Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Ôn tập về hình học

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Ôn tập về hình học

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.

- Rèn Hs tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.

-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Ôn tập về hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 11	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
Toán
Ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
- Rèn Hs tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
* MT: Giúp HS biết tính độ dài hình gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
Ta tính tổng độ dài của đường gấp khúc đó.
Gồm có 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD.
-Học sinh tự giải vào VBT.
-1 Hs lên bảng làm bài.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số 86 cm.
 -Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
 Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
Có ba cạnh: MN, NP, PM.
-HS tự giải vào VBT.
- HS lên bảng làm bài
 Chu vi hình tam giác MNP:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86 cm.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm).
 Đáp số 10 cm.
-1HS lên bảng sửa bài.
Hoạt động 2: Làm bài 3. 
* MT: Giúp cho Hs biết tìm đúng các hình vuông, hình tam giác.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS đếm số hình vuông có trong hình vẽ và gọi tên theo đánh số.
 + Có 5 hình vuông.
 + Có 6 hình tam giác.
 Hs nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 4
* MT: Giúp HS biết kẻ thêm một đoạn thẳng vào các hình.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán.
- Nhận xét tiết học.
Bài 1 a):
- Gv mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
+ Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét
-Yêu cầu HS đọc bài 1b).
+ Hãy nêu cách tính chu vi của một hình?
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài từng cạnh.
- GV yêu cầu HS làm vào VBT. 1HS lên bảng làm bài.
-GV nhận xét
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu cuả đề bài:
 A B
 D C
- GV yêu cầu HS nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
- GV nhận xét, chốt lại bài đúng. 
Bài 3:
- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- GV yêu cầu HS quan sát hình, GV hướng dẫn đánh số thứ tự cho từng phần hình.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- GV mời HS đọc đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn. 
Yêu cầu: vẽ nhanh, đúng.
+ Nhóm 1 làm bài 4a)
+ Nhóm 2 làm bài 4 b).
-GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 12	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
Toán
Ôn tập về giải toán
 I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Giới thiệu bài toán tìm phần hơn kém.
- Tính toán thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: VBT, bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2, 3.
* MT: Giúp các em giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm bài.
 Đội Hai trồng được số cây là:
 230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số : 320 cây.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
-Số bé.
-HS làm bài vào VBT.
-1HS lên bảng làm bài.
 Buồi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
 635 – 128 = 507 (lít)
 Đáp số 507 lít. 
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS quan sát và phân tích đề bài.
-1HS lên bảng làm.
 Số cam hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là:
 7 – 5 = 2 (quả).
 Đáp số 2 quả.
-HS nhận xét.
-1HS lên bảng làm. 
 3b) Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
 19 – 16 = 3 (bạn)
 Đáp số : 3 bạn. 
-HS nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài 4.
* MT: Giúp HS biết giải toán có lời giải.
-HSđọc yêu cầu của bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
Bao gạo cân nặng 50 kg, bao ngô cân nặng 35 kg.
Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu kg?
La lấy 50 – 35.
-1HS lên bảng làm.
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
 50 – 35 = 15 (kg)
 Đáp số : 15 kg. 
-HS nhận xét
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ.
- Nhận xét tiết học.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV HDHS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- GV yêu cầu HS làm vào VBT.
- GV mời 1HS lên bảng sửa bài.
- GV chốt lại.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
+Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé?
- GV HDHS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- GV yêu cầu HS giải vào VBT.
- GV nhận xét
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của đề bài 
=> Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
- Tương tự GV yêu cầu HS đọc đề bài 3b) , tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
+ Đề bài cho ta những gì?
+ Đề bài hỏi gì?
+ Để tính số kg bao ngô nhẹ hơn bao gạo ta phải làm sao?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán và làm vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 13	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
Toán
 Xem đồng hồ
I/ Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đế 12.
- Củng cố về biểu tượng thời điểm.
- Xem đồng hồ chính xác.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: HDHS xem đồng hồ.
* MT : Biết được chức năng nhiệm vụ từng kim đồng hồ.
+ HT: cá nhân, lớp.
-Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
-Một giờ có 60 phút.
-Đồng hồ chỉ 8 giờ.
-Đồng hồ chỉ 9 giờ.
-Là 1 giờ, 60 phút.
-Vài HS nêu.
- 1 vòng hết 60 phút.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
* MT: Giúp HS biết cách xem đồng hồ chính xác.
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HStự giải.
-Vài em đọc kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thi quay kim đồng hồ.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
* MT: Giúp cho các em biết xem các loại đồng hồ khác nhau .
+ HT: cá nhân.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
+Đồng hồ điện tử, không có kim.
5 giờ 20 phút.
-HS làm vào VBT.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+16 giờ.
+4 giờ chiều.
+Đồng hồ B.
- HS cả lớp làm bài.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
-Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ tiếp theo.
-Nhận xét tiết học.
Ôn tập về thời gian:
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?
-Một giờ có bao nhiêu phút?
b) Hướng dẫn xem đồng hồ.
- GV quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay kim đồng hồ đến 9 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu?
- Y/C HS nêu những đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ 8 giờ đến 9 giờ.
- Vậy kim phút đi hết 1 vòng là được bao nhiêu phút?
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi.
- Sau đó từng nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV chia HS ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh .
- GV phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. 
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì?
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng.
- Tương tự HS làm các bài còn lại vào VBT.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gọi HS đọc giờ trên đồng hồ A.
- GV hỏi:16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
- Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?
 => Vậy vào buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian.
- Tương tự Hs làm những bài còn lại.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 14	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
Toán
Xem đồng hồ ( tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12. Biết đọc giờ hơn kém.
- Củng cố biểu tượng về thời điểm.
- Biết đọc giờ hơn kém.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: HDHS xem đồng hồ. 
* MT: Giúp cho các em biết xem các loại đồng hồ khác nhau.
+ HT: cá nhân, lớp.
-Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7.
-25 phút nữa.
- HS đọc giờ.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
* MT: Giúp HS biết cách xem đồng hồ chính xác.
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Từng nhóm lên trình bày. 
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thi quay kim đồng hồ.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài 3. 4
* MT: Giúp cho các em biết cách đọc đúng giờ.
+ HT: cá nhân, nhóm
- HS đọc yêu cầu đề bài.
+8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút
+Câu d.
-HS làm vào VBT.
-1HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS lần lược các nhóm thực hiện.
- Hết mỗi bức tranh HS lại đổi vị trí cho nhau.
* Hoạt động 4: Chơi trò “Ai trả lời đúng”.
* MT: Giúp Hs củng cố lại việc xem tranh để trả lời đúng giờ.
 + HT: nhóm
-Đại diện các nhóm lên thi.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Gv quay kim đồng hồ đến 8 giờ 35 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
- Yêu cầu HS suy nghĩ xem để tính xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ.
- GV HDHS đọc các giờ trên mặt đồng hồ còn lại .
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi.
- Sau đó từng nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2: 
- Gv mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV chia HS ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh .
- GV phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A.
- Tương tự HS làm các bài còn lại vào VBT.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV chia HS ra các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS.
- GV nhận xét.
- GV chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò “Ai trả lời đúng”.
- GV hỏi đưa ra câu hỏi.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 15	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
 Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về xem đồng hồ.
- Củng cố về các phần bằng nhau của đơn vị.
- Giải toán bằng một phép tính nhân.
-Tính toán chính xác.
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 
* MT: Giúp HS ôn lại cách xem đồng hồ, củng cố cách giải toán có lới giải.
+ HT: cá nhân.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS làm bài.
-1HS đứng lên đọc kết quả.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS đặt đề toán.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm.
 Có tất cả lả
 5 x 4 = 20 (người).
 Đáp số 20 người.
- HS nhận xét.
* Hoạt động 2: Làm bài 3
* MT: Giúp cho HS biết giải bài toán về một phần mấy của số.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 3: Làm bài 4.
* MT: Giúp HS biết điền dấu , =. 
+ HT: nhóm.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS thi làm toán.
Điền dấu vào ô trống
 4 x 7  4 x 6 ; 4 x 5  5 x 4 ; 16 : 4 . 16 : 2
-HS nhận xét.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
+Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- GV nhận xét, chốt lại. 
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài:
- GV yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đặt thành đề toán.
- GV yêu cầu HS tự giải và làm vào VBT. 1HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lại.
Bài 3:
- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi:
+ Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao?
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao?
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_3_bai_on_tap_ve_hinh_hoc.doc