A/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: - Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Ap dụng để giải toán có lời văn.
b) Kĩ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1)
2. Bài cũ: Luyện tập.(3)
- Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30
Anh văn Bài 25 Giáo viên bộ môn giảng dạy Thể dục Bài 25 Giáo viên bộ môn giảng dạy Toán So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn A/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Aùp dụng để giải toán có lời văn. b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Luyện tập.(3’) - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. - Gv nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.( 5’) MT: Giúp HS biết được cách so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn . a) Ví dụ. - Gv nêu bài toán. - Gv : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. - Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới? - Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên? b) Bài toán. - Gv yêu cầu Hs đọc bài toán. + Mẹ bao nhiêu tuổi? + Con bao nhiêu tuổi? + Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? + Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải. Bài giải. Tuổi mẹ gấp tuổi con là: 30 : 6 = 5 (lần) Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Đáp số: 1/5. HĐ2: Làm bài 1, 2.(13’) MT: Giúp cho Hs biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 1. Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng. Gv hỏi: + 6 gấp mấy lần 2? + Vậy 2 bằng một phần mấy 6 ? Gv mời Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT. Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. Gv chốt lại. Bài 2: GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài. Gv hỏi: + Bài toán thuộc dạng toán gì? Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài. Gv nhận xét . HĐ3: Làm bài 3.( 7’) MT: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn. Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. Gv yêu cầu Hs quan sát hình a) và nêu số hình vuông , số hình tam giác có trong hình này. Số hình tam giác gấp mấy lần số hình vuông ? Vậy trong hình a), số hình tam giác bằng một phần mấy số hình vuông? Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại. Hai Hs lên bảng làm bài. Gv nhận xét, chốt lại. b. Số hình vuông gấp 2 lần số hình tam giác . c .Số hình vuông gấp 3 lần số hình tam giác . * HĐ4: Củng cố .(5’) - MT: Giúp Hs biết áp dụng vào để giải toán có lời văn. - Gv chia HS cả lớp thành 8 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs. - Gv cho các nhóm thi làm bài. Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng. * Bài toán: Trong thùng có 56 lít dầu, trong can có 8 lít dầu. Hỏi số lít dầu trong can bằng một phần mấy số lít dầu trong thùng? - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. HT : Lớp , cá nhân . Hs đọc lại đề toán: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB . Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới. Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên. Hs đọc đề bài toán. Mẹ 30 tuổi. Con 6 tuổi. Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần. Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Hs nhận xét . Sửa bài vào vở . PP: Luyện tập, thực hành. HT:Thi đua cá nhân , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đọc. 6 gấp 3 lần 2. 2 bằng bằng 1/3 của 6. Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT. Hs cả lớp nhận xét bài của bạn. Hs chữa bài đúng vào VBT. Hs đọc yêu cầu của bài. Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Hs làm bài vào VBT. Giải Số HS cả lớp gấp số HS giỏi : 35 : 7 = 5 ( lần ) Số HS giỏi bằng 1/5 số HS cả lớp . Đáp số : 1/5 . PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng. Số hình vuông gấp 2 : 1 = 2 lần số hình tam giác . Số hình tam giác bằng 1/2 số hình vuông . Cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng làm. Cả lớp nhận xét bài của bạn. Hs nhận xét . Hs sửa bài vào vở . PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT:Nhóm , lớp . Các nhóm thi đua làm bài. Giải Số lít dầu trong thùng gấp số lít dầu trong can : 56 : 8 = 7 (lần) Vậy số lít dầu trong can bằng 1/7 số lít dầu trong thùng . Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò.(1’) Tập làm lại bài2,3. Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét tiết học. Toán Luyện tập A/ Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố cho HS - Thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn. - Tìm một trong các phần bằng nhau của số. - Giải toán bằng hai phép tính. - Xếp hình theo mẫu. b) Kỹ năng: Làm toán đúng, chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Phấn màu, bảng phụ . * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.(3’) Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2, 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ * HĐ1: Làm bài 1.(7’) - MT: Củng cố cho Hs thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng. - Gv hỏi: + 12 gấp mấy lần 3? + Vậy 3 bằng một phần mấy 12 ? - Gv mời Hs lên bảng làm. - GV yêu cầu Hs làm các phần còn lại vào VBT. - Gv nhận xét. * HĐ2: Làm bài 2, 3.(13’) -MT: Giúp cho Hs biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Giải toán bằng hai phép tính. Bài 2: - Mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì? + Muốn biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống, ta phải biết điều gì? +Gv yêu cầu Hs tìm số gà mái. + Vậy số gà mái gấp mấy lần số gà trống? + Vậy số gà trống bằng một phần mấy số gà mái? - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 3: - Gv mời Hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm. * HĐ3: Làm bài 4 .(5’) - MT:Giúp cho Hs biết xếp hình theo mẫu. Bài 4: - GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm - GV cho Hs chơi trò “ Ai xếp hình nhanh”. Yêu cầu trong 5 phút nhóm nào xếp hình xong đúng, thì chiến thắng. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng nhóm đó thắng cuộc . PP: Luyện tập, thực hành. HT: Nhóm, cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đọc. 12 gấp 4 lần 3. Vậy 3 bẳng ¼ của 12. Hs làm vào VBT. Hs đứng lên trả lời. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Ta phải biết số gà mái gấp mấy lần số gà trống . Ta phải biết có bao nhiêu con gà mái. Số con gà mái 24 + 6 = 30con. Số gà mái gấp 30 : 6 = 5 lần số gà trống. Số gà trống bằng 1/5 số gà mái. Hs làm bài vào VBT. Giải Số con gà mái có là: 6 + 24 = 30 (con) Số con gà mái gấp số con gà trống là: 30 : 6 = 5 (lần) Vậy số con gà trống bằng 1/5 số con gà mái. Đáp số: 1/5 lần. Một Hs lên bảng làm bài. Hs nhận xét. HS chữa bài đúng vào VBT. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm vào VBT. Giải Số ô tô dã rời bến : 40 : 8 =5 (ôtô) ở bến xe còn lại là: 40 – 5 = 35 (ôtô) Đáp số : 35 ôtô. Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét . Hs chữa bài vào VBT. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. HT: Nhóm , lớp . Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs chia thành hai nhóm. Hs chơi trò chơi xếp hình. Hs nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò.(1’) Tập làm lại bài.3 , 4 . Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét tiết học. Thứ tư , ngày 01 tháng 12 năm 2004 Toán Bảng nhân 9 A/ Mục tiêu: Kiến thức: - Thành lập bảng nhân 9 và học thuộc lòng bảng nhân này. - Aùp dụng bảng nhân 9 để giải bài toán có lời văn bằng phép tính nhân. - Thực hành đếm thêm 9. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Các tấm bìa, bảng phụ viết sẵn bảng nhân 9 không ghi kết quả, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Luyện tập.(3’) Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3 , 4. Một Hs đọc bảng nhân 8. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * HĐ1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng nhân 9.(8’) - MT:Giúp Hs bước đầu thành lập được bảng nhân 9 . - Gv gắn một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn? - 9 hình tròn được lấy mấy lần? -> 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 9 x 1 = 9. - Gv gắn tiếp hai tấm ... ố 63. Con lấy 36 - 9 , hay 63 – 36 = 27 Hai nhóm thi làm bài. 9 18 27 36 45 54 63 72 81 90 Đại diện 2 nhóm lên điền số vào. Hs nhận xét. Hs sửa vào VBT . 5. Tổng kết – dặn dò.(1’) Học thuộc bảng nhân 9. Làm bài 2,3. Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét tiết học. Toán LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu: Kiến thức: - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 9. - Aùp dụng bảng nhân 9 để giải toán.- Ôn tập các bảng nhân từ 2 đến 9. b) Kĩõ năng: Hs làm đúng, chính xác các bài tập. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, VBT. * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Bảng nhân 9 . (3’) Gọi 3 học sinh đọc bảng nhân 9. Một Hs làm bài tập 3. Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * HĐ1: Làm bài 1, 2.(10’) - MT: Giúp Hs củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẫm, tính giá trị biểu thức. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm bài. - Gv mời Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trong khung ở phần a). - Tiếp tục Gv mời 8 Hs đọc kết quả của phần b). - Gv hỏi: Các em có nhận xét gì về kết quả , các thừa số , thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân ví dụ như 9 x 2 và 2 x 9 => Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Bài 2: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia. - Yêu cầu Hs cả lớp tự suy nghĩ và làm bài. - Gv mời 4 Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại. * HĐ2: Làm bài 3.(7’) MT: Củng cố cách giải toán có lời văn. - Gv mời Hs đọc đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Lớp 3E có mấy tổ ? + Tổ một có bao nhiêu bạn? + Còn ba tổ còn lại thì sao? + Bài toán hỏi gì? - Gv yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại: * HĐ3: Làm bài 4.(8’) - MT: Giúp cho Hs viết kết quả phép nhân vào ô trống. - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv mời 1 Hs đọc các số của dòng đầu tiên. - Gv hỏi: + 7 nhân 1 bằng mấy? - Ta viết 7 vào cùng dòng với 7 và thẳng cột với 1. + 7 nhân 4 bằng mấy? - Vậy ta viết 28 vào ô cùng dòng với 7 và thẳng cột với 4. - Gv yêu cầy Hs làm các phần còn lại. - Gv nhận xét, chốt lại. * HĐ4: Củng cố. (5’) -MT: Củng cố cho Hs điền các dấu ( ) vào ô trống. Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”. Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ chiến thắng. . Điền dấu ( ) vào chỗ chấm. 7 x 9 9 x 7 4 x 9 2 x 4 x 2. 6 x 9 9 x 5 3 x 9 6 x 4. Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Nhóm, cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm vào VBT. Hs nối tiếp nhau đọc kết quả tronng khung . HS tiếp nối nhau đọc kết quả cho đến hết . Hai phép tính có cùng kết quả bằng 18. Các thừa số giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau. HS nhận xét, kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs nhắc lại. Hs cả lớp làm bài. 9 x 4 + 9 = 36 + 9 ; 9 x 6 + 9 = 54 + 9 = 45 = 63 9 x 5 + 9 = 45 + 9 ; 9 x 7 + 9 = 63 + 9 = 54 = 72 Hs lên bảng sửa bài. Hs cả lớp nhận xét. Hs chữa bài vào VBT. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Có 4 tổ .. Tổ một có 8 bạn .. Mỗi tổ có 9 bạn . . Hỏi lớp 3E đó có bao nhiêu bạn ?. Hs làm vào VBT. Giải Ba tổ có : 9 x 3 = 27 (bạn) Lớp 3E có tất cả : 27 + 8 = 35(bạn) Đáp số : 35bạn . Một HS lên sửa bài. Hs nhận xét bài lám của bạn. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. HT: Lớp , cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đọc. 7 x 1 = 7 7 x 4 = 28. Hs nối tiếp lên bảng điền các kết quả vào bảng. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.. Hs các nhóm thi đua làm bài. 7 x 9 = 9 x 7 ; 4 x 9 > 2 x 4 x 2 6 x 9 > 9 x 5 ; 3 x 9 > 6 x 4 Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò.(1’) Xem lại bài Chuẩn bị : Gam. Nhận xét tiết học. Thứ sáu , ngày 03 tháng 12 năm 2004 Toán GAM A/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki- lô-gam. - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. - Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. - Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu . * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Luyện tập.(3’) Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2 , 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * HĐ1:Giới thiệu cho HS về gam .(5’) MT:Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam. - Gv yêu cầu Hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học. - Gv đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân nặng 1kg, một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1kg. - Thực hành cân gói đường và yêu cầu Hs quan sát. + Gói đường như thế nào so với 1kg? + Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa? - Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là(g) , đọc là gam. - Gv giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g. - Gv : 1000g = 1kg. - Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho Hs đọc cân nặng của gói đường. - Gv giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân. * HĐ2: Làm bài 1, 2.(7’) -MT: Giúp Hs biết đọc kết quả khi cân nặng bằng đĩa cân hay cân đồng hồ. Cho học sinh mở vở bài tập: Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật. - Gv hỏi: + Hộp bút cân nặng bao nhiêu gam? +2 quả bắp cân nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết 2 quả bắp cân nặng 700g? Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Hs đứng lên đọc kết quả - Gv nhận xét, chốt lại Bài 2: - Mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hỏi: + Quả dứa nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết? - Yêu cầu Hs tự làm. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại: * HĐ3: Làm bài 3.(5’) - MT: HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. Bài 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu Hs tính. - Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại vào VBT. Năm Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chối lại. . * HĐ4: Làm bài 4, 5.(13’) - MT: Giúp cho Hs biết giải toán có lời văn có các số đo khối lượng. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Chai nước khoáng cân nặng bao nhiêu gam? +Vỏ chai cân nặng bao nhiêu gam ? + Muốn tính khối lượng nước bên trong chai ta làm thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 5: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại. .gv theo dõi nhận xét , tổng kết , tuyên dương . PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. HT:Lớp , cá nhân . Hs nêu: Ki-lô-gam.(kg) Hs quan sát. Gói đường nhẹ hơn 1kg. Chưa biết. Hs lắng nghe. Hs đọc. Hs thực hành và đọc kết quả. Hs quan sát. Hs quan sát và nêu kết quả . PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài.. Hộp bút cân nặng 200g. 2 quả bắp cân nặng 700gam. Vì 2 quả bắp cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g. Hs làm các phần còn lại. Hs đứng lên đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Quả dứa cân nặng 600gam. Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 600g. Hs đọc kết quả, cả lớp làm vào VBT. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Nhóm , cá nhân . Hs đọc đề bài. Hs tình: 22g + 47g = 69g. Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Hs làm bài vào VBT. 235g + 17g = 252g 18g x 5 = 90g 450g – 150g = 300g 84g : 4 = 21g 60g – 25g + 14g = 35g +14g = 49g . Hs lên bảng sửa bài. Hs cả lớp nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT:Nhóm , cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Cả chai cân nặng 500gam. Vỏ chai cân nặng 20gam . Ta lấy khối lượng của cả chai nước trừ đi khối lượng của vỏ chai . Hs cả lớp làm vào VBT. Giải Khối lượng nước khoáng chứa trong chai: 500 – 20 = 480 (g) Đáp số : 480g . Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs cả lớp làm vào VBT. Giải Bốn quyển truyện thiếu nhi cân nặng: 150 x 4 = 600(g) Đáp số : 600g Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò. (1’) Tập làm lại bài. 3, 4. Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: