Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

A: Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)

- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết

B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 27 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN
Tuần 5: Thứ hai ngày 03 tháng10 năm 2005
Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
A: Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. hỏi học sinh về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng.
Nhận xét và cho điểm học sinh.
II. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, có nhớ.
b. Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng. 
26 x 3=?
 - Gọi học sinh lên bảng đặc tính
 - Cho vài học sinh nêu lại cách nhân
 - Làm tượng tự với phép nhân 54 x 6=?
c. Thực hành:
Bài 1: yêu cầu học sinh tự làm bài
Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề toán.
 - Có tất cả mấy tấm vải? Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?
Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? yêu cầu học sinh làm bài.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài:
III. Củng cố dặn dò:
 - GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
 - Xem bài tới: Luyện tập 
 - Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh đọc phép nhân.
1 học sinh lên bảng đặt tính (nhân từ phải sang trái)
 26 - 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
x 3 - 3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7,
 78 viết 7
Vậy nêu và viết: 26x 3=78.
4 học sinh lên bảng làm bài viết lại phép tính rồi vừa nêu cách tính vừa viết.
Có 2 tấm vải.Mỗi tấm vải dài 35m
Ta tính tích: 35x 2
1 học sinh làm bài ở bảng
Bài giải
Độ dài của 2 cuộn vải là
35x 2=70(m)
 Đáp số: 70 mét vải
a. x : 6=12 b. x : 4=23
 x = 12x 6 x =23 x 4
 x =72 x = 92
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2005
 Tiết 22 LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với một chữ số (có nhớ).
- Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
B. Đồ dùng dạy học:
Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Nêu mục tiêu của bài ghi tên bài lên bảng.
b. Thực hành:
Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài (có thể chữa bài bằng đọc kết quả hoặc lên bảng viết phép nhân và tích tìm được). Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách nhân.
Bài 2: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài (tương tự bài 1).
Bài 3: Mỗi ngày có bao nhiêu giờ? Để ôn lại số giờ trong mỗi ngày HS đọc đề tự giải.
Bài 4: Cho học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, GV có thể cho HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
Bài 5: Có thể dạy học bài 5 bằng một số cách khác nhau.
- GV cho học sinh trả lời miệng.
VD: HS nêu " hai nhân ba bằng ba nhân hai",...
- GV viết sẵn bài tập vào bảng phụ rồi cho HS nói mỗi phép tính ở dòng trên với phép nhân thích hợp ở dòng dưới.
- GV chuyển BT5 thành trò chơi: Thi đua nêu nhanh hai phép nhân có kết quả bằng nhau ", ...
2. Củng cố - dặn dò:
- Xem bài tới : Bảng chia 6.
- Nhận xét tiết học. 
- Đặc tính rồi tính.
- Mỗi ngày có 24 giờ.
 Bài giải
Số giờ của 6 ngày là :
24 x 6 = 144 ( giờ )
 Đáp số : 144 giờ.
Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2005
Tiết 23 BẢNG CHIA 6
A. Mục tiêu :
Giúp HS:
 - Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
 - Thực hành chia trong phạm vi 6 giải toán có lời văn (về chia thành 6 phần bằng nhau và chia theo nhóm 6).
B. Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 và làm các bài tập trong bảng chia 6.
Ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6.
Nguyên tắc chung của lập bảng chia 6 là dựa vào bảng nhân 6.
 -GV hướng dẫn học sinh dùng. Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 6 thành một công thức chia 6.
-Cho học sinh lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn. 6 lấy 1 lần bằng mấy?
-Hãy viết phép tính ứng với 6 được lấy một lần bằng 6. Lấy 6 (chấm tròn) chia thành các nhóm. Mỗi nhóm có
6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm?
- Viết lên bảng
- Học sinh đọc:
 Cho học sinh lấy hai tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn: 6 lấy 2 lần bằng mấy
- Viết lên bảng
- Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Viết lên bảng
- Gọi học sinh đọc
- Làm tương tự đối với
6 x 3 = 18 và 18 : 6 = 3 rồi hướng dẫn học sinh tự làm tương tự các trường hợp tiếp theo (có thể không cần thiết phải sử dụng các tấm bìa, chỉ nên cho học sinh nêu công thức nhân 6 rồi tự lập công thức chia 6 tương ứng. Khi đã có bảng chia 6, nên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh nhớ bảng chia 6 ngay trong tiết học.
c. Thực hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài GV hướng dẫn học sinh tính nhẫm rồi chữa bài (nêu miệng hoặc viết).
Bài 2: GV cho học sinh làm bài rồi chữa bài. GV giúp học sinh củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia.
Bài 3: Học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán:
Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài yêu cầu học sinh tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
Gọi vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 6.
Về nhà học thuộc lòng bảng chia.
Xem bài tới: Luyện tập 
Nhận xét tiết học
6 lấy 1 lần bằng 6
6 x 1 =6
6 chấm tròn chia thành nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được
1 nhóm 6 chia 6 được 1.
- 6 : 6 = 1
- 6 nhân 1 bằng 6, 6 chia 6 bằng 1
6 lấy 2 lần bằng 12.
6 x 2 = 12
12 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được 2 nhóm 12 chia 6 được 2.
12 : 6 = 2
6 nhân 2 bằng 12,
12 chia 6 được 2.
Tính nhẫm.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia.
Bài giải
Độ dài của mỗi đoạn dây đồng là:
48 : 6 = 8(cm)
 Đáp số: 8cm
Bài giải
Số đoạn dây có là:
48 : 6 = 8(đoạn)
 Đáp số: 8 đoạn dây
Thư năm ngày 06 tháng10 năm 2005
Tiết 24: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6
 - Nhận biết của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 6.
 Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học. Ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a.
 Khi đã biết 6 x 9 = 54 có thể ghi ngay kết quả của 54 : 6 được không vì sau?
 Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
 Cho học sinh làm tiếp phần b.
Bài 2: Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh nêu ngay kết quả của
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
Bài 4: Để nhận biết đã tô màu hình nào, phải nhận ra được:
Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
 Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 6.
 Xem bài tới: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3 học sinh đọc bảng chia.
- Khi đã biết 6 x 9 = 54 có thể ghi ngay 54 : 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- 9 học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính trong bài.
Bài giải
May mỗi bộ quần áo kết số mét vải là:
18 : 6= 3(m)
 Đáp số: 3m vải
Hình 2 và hình 3 đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
Hình đó có một trong các phần bằng nhau đã được tô màu. hình 2 và hình 3 đã được tô màu.
Tiết 25: Thư sáu ngày 07 tháng10 năm
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
 - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toàn có nội dung thực tế.
B. Đồ dùng dạy học:
12 cái kẹo (hoặc 12 quả bóng, 12 hình tròn, 12 que tính,...)
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV nêu bài toán.
Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo? làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo?
GV có thể dùng hình vẽ hoặc sơ đồ như SGK: 
 12cái kẹo
 ? kẹo
Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? 
Cho HS tự nêu bài giải
Muốn tìm của 12 cái kẹo thì làm thế nào ?
2. Thực hành:
Bài 1: a) GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
HS làm tiếp phần b,c,d tương tự như phần a.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài yêu cầu HS làm bài (GV có thể vừa đặt câu hỏi phân 
tích bài toán vừa có thể vẽ sơ đồ).
 ?m
Hình 
 40m
Chữa bài và cho đi ... ầu HS suy nghĩ và tự làm phần a.
 - Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không, vì sao ?
 - Cho HS tự làm tiếp phần b. 
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài sau đó làm bài.
Khi làm bài nên kết hợp nói và viết.
Bài 3: Cho HS tự đọc thầm bài toán rồi giải và chữa bài.
Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hình a ... Có tất cả bao nhiêu con mèo ?
 - Muốn tìm một phần bảy số con mèo có trong hình a) ta phải làm thế nào?
 - Hướng dẫn HS khoanh tròn vào 3 con mèo trong hình a.
 - Tiến hành tương tự với phần b.
3. Củng cố , dặn dò :
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 7. 
 - Xem bài tới: Giảm đi một số lần
 - Nhận xét tiết học
3 HS đọc thuộc lòng.
4 HS lên bảng làm bài Hs cả lớp làm vào vở BT.
Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay 56 : 7 = 8 vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. 
4 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vào vở BT.
28
7
28
4
 0
Bài giải
 Số nhóm học sinh được chia là :
 35 : 7 = 5 ( nhóm)
 Đáp số : 5 nhóm.
Tìm một bảy số con mèo có trong mỗi hình sau :
Hình a) có tất cả 21 con mèo.
Một phần bảy số con mèo trong hình a) là :
21 : 7 = 3 ( con mèo ) 
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2005
Tiết 37: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
B. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh vẽ hoặc hình 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK (hoặc dùng con tính bông hoa, hình vuông...)
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần.
 - GV hướng dẫn học sinh sắp xếp các con gà như hình vẽ.
 - Hàng trên có mấy con gà?
 - Số gà hàng dưới như thế nào so với số gà hàng trên.
 - GV hướng dẫn học sinh tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD. Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào?
 - Muốn giảm 10kg đi 5 lần ta làm thế nào?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Cho vài học sinh nhắc lại.
2. Thực hành:
Bài 1: học sinh nêu yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn học sinh tính nhẫm hoặc viết vào vở nháp rồi trả lời.
 - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho học sinh đọc đề toán tự tóm tắt rồi giải
b. Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 -Lưu ý học sinh phân biệt giảm 4 lần với giảm đi 4cm.
 - Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giảm một số đi một số lần.
 - Xem bài tới: luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
Hàng trên có 6 con gà.
Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng số gà hàng dưới.
Muốn giảm 8 con đi 4 lần ta chia 8 con cho 4.
Muốn giảm 10kg đi 5 lần ta chia 10kg cho 5.
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
48 giảm đi 4 lần là 
48:4=12. 48 giảm đi 6 lần là: 48:6=8
Bài giải
Số quả bưởi còn lại là:
40:4=10 (quả)
 Đáp số: 10 quả bưởi
Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30: 5=6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
a. Tính nhẫm độ dài của đoạn thẳng CD:
8 cm :4= 2 cm
Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 2cm.
b. Tính nhẫm độ dài của đoạn thẳng MN.
8cm - 4cm=4cm.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 4cm
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2005
Tiết 38: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản.
 - Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng.
b. Thực hành:
Bài 1: Viết lên bảng bài mẫu:
5
30
6
 Gấp 5 lần Giảm 6 lần
6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu?
 - Vậy viết 30 vào ô trống thứ hai.
30 giảm đi 6 lần được mấy?
vậy điền 5 vào ô trống thứ ba.
 - Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 - Buổi sáng cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
 - Số lít dầu bán được buổi chiều như thế nào so với buổi sáng?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tính được số lít dầu bán được trong buổi chiều ta làm như thế nào?
 - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
 - Yêu cầu học sinh tự giải phần b.
 - GV hướng dẫn HS trao đổi ý kiến để nhận ra 60 giảm đi 3 lần được 20. của 60 là 20. Như thế, kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm của số đó.
Bài 3: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi nêu cách làm bài.
 - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giảm một số đi nhiều lần.
 - Xem bài tới: tìm số chia.
 - Nhận xét tiết học 
 gấp 5 lần bằng 30
30 giảm đi 6 lần được 5
3 học sinh lên bảng làm bài học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đổi chéo vở để kiểm tra bài của của nhau.
Buổi sáng cửa hàng bán được 60 lít dầu.
Số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng.
Buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
Ta lấy số lít dầu bán được trong sáng chia cho 3.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số dầu là:
60: 3=20(l)
 Đáp số: 20 lít dầu.
Bài giải
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60: 3=20 (quả)
 Đáp số: 20 quả cam.
Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10cm.
Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được: 10cm:5=2cm.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2cm
Thứ năm , ngày 27 tháng 10 năm2005
Tiết 39 TÌM SỐ CHIA 
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
 - Biết tìm số chia chưa biết.
 - Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
B. Đồ dùng dạy học:
 - 6 hình vuông ( hoặc hình tròn) bằng bìa hoặc bằng nhựa.
C. Các hoạt động dạy:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học – ghi tên bài. 
b. Hướng dẫn HS cách tìm số chia.
 - GV hướng dẫn HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ SGK.
 - Có 6 hình vuông, xếp đều thành hai hàng mỗi hàng có mấy hình vuông ?
 - Nêu phép tính tìm ô vuông :
 - Nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép chia.
 -Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
 - Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương.
 - GV nêu bài tìm x :
30 : x = 5 phải tìm gì ? Muốn tìm số chia thì ta làm thế nào?
2. Thực hành :
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài, yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số chia.
 - Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Trong phép chia hết, số bị chia là 7, vậy thương lớn nhất là mấy ?
 -Vậy 7 chia cho mấy thì được 7 ?
 -Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho mấy sẽ được thương lớn nhất.
 -Trong phép chia hết, số bị chia là 7, vậy thương bé nhất là mấy?
 -Vậy 7 chia cho mấy thì được 1?
 -Vậy trong phép chia hết, 7 chia hết cho mấy sẽ được thương bé nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm số chia trong phép chia hết.
 - Xem bài tới: Luyện tập 
 - Nhận xét tiết học 
Mỗi hàng có 3 ô vuông
6 : 2= 3 ô vuông.
6 : 2= 3 (6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương).
Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia, chia cho thương.
Tìm số chia x chưa biết.
Lấy số bị chia, chia cho thương. Giải ở bảng
30:x=5
x=30:5
x=0
Tính nhẫm
4 học sinh tiếp nối nhau nêu kết quả của từng phép tính.
6 học sinh lên bảng làm bài sau đó học sinh ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra.
Thương lớn nhất là 7.
7 chia 1 thì được 7
7 chia cho 1 sẽ được thương lớn nhất.
Thương bé nhất là 1.
7 chia 7 thì được 1
7 chia cho 7 sẽ được thương bé nhất.
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2005
Tiết 40: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về: 
 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, xem đồng hồ.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học ghi tên bài
b. Thực hành:
Bài 1: yêu cầu học sinh tự làm bài
 - Chữa bài 
Bài 2: yêu cầu học sinh tự làm bài 
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 - Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một.
Bài 4: yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
 - Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 - Bài tập luyện tập thêm: tìm x:
 x+34=52, x - 27=45
 X x 4=28 x : 7=8.
 - Nhận xét tiết học
6 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập. Học sinh nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài.
Bài giải
Số lít dầu còn lại là:
36:3=12(l)
 Đáp số: 12 lít dầu
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút
Khoanh vào câu B 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5-8.doc