Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.

 2. Kĩ năng: Biết hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết. Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx 3 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 1, Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 1 tiết 1
Hoạt Động Thở Và Cơ Quan Hô Hấp
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
	2. Kĩ năng: Biết hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết. Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (10 phút)
* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Trò chơi
- GV cho cả lớp thực hiện động tác : “Bịt mũi nín thở”.
- HS thực hiện 
- GV hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?
- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
Bước 2 :
- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.
- 1 HS lên trước lớp thực hiện.
- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- HS cả lớp cùng thực hiện. 
- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau:
- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK (10 phút)
* Mục tiêu : Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hắp; Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK. Yêu cầu hỏi và trả lời theo hướng dẫn :
- Từng cặp hai HS hỏi và trả lời.
+ HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 SGK.
+ HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ?
+ HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ HS A : Phổi có chức năng gì ?
+ HS B : Chỉ tren hình 3 tranh 5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi 1 số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
- Vài cặp lên thực hành.
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Kết thúc tiết học, GV cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày : 
- GV giúp HS hiểu : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết. Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn: Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ, rơi vào đường thở.
- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tiet_1_hoat_dong_tho.docx