Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 34 - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 34 - Đinh Thị Hương Thảo

Bài 2: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi:

a) Quả cam cân nặng bao nhiêu gam? (200g+100g=300g)

b) Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?

(500g + 200g=700g)

c) Quả đu đủ nặng hơn quả cam bao nhiêu gam?

(700g –300g=400g)

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 34 - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn tập về đại lượng
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Củng cố về đại lượng độ dài, khối lượng, thời gian, tiền đã học (đổi đơn vị đo, làm bài toán liên quan đến đơn vị đo)
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ 
Nhận xét bài trước
* Kiểm tra, đánh giá
- Cả lớp chữa bài
- GV nhận xét
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
7m 3cm = ?
B
A. 73cm 703cm
 730cm D. 7003cm
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp kém nhau mấy lần? (10 lần.)
- Trong số đo sau, chỉ ra từng chữ số ứng với đơn vị đo độ dài nào?
34567cm
hm dam m dm cm
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc đề bài, làm bài trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào SGK nhận xét. HS so sánh với bài làm trên bảng, nhận xét. 
- GV nhận xét
Bài 2: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi:
Quả cam cân nặng bao nhiêu gam? (200g+100g=300g)
Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
(500g + 200g=700g)
Quả đu đủ nặng hơn quả cam bao nhiêu gam?
(700g –300g=400g)
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng. 
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 3: Lan đi từ nhà lúc 7giờ kém 5 phút.
H F
Tới trường lúc 7 giờ 10 phút.
a) Gắn thêm kim phút vào các đồng hồ.
b) Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút? (15 phút)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào SGK
- 2 HS làm bài trên bảng
- HS nhận xét, bổ sung , trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
Bài 4: Bình có hai tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Bình mua bút chì hết 2700 dồng. Hỏi Bình còn lại bao nhiêu tiền?
Bài giải
Số tiền Bình có là:
 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 – 2700 = 1300 (đồng)
Đáp số: 1300 dồng.
- 1HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng, giải thích
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Ôn tập các bảng đơn vị đo
- HS nhắc lại
- GV nhận xét, dặn dò 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn tập về hình học
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
- Ôn tập, củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Ôn tập, củng cố tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
 Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật
* Kiểm tra, đánh giá
- 4 nhắc lại
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Trong hình bên:
a) Có 7 góc vuông:
- góc vuông đỉnh A; cạnh AM, AE.
- góc vuông đỉnh M; cạnh MA, MN.
- góc vuông đỉnh N; cạnh NM, NE.
- góc vuông đỉnh E; cạnh EA, EN.
- góc vuông đỉnh M; cạnh MB, MN.
- góc vuông đỉnh N; cạnh NM, ND.
- góc vuông đỉnh C; cạnh CB, CD.
b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm M. 
(Vì MA = MB)
Trung điểm của đoạn thẳng ED là điểm N. 
(Vì NE = ND)
c) Xác định được I là trung điểm của đoạn thẳng AE, K là trung điểm của đoạn thẳng MN.
Bài 2: Tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh là 35cm, 26cm, 40cm.
Bài giải:
Chu vi hình tam giác là:
35 + 26 + 40 = 101 (cm)
Đáp số: 101cm
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài – HS ghi vở
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chấm điểm 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
Bài 3: Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68m.
Bài giải:
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(125 + 68) x 2 = 386 (m)
Đáp số: 386m.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
Bài 4: Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40m. Tính độ dài cạnh hình vuông.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông là:
200 : 4 = 50 (m)
Đáp số: 50m.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, gắn bảng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Chú ý đơn vị khi giải các bài toán hình học
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn tập về hình học ( tiếp )
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Ôn tập củng cố biểu tượng về diện tích và biết tính diện tích các hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
Nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật
* Kiểm tra, đánh giá
- HS nêu cách tính
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Mỗi hình dưới đây có diện tích bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- Diện tích hình A là 8 cm2.
- Diện tích hình B là 10 cm2.
- Diện tích hình C là 18 cm2.
- Diện tích hình D là 8 cm2.
Bài 2: Hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 6cm. Hình vuông có cạnh là 9cm.
a) Tính chu vi mỗi hình. So sánh chu vi hai hình đó.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
Chu vi hình vuông là:
9 x 4 = 36 (cm)
Hình vuông và hình chữ nhật có chu vi bằng nhau.
Đáp số: 36cm; 36cm; chu vi bằng nhau.
b) Tính diện tích mỗi hình. So sánh diện tích hai hình đó.
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x6 = 72 (cm2)
Diện tích hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2)
Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
Đáp số: 72cm2; 81cm2;
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài – HS ghi vở
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS chữa miệng nối tiếp theo dãy
- HS khác nhận xét, giải thích
 - GV nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung, nêu cách thực hiện 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
Bài 3: Tìm cách tính diện tích hình H có kích thước như sau:
Cách 1:
Diện tích hình H = diện tích hình ABEG + diện tích hình CKHE = 6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2)
Cách 2:
Diện tích hình H = diện tích hình ABCD + diện tích hình DKHG = 6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khái quát, giảng thêm nếu cần
Bài 4 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau:
 xếp thành: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thao tác trên bộ đồ dùng
- 1 HS lên bảng ghép hình
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
C. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn tập về giải toán
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt một đề toán liên quan đến rút về đơn vị và giải bài toán đó
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu, 1 HS đặt đề toán – HS khác tìm đáp số
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Hai năm trước đây số dân của một xã là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người, năm nay tăng thêm 75 người. Tính số dân của xã năm nay.
Cách 1:
Bài giải:
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
Cách 2:
Bài giải:
Số dân tăng sau hai năm là:
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng
- HS khác nhận xét, nêu cách giải khác
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 2: Một cửa hàng có 1245 cái áo, cửa hàng đã bán 1/3 số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo?
Bài giải:
Số áo đã bán là:
1245 : 3 = 415 (cái áo)
Số áo còn lại là:
1245 – 415 = 830 (cái áo)
Đáp số: 830 cái áo.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
Bài 3: Theo kế hoạch, một tổ công nhân phải trồng 20500 cây, tổ đã trồng được 1/ 5 số cây. Hỏi theo kế hoạch, tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?
Bài giải:
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 – 4100 = 16400 (cây)
Đáp số: 16400 cây.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
Bài 4: Đ/ S?
a) 96: 4 x 2 = 24 x 2
 = 48
Đ
b) 96 : 4 x 2 = 96 : 8
 = 12
S
c) 96 : (4 x2) = 96 : 8
 = 12
Đ
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào SGK, 1 HS làm trên bảng. 
- HS khác nhận xét, giải thích, chữa lại phép tính sai
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
1’
B. Củng cố – dặn dò
 - Nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
- HS nhắc lại
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Môn : Toán
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn tập bốn phép tính trong 
phạm vi 100 000( tiếp theo )
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
- Củng cố bốn phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 000; nhân, chia số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
- Củng cố về bài toán tìm một phần mấy của một số.
- Rèn kĩ năng làm toán trong vở ô li cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng con, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bảng nhân chia
* Kiểm tra, đánh giá
- HS đọc
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Tính nhẩm
a) 3000 + 2000 2 = 7000
 (3000 + 2000) 2 = 10000
b) 14000 – 8000 : 2 = 10000
 (14000 – 8000) : 2 = 3000
- Nêu cách nhẩm:
+ 2 nghìn nhân 2 bằng 4 nghìn, 4 nghìn cộng với 3 nghìn bằng 7 nghìn (viết 7000).
- Nhận xét hai biểu thức ở mỗi phần a; b.
+ Cùng gồm các số và các phép tính như nhau nhưng thứ tự thực hiện khác nhau nên kết quả khác nhau.
- Nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, nêu cách nhẩm, nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
- Các tổ trưởng thu bài
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
a) 
 5002
+ 998
6000
3056 
 6
18248
b)
8000
-  25
7975
5749
 4
22996
c)
5821
+ 2934
 125
8880
3524
+ 2191
 4285
10000
d)
10712 4
 27 2678
 31
 32
 0
29999 5
 49 5999 
 49
 49
 4
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, bổ sung, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
 6450 l dầu
 Bán ? l dầu
Bài 3 : Tóm tắt:
Bài giải
Số lít dầu cửa hàng đã bán là:
6450 : 3 = 2150 (l)
Cửa hàng còn lại số lít dầu là:
6450 – 2150 = 4300 (l)
Đáp số: 4300 l dầu
- Nêu cách tìm một phần mấy của một số.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
26
 3
978
21...
 4
44
689
 .
823
47
 3
8
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống
Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
-Nêu cách tìm số trong ô trống.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào SGK
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, nêu cách tìm số
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
C. Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_34_dinh_thi_huong_thao.doc