỗi mảnh vải dài bao nhiêu m? - Học sinh làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài Giải: Mỗi mảnh vải dài số m là: 32 : 8 = 4 ( m ) Đáp số: 8 m - HS đọc Tóm tắt Có: 56 học sinh Mỗi hàng: 7 học sinh Xếp: ...hàng? - HS thảo luận Bài giải Xếp được số hàng là: 56 : 7 = 8 (hàng) Đáp số : 8 hàng - Lắng nghe. - HS lắng nghe - dự kiến:Hôm nay em đã đc biết thêm kiến thức mới là các phép chia trong bảng chia 7, sau đây em xin đọc lại
Tài liệu đính kèm: